Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 54: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) - Nguyễn Tín Nhiệm

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Trình bày được các biện pháp kĩ thuật chăm sóc tôm, cá về thời gian cho ăn, cách cho ăn làm cho chúng luôn khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm bệnh.

 - Nêu được một số biện pháp chữa bệnh có hiệu quả khi tôm, cá nuôi bị mắc bệnh, nhằm tiêu diệt được mầm bệnh và làm cho con vật nuôi thủy sản phục hồi sức khỏe như dùng hóa chất, thuốc tân dược, thuốc thảo mộc.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm.

 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế cuộc sống nuôi thủy sản tại gia đình và địa phương.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng.

 - Viết bảng phụ bảng 9.

 2. Học sinh: Xem trước bài 54 SGK: Xem kĩ phần I và III.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 54: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) - Nguyễn Tín Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn: Ngaøy daïy:.. Tuaàn 20 Tieát 28 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN BÀI 54: CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được các biện pháp kĩ thuật chăm sóc tôm, cá về thời gian cho ăn, cách cho ăn làm cho chúng luôn khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm bệnh. - Nêu được một số biện pháp chữa bệnh có hiệu quả khi tôm, cá nuôi bị mắc bệnh, nhằm tiêu diệt được mầm bệnh và làm cho con vật nuôi thủy sản phục hồi sức khỏe như dùng hóa chất, thuốc tân dược, thuốc thảo mộc. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế cuộc sống nuôi thủy sản tại gia đình và địa phương. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng. - Viết bảng phụ bảng 9. 2. Học sinh: Xem trước bài 54 SGK: Xem kĩ phần I và III. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 1’ 4’ 5’ 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Chăm sóc tôm, cá: 1. Thời gian cho ăn: Buổi sáng lúc 7 – 8 giờ. Lượng phân bón và thức ăn nên tập trung vào mùa xuân và các tháng 8 – 11. 2. Cho ăn: - Cần cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn, của từng loại tôm, cá. - Cho ăn “lượng ít và nhiều lần”. Mỗi loại thức ăn có cách cho ăn khác nhau: + Thức ăn tinh và xanh thì phải có máng ăn, giàn ăn. + Phân xanh bó thành bó dìm xuống nước. + Phân chuồng đã ủ hoai và phân vô cơ hòa tan trong nước rồi vải đều khắp ao. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo à Giới thiệu bài mới: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho tôm, cá là những biện pháp kĩ thuật quan trọng vì nó quyết định đến năng suất, sản lượng của tôm, cá nuôi. Vậy chăm sóc, quản lí, phòng trị bệnh như thế nào để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Đây là nội dung chúng ta cần tìm hiểu ở bài hôm nay. * Hoạt động 1 - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi: + Tại sao cho cá ăn vào lúc 7 – 8 giờ sáng là tốt nhất? - Giáo viên nhận xét và giải thích cho học sinh rõ hơn. - Giáo viên hỏi: + Tại sao lại bón phân tập trung vào tháng 8 – 11? - Giáo viên giảng thêm: Lúc này tôm, cá cần tích lũy mỡ qua mùa đông nên cần tập trung cho cá ăn nhiều. + Tại sao chúng ta không bón phân vào mùa hè? - Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt ghi bảng. - Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK và cho biết: + Nguyên tắc cho ăn “lượng ít và nhiều lần” mang lại lợi ích gì? - Giáo viên giảng thêm: Nguyên tắc này nhằm làm cho hệ số thức ăn càng giảm càng tốt. Hệ số thức ăn càng nhỏ thì lượng thức ăn tiêu tốn càng ít và giá thành sản phẩm càng hạ à sẽ kinh tế hơn. + Khi cho tôm, cá ăn thức ăn tinh phải có máng đựng thức ăn nhằm mục đích gì? + Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì? + Tại sao bón phân chuồng, phân bắc xuống ao phải dùng phân đã ủ hoai mục? - Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt, ghi bảng. + Cho biết chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho tôm, cá là làm như thế nào? - Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức cho học sinh. - Lớp trưởng báo cáo - Lắng nghe và suy nghĩ - Học sinh đọc thông tin SGK và trả lời: à Vì lúc này trời mát, sau một đêm tôm, cá đói sẽ tích cực ăn, nhiệt độ 200C – 300C là thích hợp để lượng thức ăn phân hủy từ từ, không làm ô nhiễm môi trường. