Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 33+34

I. Mục tiêu bài học

 Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

 1. Kiến thức

 - Giải thích được khái niệm về chọn giống vật nuôi.

 - Nêu được đặc điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất. - Nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

 - Nêu được nội dung, vai trò của công tác quản lí giống vật nuôi.

2. Kĩ năng:

 - Vận dụng phương pháp chọn giống vật nuôi vào chọn giống gia cầm ở gia đình.

3. Thái độ:

 Có ý thức sẵn sàng tham gia vào công việc chăn nuôi ở gia đình, ham thích học môn kĩ thuật chăn nuôi.

II. Trọng tâm bài học

 - Khái niệm về chọn giống vật nuôi.

 - Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.

 - Quản lí giống vật nuôi.

III. Chuẩn bị bài học.

1. Chuẩn bị của giáo viên.

 - Sơ đồ 9 ( phóng to).

 - Phiếu học tập 1, 2, 3.

 2. Chuẩn bị của học sinh.

 Đọc trước bài.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 33+34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Giải thích được khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Nêu được đặc điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất. - Nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. - Nêu được nội dung, vai trò của công tác quản lí giống vật nuôi. 2. Kĩ năng: - Vận dụng phương pháp chọn giống vật nuôi vào chọn giống gia cầm ở gia đình. 3. Thái độ: Có ý thức sẵn sàng tham gia vào công việc chăn nuôi ở gia đình, ham thích học môn kĩ thuật chăn nuôi. II. Trọng tâm bài học - Khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. - Quản lí giống vật nuôi. III. Chuẩn bị bài học. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Sơ đồ 9 ( phóng to). - Phiếu học tập 1, 2, 3. 2. Chuẩn bị của học sinh. Đọc trước bài. IV. Các hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp (1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút). a. Em hãy cho biết các đặc điểm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi? b. Em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi? 3. Bài mới. Giới thiệu bài mới (2 phút). Muốn chăn nuôi có hiệu quả cao, cần tạo được con đực, cái tốt và duy trì được qua nhiều thế hệ. Vậy phải làm như thế nào, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay: “BÀI 33: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI.” Ở bài này chúng ta tìm hiểu ba phần: - Phần một là khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Phần hai là một số phương pháp chọn giống vật nuôi. - Phần ba là quản lí giống vật nuôi. Thời gian Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản Phương pháp dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7 phút I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi. Phương pháp: Vấn đáp. - GV nêu vấn đề: Để chăn nuôi gà thì phải có con gà con làm giống, vậy khi mua gà con mới nở chúng ta nên chọn những con gà như thế nào? - GV ghi tất cả các ý kiến trả lời của HS lên bảng. - GV tổng kết : Công việc của chúng ta lựa chọn để có những con gà con mới nờ khỏe mạnh đề nuôi gọi là chọn giống vật nuôi. - GV nêu câu hỏi : + Như vậy, chọn giống vật nuôi là gì? + Ai tiến hành chọn lọc ? KẾT LUẬN: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. *GV cho HS ghi bài. Chuyển ý: Để đáp ứng chỉ tiêu về chất lượng của giống vật nuôi nhằm phục vụ cho ngành chăn nuôi, sẽ có những phương pháp chọn lọc nào và cách tiến hành ra sao chúng ta cùng tìm hiều phần II: “Một số phương pháp chọn giống vật nuôi ”. - Gà có những đặc điểm: + Chân đi lại bình thường. + Cánh áp sát vào thân, bình thường. + Lông khô. + Mỏ không bị so le, khít vào nhau. - HS chú ý theo dõi, giữ trật tự. + Chọn con đực, cái có phẩm chất tốt, đúng mục đích để nuôi. + Các cơ sở chọn giống. 13 phút II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. * Chọn lọc hàng loạt. - Cách tiến hành: Dựa vào tiêu chuẩn đã( như cân nặng, sản lượng trứng,..) chọn trong đàn những cá thể tốt nhất làm giống. - Đặc điểm: + Đơn giản, trình độ kĩ thuật thấp. + Khó kiểm tra được đặc điểm di truyền. * Chọn lọc cá thể. - Cách tiến hành: Các vật nuôi được nuôi trong điều kiện “ chuẩn”, dựa vào kết quả đạt được và tiêu chuẩn định trước, chọn những cá thể tốt làm giống. - Đặc điểm: + Dễ làm. + Nếu số con ít khó thực hiện được. