Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Phạm Thị Mừng

I. Mục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài này HS phải:

 1. Kiến thức:

 - Thao tác được các bước để tiến hành xử lý HG = nước ấm, xác định SNM và TLNM của HG

 2. Kỹ năng:

 - Vận dụng được việc xử lý HG trước khi đem gieo trồng và xác định được SNM

Và TLNM của HG sau khi mọc

 3. Thái độ:

 - Có ý thức làm việc khoa học, đúng trình tự

* KTTT: Quy trình thực hành: Xử lý HG và xác định SNM, TLNM của HG

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Mẫu hạt lúa, ngô, nhiệt kế, phích nước nóng

 2. Học sinh: HG( lúa, ngô), chậu, thùng, rổ

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

1.Ổn định tổ chức: 2’

 - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng:

 7A1:./29 7A2:./30 7A3:./30 7A4:./30 7A5:./26

 

doc51 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 1 - Phạm Thị Mừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2011 Ngày dạy: 26/9/2011 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Tiết 11: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT- GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được mục đích và yêu cầu của kỹ thuật làm đất, bón phân lót cho cây trồng - Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm của các phương pháp gieo trồng 2. Kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức đã học để tham gia lao động sản xuất cùng gia đình 3. Thái độ: - Có yêu quý lao động, làm việc theo trình tự, khoa học, chính xác * KTTT: Các công việc làm đất và bón phân Các phương pháp gieo trồng II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK + GA + Tranh hình 25, 26, 27 2. Học sinh: SGK + Vở. Tìm hiểu trước nội dung bài mới III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức: 2’ - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng: 7A1:...../29 7A2:...../30 7A3:...../30 7A4:....../30 7A5:....../26 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) Đặt vấn đề: 1’ Ở các tiết trước, cô trò mình cùng nhau đi tìm hiểu nội dung của Chương I. Vậy Chương II có nội dung ntn cô trò mình cùng tìm hiểu bài học hôm nay 3. Bài mới: 38’ Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về Làm đất và bón phân lót. 18’ GV: Nêu vấn đề ? Mục đích của làm đất là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra kết luận GV: Lấy VD về trồng ngô, phân tích VD ? Mục đích và cách tiến hành các công việc? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra kết luận GV: Nêu vấn đề, tác dụng của bừa và đập đất HS: Chú ý lắng nghe GV: Nêu vấn đề ? Cách thức tiến hành để bón phân lót ntn? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, đưa ra đáp án Hoạt động 2: Tìm hiểu về Gieo trồng cây nông nghiệp. 20’ GV: Nêu vấn đề, H ? Địa phương có những vụ gieo trồng nào trong năm? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra KL GV: Lấy VD, phân tích về cây bắp cải ? Miền bắc trong năm có thêm vụ nào? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra kết luận GV: Nêu vấn đề ?1: Cho biết mục đích và phương pháp kiểm tra hạt giống HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra đáp án ?2: Mục đích và phương pháp xử lý hạt giống? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra đáp án GV: Mở rộng, diễn giảng về các loại rừng GV: Nêu vấn đề, đưa ra yêu cầu kỹ thụât. HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Lấy VD, phân tích VD ? Có những phương pháp gieo trồng? