A- Mục tiêu.
- Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
- Áp dụng được những kiến thức đã học vào nuôi trồng thuỷ sản ở thực tế gia đình và địa phương.
- Biết yêu quý sản phẩm lao động do con người làm ra.
B- Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch bảo quản và chế biến thuỷ sản trong thực tế địa phương.
HS: Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trong SGK, tìm hiẻu các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản ở thực tế gia đình và địa phương.
C- Tiến trình dạy học.
1- Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày tóm tắt các biện pháp chăm sóc tôm, cá?
? Muốn phòng bệnh cho tôm, cá, theo em cần phải có những biện pháp gì? Hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 55+56 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49.
Tuần 34.
Thứ ngày tháng năm 200...
Bài 55.
Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
Mục tiêu.
Biết được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
áp dụng được những kiến thức đã học vào nuôi trồng thuỷ sản ở thực tế gia đình và địa phương.
Biết yêu quý sản phẩm lao động do con người làm ra.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch bảo quản và chế biến thuỷ sản trong thực tế địa phương.
HS: Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trong SGK, tìm hiẻu các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản ở thực tế gia đình và địa phương.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày tóm tắt các biện pháp chăm sóc tôm, cá?
? Muốn phòng bệnh cho tôm, cá, theo em cần phải có những biện pháp gì? Hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá?
Bài mới.
Hoạt động 1: Thu hoạch.
Gv giảng: Sản phẩm thuỷ sản rất rễ bị ươn thối vì vậy cần phải thu hoạch nhanh chóng, gọn, thao tác phải nhẹ nhàng.
? Tôm, cá nuôi trong khoảng thời giam bao lâu thì được thu hoạch?
? Có mấy biện pháp thu hoạch? Nội dung của mỗi biện pháp là gì?
Hãy nêu ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét và kết luận chung.
Tôm, cá có thể thu hoạch được trong khoảng thời gian sau khi nuôi từ 4-6 tháng.
Có 2 phương pháp thu hoạch:
Đánh tỉa thả bù.
Là cách thu hoạch những con đạt chuẩn thực phẩm sau đó bổ xung các giống vào để đảm bảo mạt độ nuôi.
Thu hoạch toàn bộ tôm,cá trong ao.
Thực hiện theo từng bước như sau:
Đối với cá:
- Tháo bớt nước.
- Kéo 2-3 mẻ lưới.
- Tháo cạn và bắt hết cá trong ao. Những con chưa đạt chuẩn thì chuyển sang ao khác nuôi tiếp.
Đối với tôm.
- Tháo bớt nước, khi còn ngập 1/3 đóng chà thì dùng lưới vây quanh rồi dỡ chà bắt tôm.
Hoạt động 2: Bảo quản.
Mục đích của việc bảo quản sản phẩm thuỷ sản là gì?
Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Trong những biện pháp bảo quản đó thì biện pháp nào là phổ biến? Vì sao?
Tại sao muốn bảo quản sản phảm thuỷ sản lâu hơn lại phải tăng lượng muối?
Mục đích.
Bảo quản nhằm hạn chế sự hao hụt về chất lượng của sản phẩm thuỷ sản, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Các phương pháp bảo quản.
Ướp muối. Cá phải bỏ ruột móc mang, đánh vẩy, rửa sạch rồi xếp 1 lớp cá, 1 lớp muối có thể bảo quản được 1 ngày đêm.
Làm khô băng nhiều cách: Sấy, phơi để tách nước ra khỏi cơ thể sản phẩm thuỷ sản.
Làm lạnh: Hạ nhiệt độ đến mức vi khuẩn gây thối không thể hoạt động được.
Hoạt động 3: Chế biến.
Mục đích của việc chế biến sản phẩm thuỷ sản là gì?
Kể tên các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản mà em biết?
Hãy quan sát hình 87 và ghi vào vở những sản phẩm được chế biến theo 2 phương pháp vừa học?
Mục đích.
Chế biến sản phảm nhằm làm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các phương pháp chế biến.
- Phương pháp thủ công tạo nước mắm, mắm tôm, tôm chua.
- Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp.
Củng cố.
Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Nhấn mạnh trọng tâm bài học và hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài vào trong vở bài tập.
Đọc và tìm hiểu trước bài Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
..
Tiết 50.
Tuần 34
Thứ ngày tháng năm 200...
Bài 56.
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Mục tiêu.
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường nuôi thủ sản.
Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản.
Biết cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương.
HS: Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trong SGK, tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm,cá?
? Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết?
Bài mới.
Hoạt động 1: ý nghĩa.
Vì sao cần phải bảo vê môi trường nuôi thuỷ sản?
Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?
Sự ô nhiễm môi trường đã gây những hậu quả xấu đối với nghề nuôi thuỷ sản và sức khoẻ của con người.
Môi trường nước bị ô nhiễm là do các yếu tố:
- Nước thải sinh hoat.
- Nước thải công nghiệp.
Hoạt động 2: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Em hãy kể tên các phương pháp xử lí nguồn nước mà em biết?
Trong 3 phương pháp xử lí trên em nên chọn phương pháp nào? Vì sao?
Làm thế nào để quản lí nguồn nước không bị ô nhiễm?
1- Các phương pháp xử lí nguồn nước.
- Lắng.
- Dùng hoá chất.
- Nếu như đang nuôi tôm,cá thì có thể xử lí như sau:
+ Ngừng cho ăn tăng cường sục khí.
+ Tháo bớt nước cũ, cho thêm nước sạch.
+ Nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết cá tôm và xử lí nguồn nước.
2- Quản lí.- Ngăn cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng.
- Quy định nồng độ tối đa của hoá chất, chất độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản.
Hoạt động 3: Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Em hãy cho biết hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước bằng cách chọn các cụm từ để điền vào chỗ trống trong các câu sau trong (SGK)
Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản?
Quan sát sơ đồ em hãy cho biết táiao khi khai thác nguồn lợi thuỷ sản không hợ lí đều có ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản.
Em hãy trình bày tóm tắt một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủ sản?
Làm thế nào để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí?
Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước.
Cá loài thuỷ sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Năng suất khai thác của nhiều loại cá giảm sút nghiêm trọng.
Các bãi đẻ và sản lượng cá bột giảm sutd đáng kể trên hệ thống sông hồng, sông cửu long và năng suất khai thác một số loài cá kinh tế những năm gần đây giảm so với trước.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản.
- Các nguyên nhân theo sơ đồ 17- SGK.
Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí.
Nội dụng T154- SGK.
Củng cố.
- Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Nhấn mạnh trọng tâm bài học và hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi cuối bài vào trong vở bài tập.
Đọc và tìm hiểu trước bài Ôn tập trong SGK.
..
Hết tuần 34.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_5556_doan_thi_thanh.doc