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi. Phương pháp: Thảo luận. Thảo luận: - Tổ chức TL: * Phân chia nhóm TL: 4 học sinh (2 HỌC SINH bàn trên quay xuống bàn dưới). * Nêu yêu cầu TL: Đọc SGK và dựa vào kiến thức có sẵn, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1. * Thời gian TL: 5 phút. - TL: HỌC SINH thảo luận, GIÁO VIÊN quan sát. - Kết quả TL: GV treo lên bảng phiếu học tập số 1. Gọi đại diện nhóm trả lời và cho học sinh nhóm khác nhận xét. Sau đó GV mới nhận xét lại và đánh giá. KÊT LUẬN: Hiện nay ở nước ta đang dùng phổ biến 2 phương pháp : - Chọn loc hàng loạt. - Chọn lọc cá thể. * Cho HS ghi bài. - HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập 1. - Nhóm cử đại diện trả lời. - Nhóm khác lắng nghe và góp ý. 10 phút III. Quản lí giống vật nuôi. - Đăng kí quốc gia về giống vật nuôi. - Phân vùng chăn nuôi. - Chính sách chăn nuôi. - Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. Hoạt động 3: Tìm hiểu quản lí giống vật nuôi. Phương pháp: Làm việc SGK, thảo luận. Thảo luận: - Tổ chức TL: * Phân chia nhóm TL: 4 học sinh (2 HỌC SINH bàn trên quay xuống bàn dưới). * Nêu yêu cầu TL: Đọc SGK và dựa vào kiến thức có sẵn, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2. * Thời gian TL: 3 phút. - TL: HỌC SINH thảo luận, GIÁO VIÊN quan sát. - Kết quả TL: GV gọi đại diện nhóm trả lời và cho học sinh nhóm khác nhận xét. Sau đó GV mới nhận xét lại và đánh giá. - Cho HS quan sát sơ đồ 9 SGK đã được phóng to. - CH : Em hãy quan sát sơ đồ 9 về các biện pháp quản lí giống vật nuôi ở nước ta hiện nay rồi điền vào chỗ trống trong vở bài tập các biện pháp theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp. KẾT LUẬN : Muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi cần phải quản lí tốt giống vật nuôi. - Cho HS ghi bài. - HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2. - Nhóm cử đại diện trả lời. - Nhóm khác lắng nghe và góp ý. a) Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. b) Phân vùng chăn nuôi. c) Chính sách chăn nuôi. d) Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. 4. Tổng kết củng cố bài học (7 phút). - Cho HS hoàn thành phiếu học tập số 3 ( phiếu củng cố). - GV nhận xét và đánh giá. - GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ. - Cho điểm cộng các em học sinh có tinh thần xây dựng bài. 5. Dặn dò ( 1 phút). - Học sinh học bài, trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK. - Chuẩn bị: Đọc bài trước Bài 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Khi chọn heo giống để nuôi, chúng ta căn cứ vào tiêu chuẩn kĩ thuật nào? Hãy nối nội dung cột A với cột B cho phù hợp để biết tiêu chuẩn kĩ thuật chọn giống heo con. A B Khối lượng Đầu và cổ Thân trước Thân giữa Thân sau Mông nở, đùi to Lưng dài, bụng gọn, có 10-12 vú Vai nở nang, ngực sâu, khảng cách 2 chân trước rộng. Mặt thanh, mắt sáng. 10 kg Cách tiến hành chọn lọc trên là phương pháp . 1. 10 con heo giống được chọn về nuôi trong 6 tháng, trong điều kiện như nhau. Hãy dựa vào tiêu chuẩn sau đây để chọn những con heo đủ tiêu chuẫn để tiếp tục giữ lại làm giống Khối lượng Dài thân Vòng ngực 22 kg trở lên 70 cm trở lên 64 cm trở lên Kết quả kiểm tra 10 con heo 6 tháng tuổi. Hãy đánh dấu X vào khoảng trống những con đạt tiêu chuẩn làm giống. STT Khối lượng Dài thân Vòng ngực Kết luận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 18 20 23 22 17 19 25 21 19.5 24 65 69 71 70 64 66 73 68 67 73 58 66 65 64 57 60 64 62 59 66 Cách tiến hành chọn lọc trên là phương pháp . Điền nội dung phù hợp vào bảng sau: Phương pháp chọn giống vật nuôi Cách tiến hành Ưu diểm Khuyết điểm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Điền vào khoảng trống những từ thích hợp Việc tổ chức và sử dụng giống vật nuôi là .. Mục đích quản lí giống vật nuôi là .. Điền vào ô trống những từ ngữ thích hợp Quản lí tố giống vật nuôi PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1 Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước và căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn cá thể tốt nhất làm giống thì gọi là. Câu 2 Vật nuôi được nuôi trong điều kiện như nhau, sau đó dựa vào tiêu chuẩn có sẵn trong những cá thể tốt nhất giữ lại làm giống gọi là.. Câu 3 Các biện pháp quản lí giống vật nuôi là: .. các giống vật nuôi .. chăn nuôi. .. chăn nuôi. .. ở chăn nuôi gia đình.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_3334.doc
Giáo án liên quan