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra đáp án I. Làm đất và bón phân lót 1. Làm đất a. Mục đích - Làm cho đất tơi xốp, tăng khẳ năng giữ nước, chất dinh dưỡng - Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt b. Các công việc làm đất - Cày đất: + Cách tiến hành: Xới xáo lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 => 30 cm + Mục đích: Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và khí và vùi lấp cỏ - Bừa và đập đất: + Tác dụng: Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng - Lên luống: + Mục đích: dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển 2. Bón phân lót - Cách thức tiến hành: Dùng phân hữu cơ hoặc phân lân để bón lót theo quy trình sau: + Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng theo hốc + Cày, bừa, lấp đất để vùi phân II. Gieo trồng cây nông nghiệp 1. Thời vụ gieo trồng - Có 3 vụ: + Vụ đông xuân: T11 => T4,5 hàng năm + Vụ hè thu: T4 => T7 trong năm + Vụ mùa: T6 => T11 trong năm + Vụ đông: T9 => T12 2. Kiểm tra và xử lý hạt giống a. Kiểm tra hạt giống - Mục đích: Phát hiện hạt giống tốt để dùng, loại bỏ hạt giống xấu - Phương pháp: Kiểm tra các chỉ tiêu: Tỉ lệ nảy mầm, SNM, kích thước hạt, độ ẩm, không sâu, bệnh, không lẫn các giống khác và cỏ dại b. Xử lý hạt giống - Mục đích: Kích thích hạt giống nảy mầm, diệt trừ nấm hại - Phương pháp: + Xử lý = nhiệt độ: Ngâm hạt vào nước ấm với thời gian khác nhau + Xử lý = hóa chất: Trộn hoặc ngâm hạt giống vào hóa chất với nồng độ, thời gian khác nhau 3. Phương pháp gieo trồng a. Yêu cầu kỹ thuật - Phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ gieo trồng, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu b. Phương pháp gieo trồng - Gieo bằng hạt - Trồng bằng cây con - Trồng bằng hom, củ 4. Củng cố: 3’ - Khái quát lại nội dung bài học - Yêu cầu 1 số em đọc phần ghi nhớ, Có thể em chưa biết, trả lời câu hỏi cuối bài 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Học bài cũ, chuẩn bị dụng cụ TH: Chậu nhựa, HG, rổ Ngày soạn: 26/9/2011 Ngày dạy: 29/9/2011 Tiết 12: Thực hành: XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Thao tác được các bước để tiến hành xử lý HG = nước ấm, xác định SNM và TLNM của HG 2. Kỹ năng: - Vận dụng được việc xử lý HG trước khi đem gieo trồng và xác định được SNM Và TLNM của HG sau khi mọc 3. Thái độ: - Có ý thức làm việc khoa học, đúng trình tự * KTTT: Quy trình thực hành: Xử lý HG và xác định SNM, TLNM của HG II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Mẫu hạt lúa, ngô, nhiệt kế, phích nước nóng 2. Học sinh: HG( lúa, ngô), chậu, thùng, rổ III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức: 2’ - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng: 7A1:...../29 7A2:...../30 7A3:...../30 7A4:....../30 7A5:....../26 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ CH: Em hãy cho biết mục đích của việc xử lý HG? ĐA: Mục đích: Kích thích hạt giống nảy mầm, diệt trừ nấm hại Đặt vấn đề: 2’ Ngoài việc xử lý HG trước khi đem gieo trồng thì sau khi hạt đã nảy mầm, phải xác định SNM, TLNM của HG. Để làm được điều đó, cô trò mình đi tìm hiểu bài thực hành 3. Bài mới: 34’ Các hoạt động thực hành T/G Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu. Thảo luận mục tiêu GV: Nêu vấn đề, đưa ra mục tiêu bài thực hành HS: Chú ý lắng nghe Hướng dẫn quy trình thực hiện GV: Thao tác mẫu từng bước HS: Chú ý quan sát Mẫu báo cáo thực hành GV: Ycầu HS nộp báo cáo thực hành Phân nhóm và vị trí làm việc GV: Chia nhóm và ycầu HS thực hành theo nhóm Hoạt động 2: Thực hành của HS GV: Yêu cầu HS tiến hành theo trình tự các bước HS: Tiến hành thực hành GV: Quan sát, theo dõi Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. GV: Nhận xét, đánh giá và giải đáp những thắc mắc HS băn khoăn 2’ 5’ 1’ 1’ 22’ 3’ I. Nội dung thực hành 1. Mục tiêu - Xử lí được hạt giống bằng nước ấm và xác định được SNM, TLNM 2. Quy trình thực hiện - Gồm 4 bước: + B1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, lửng + B2: Rửa sạch các hạt chìm + B3: Kiểm tra nhiệt đọ của nước = nhiệt kế khi ngâm hạt ( 24 => 28 h) + B4: Ngâm hạt trong nước ấm Xác định SNM, TLNM của HG - Quy trình thực hiện: + B1: Chọn trong lô HG, lấy mỗi mẫu từ 50 => 100 hạt nhỏ ( 30=>50 hạt to), ngâm hạt vào nước lã trong 24h + B2: Xếp giấy lọc hay giấy thấm nước vào đĩa, hoặc khay + B3: Xếp hạt vào đĩa khay đảm bảo khoảng cách, và luôn giữ ẩm cho giấy + B4: Tính SNM, TLNM