Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt - Nguyễn Thị Thảnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được các loại phân bón thường dùng sản xuất ở địa phương

- Phân loại được những loại phân thường dùng

- Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất: nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng

- Nêu được các điều kiện để nâng cao hiệu quả phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất và chất lượng trồng trọt, chất lượng sản phẩm trồng trọt.

- Trình bầy được cách sử dụng phân vi sinh phù hợp với mục đích sử dụng

2. Kỹ năng

- Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngòai. Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân bón.

3. Thái độ

- Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất.

II. CHUẨN BỊ

Gv: SGK, SGV, chuẩn kiến thức công nghệ và các tài liệu tham khảo khác.

HS: sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt - Nguyễn Thị Thảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: Ngày soạn : 10/09/06 Ngày dạy : 11/09/06 Tiết 6 Ngày soạn: 19/09/2010 Ngày giảng: 27/09/2010 Bài 7 :tác dụng của phân bón trong trồng trọt I. Mục tiêu Kiến thức Biết được các loại phân bón thường dùng sản xuất ở địa phương Phân loại được những loại phân thường dùng Trình bày được vai trò của phân bón đối với việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất: nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng Nêu được các điều kiện để nâng cao hiệu quả phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất và chất lượng trồng trọt, chất lượng sản phẩm trồng trọt. Trình bầy được cách sử dụng phân vi sinh phù hợp với mục đích sử dụng Kỹ năng - Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngòai. Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân bón. 3. Thái độ Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ động vật, thực vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất. II. chuẩn bị Gv : SGK, SGV, chuẩn kiến thức công nghệ và các tài liệu tham khảo khác. HS : sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. III. tiến trình lên lớp Tổ chức ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 15 phút Đề bài 2.1.1. Đề 1 Câu 1(4 điểm) : Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng ? Nêu ví dụ ? Câu 2(6 điểm) : Trình bầy các biện pháp, mục đích sử dụng đất ? Các loại đất áp dụng ? 2.1.2. Đề 2( lớp chọn) Câu 1(6 điểm) : Trình bày các biện pháp, mục đích cải tạo đất ? Nêu các biện pháp đã cải tạo đất ở địa phương em ? Câu 2(4 điểm) : Độ phì nhiêu của đất là gì ? Nêu các biện pháp để bảo vệ độ phì nhiêu cho đất ? 2.2. Đáp án Đề 1. Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là do trong đất có các hạt sét, hạt cát, hạt limon . Hạt có kích thước bé, thì đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt Ví dụ : + Hạt cát  có kích thước 0.05 – 2 mm, khả năng giữ nước kém + Hạt limon có kích thước 0.002 – 0.05 mm khả năng giữ nước trung bình + Hạt sét có kích thước < 0.002 mm khả năng giữ nước tốt 1 đ 0.75 đ 0.75 đ 0.75 đ 0.75 đ Câu 2 * Các biện pháp, mục đích sử dụng đất - áp dụng cho loại đất : - Các biện pháp sử dụng đất hợp lý. + Thâm canh tăng vụ -> tăng lượng sản phẩm thu được. + Không bỏ đất hoang -> Tăng diện tích đất trồng. + Chọn cây trồng phù hợp với đất -> Cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao. + Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo . * Loại đất áp dụng: + Đất Phù sa sông Hồng, Sông Cửu Long + Đất mới cải tạo, đát khai hoang + Đất Phèn, Đất đòi núi... + Đất bặc màu, đất nghèo dinh dưỡng 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 0.5đ 0.5đ 0.5 đ 0.5đ Đề 2. Câu 1 + Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ để tăng bề dày lớp đất trồng. Biện pháp này áp dụng cho đất trồng có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng. + Làm ruộng bậc thang : Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế được xói mòn, rữa trôi. Biện pháp này áp dụng cho vùng đất dốc (đồi, núi). + Trồng xen cây nông, lâm nghiệp bằng các băng cây phân xanh : tăng độ che phủ của đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Biện pháp này áp dụng cho vùng đất dốc và các vùng khác để cải tạo đất. + Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thương xuyên : Không xới lớp phèn ở tầng dưới lên. Bừa sục hoà tan chất phèn trong nước. Giữn nước liên tục để tạo môi trường yếm khí làm cho các chất chứa lưu huỳnh không bị oxi hoá tạo thành H2SO4. Thay nước thường xuyên để tháo nước có hoà tan phèn và thay thế bằng nước ngọt. + Bón vôi : Để cải tạo đối với đất chua. * Các biện pháp cải tạo đất ở địa phương(liên hệ thực tế) : 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ Câu 2 - Đất phì nhiêu là đất có đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây. - Ngoài độ phì nhiêu của đất cần có giống tốt, thời tiết tốt, chăm sóc tốt => Năng suất cao * Các biện pháp bảo vệ độ phì nhiêu - Thường xuyên bón phân hữu cơ : xác các loại động vật, thực vật - Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hoá học - Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất - Kết hợp cá biện pháp kĩ thuật chăm sóc khác 1 đ 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Giảng bài mới Hoạt động của GV và học sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Ngày xa xưa ông cha ta đã nói : “ Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống ”. Câu tục ngữ này đã phần nào nói lên được tầm quan trọng của phân bón trong nông nghiệp. Vậy bài hôm nay Cô sẽ giới thiệu với các em Phân bón có tầm quan trong như thế nào đối với đời sống nông nghiệp Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm phân bón. Gv : cho học sinh đọc thông tin SGK Hs: Hoạt động nhóm ? Phân bón là gì ? ? Phân bón được chia thành mấy nhóm chính ? Đó là những nhóm nào ? ? Nhóm phân bón hữu cơ gồm có những loại nào ? ? Nhóm phân bón hoá học gồm có những loại nào ? ? Nhóm phân bón vi sinh gồm có những loại nào ? ? Dùng sơ đồ 2 (SGK) hãy sắp xếp các loại phân bón dưới đây(SGK) vào các nhóm thích hợp theo mẫu bảng SGK. Gv : Cho cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng điền vào bảng. Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng phân bón. Gv : Yêu cầu học sinh quan sát hình 6 SGK. ? Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất ? Năng suất cây trồng ? ? Chất lương nông sản ? ? Nếu bón quá liều lượng, sai chủng loại không cân đối giữa các loại phân thì năng suất cây trồng như thế nào ? Gv : cho học sinh liên hệ thực tế ? Bón đạm cho lúa vào thời kỳ nào là tốt nhất ? ? Bón lân, kali cho lúa vào thời kỳ nào thì thích hợp nhất ? Phân bón là gì ? Phân bón Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Phân H/cơ PVS CH > Đạm PVS CH > Lân Đạm, lân, Kali Phân chuồng, rác, phân xanh Phân vi sinh Phân H/học Tác dụng của phân bón. - Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. - Bón phân hoá học quá nhiều, sai chủng tộc, không cân đối giữa các loại phân thì năng suất cây trồng không tăng mà còn giảm. - Bón đạm cho lúa lúc mới cấy, lúc mới bén. - Lúc lúa đón đòng. Hệ thống cũng cố bài . Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài. Gv nêu các câu hỏi cuối bài và gọi hs trả lời. Hướng dẫn học ở nhà. Học kỹ câu hỏi SGK. Đọc trước bài 8 : chuẩn bị 3 loại phân thường sử dụng ở địa phương Cẩm Phúc, ngày.. tháng . năm 2010 Tổ trưởng kí duyệt Đặng Thị ánh Tuyết Cẩm Phúc, ngày.. tháng. . năm2010 BGH nhà trường

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_7_tac_dung_cua_phan_bon_trong_tr.doc