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời: à Vì vào khoảng thời gian này trời mát, nhiệt độ thích hợp, thức ăn phân hủy từ từ, không gây ô nhiễm môi trường nước. - Học sinh lắng nghe. à Thức ăn phân hủy nhanh gây ô nhiễm nước, nhiệt độ nước trong ao tăng. - Học sinh ghi bài. - Học sinh đọc và trả lời: à Tiết kiệm thức ăn và cá, tôm sẽ ăn hết thức ăn, tránh bị ô nhiễm môi trường - Học sinh lắng nghe. à Thức ăn không bị rơi ra ngoài vì nếu thức ăn rơi tự do sẽ trôi đi, chìm xuống đáy ao rất lãng phí. à Chất hữu cơ phân hủy là thức ăn của vi sinh vật phù du, vi sinh vật phù du phát triển sẽ làm thức ăn trở lại cho tôm, cá. à Tránh ô nhiễm môi trường lây lan mầm bệnh cho con người. - Học sinh ghi bài. à Phải cho ăn đủ số lượng, đảm bảo đủ dinh dưỡng và cho ăn đúng kỹ thuật. - Học sinh lắng nghe. 3’ II. Quản lý: 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá: 2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. * Hoạt động 2 - Giáo viên giới thiệu tóm lược các công việc kiểm tra ao nuôi tôm, cá; Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. - Học sinh chú ý lắng nghe 15’ 10’ III. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá: 1. Phòng bệnh: a. Mục đích: Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn luôn được khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh. b. Biện pháp: - Thiết kế ao nuôi hợp lí. - Cải tạo ao nuôi trước khi thả tôm, cá. - Tăng sức đề kháng cho tôm, cá. - Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và hoạt động của tôm, cá để xử lí kịp thời. - Dùng thuốc phòng trước cho tôm, cá để hạn chế và phòng ngừa bệnh dịch phát sinh. 2. Chữa bệnh: a. Mục đích: Dùng thuốc để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm, cá đảm bảo cho cá khỏe mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường. b. Một số thuốc thường dùng: - Hóa chất: vôi, thuốc tím. - Tân dược: Sunfamit, Ampicilin. - Thảo mộc: tỏi, cây thuốc cá. * Hoạt động 3 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.1 SGK và trả lời các câu hỏi: + Tại sao lại coi trọng việc phòng bệnh hơn trị bệnh? - Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh chốt ghi bài. - Giáo viên hỏi: + Thiết kế ao nuôi thế nào cho hợp lí? + Mục đích của vệ sinh môi trường là gì? + Tăng cường sức đề kháng của tôm, cá nhằm mục đích gì? + Cho biết các biện pháp để tăng cường sức đề kháng của tôm, cá. + Tại sao phải dùng thuốc trước mùa phát sinh bệnh của tôm, cá? - Giáo viên nhận xét, chỉnh chốt ghi bảng. - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.2 và cho biết: + Khi tôm, cá bị bệnh có nên dùng thuốc không? - Giáo viên chốt lại, ghi bảng. - Giáo viên giải thích thêm: Để phòng và chữa bệnh cho tôm, cá người ta đã dùng một số cây thuốc thảo mộc, tân dược. - Giáo viên yêu cầu nhóm thảo luận hoàn thành bài tập và gọi đại diện nhóm trả lời - Giáo viên nhận xét, bổ sung ghi bảng. - Học sinh đọc và trả lời: à Vì khi tôm, cá bị bệnh việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém, hiệu quả thấp. - Học sinh ghi bài. - Học sinh trả lời: à Thiết kế ao nuôi: + Có hệ thống kiểm dịch, ao cách li,.. + Có nguồn nước sạch, nước đủ. + Có hệ thống cấp thoát nước riêng. à Mục đích: + Xóa bỏ nơi ẩn nấp của mầm bệnh. + Cải tạo ao. à Làm cho vật nuôi luôn khỏe mạnh và mầm bệnh khó xâm nhập vào cơ thể tôm, cá. à Chọn giống tôm, cá khỏe mạnh, mập mạp, cho ăn theo “4 định”, thường xuyên chăm sóc, quản lí môi trường nước, xử lí kịp thời khi phát hiện tôm, cá bị bệnh. à Để ngăn ngừa và hạn chế bệnh phát sinh. - Học sinh ghi bài. - Học sinh đọc và trả lời: à Có, vì dùng thuốc là để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cá khỏe mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường. - Học sinh ghi bài. - Học sinh lắng nghe. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh phải nêu được: + Hóa chất: vôi, thuốc tím. + Thuốc tân dược: Sulfamit. + Thuốc thảo mộc: cây thuốc cá, tỏi, lá xoan. - Học sinh ghi bài. 5’ 4. Củng cố - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 3 - Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá. - Muốn phòng bệnh cho tôm, cá theo em cần phải có những biện pháp gì? - Em hãy kể tên một số loại cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá. - Công việc : Thời gian cho cá ăn và cho ăn - HS trả lời nội dung hoạt động 3 - Cây duốc cá, tỏi, lá xoan, 5. Dặn dò: (1 phút) - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 55 phần I, II; phần III học sinh tự tìm một số sản phẩm thủy sản đã chế biến.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_54_cham_soc_quan_li_va_phong_tri.doc