theo CT: SNM= Số hạt NM/ Tổng số hạt đem gieo * 100% 3. Báo cáo thực hành II. Thực hành của HS - Thực hành theo trình tự các bước 4. Kết thúc: 5’ - GV đánh giá giờ thực hành: + Ý thức, thái độ và thao tác thực hành của mỗi HS + Kỷ luật an toàn lao động + Chất lượng buổi thực hành 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Chuẩn bị trước nội dung bài mới Ngày soạn: 30/9/2011 Ngày dạy: 3/10/2011 Tiết 13: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được mục đích, cách tiến hành cũng như nội dung của các BPCSCT 2. Kỹ năng: - Vận dụng được các BPCSCT vào trong sản xuất trồng trọt tai gia đình và địa phương 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích lao động, biết quý trọng sản phẩm nông nghiệp * KTTT: Các biện pháp chăm sóc cây trồng II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK , GA điện tử, máy chiếu 2. Học sinh: SGK , Vở, tìm hiểu trước nội dung bài mới III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức: 2’ - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng: 7A1:...../29 7A2:...../30 7A3:...../30 7A4:....../30 7A5:....../26 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) Đặt vấn đề: 2’ Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì điều quan trọng ta phải chăm sóc. Vậy có những biện pháp chăm sóc cây trồng nào thì cô trò mình cùng tìm hiểu bài học hoc hôm nay 3. Bài mới: 32’ Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về biện pháp Tỉa, dặm cây. 5’ GV: Hướng dẫn HS quan sát hình ? Tỉa, dặm cây được tiến hành ntn? Mục đích? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra các KL Hoạt động 2: Tìm hiểu về biện pháp Làm cỏ, vun xới. 12’ GV: Hướng dẫn HS quan sát hình, nêu vấn đề ? Làm cỏ, vun xới nhằm mục đích gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Nêu vấn đề, đưa ra những lưu ý cần có khi làm cỏ, vun xới HS: Chú ý lắng nghe GV: Nêu vấn đề, đưa ra hướng luống GV: Hướng dẫn HS về cách bón phân HS: Chú ý nghe Hoạt động 3: Tìm hiểu về biện pháp Tưới, tiêu nước. 12’ GV: Nêu vấn đề, hướng dẫn HS quan sát hình ? Mục đích của việc tưới nước? Các phương pháp tưới? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Nêu vấn đề, hướng dẫn HS quan sát hình ? Mục đích của việc tiêu nước? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Dẫn dắt, đưa ra chú ý khi tiêu nước Hoạt động 4: Tìm hiểu về biện pháp Bón phân thúc. 10’ GV: Hướng dẫn HS quan sát hình ? Có những cách bón phân nào? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận ? Mục đích của việc bón phân HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, KL về mục đích và đưa ra các chú ý khi bón phân I. Tỉa, dặm cây - Cách thức tiến hành: Tỉa bỏ các cây yếu, Cây bị sâu, bệnh, chỗ có cây mọc dày và dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết - Mục đích: Hạn chế sự lây lan mầm bệnh Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng II. Làm cỏ, vun xới - Mục đích: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Giúp cây chống đổ, hạn chế sự thoát hơi nước, bốc phèn, bốc mặn III. Tưới, tiêu nước 1. Tưới nước - Mục đích: Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển - Các phương pháp tưới: + Tưới ngập + Tưới theo hàng, theo hốc + Tưới thấm + Tưới phun mưa 2. Tiêu nước - Giúp cho cây trồng không bị ngập úng, thiếu ôxi IV. Bón phân thúc - Mục đích: Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây trồng 4. Củng cố: 2’ - Hệ thống hóa nội dung bài học - Yêu cầu 1 số em đọc phần ghi nhớ, SGK tr 46 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới Ngày soạn: 3/10/2011 Ngày dạy: 6/10/2011 Tiết 14: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được mục đích, yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản 2. Kỹ năng: - Vận dụng được các phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản tại gia đình và địa phương 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích lao động, quý trọng nông sản và bảo vệ môi trường * KTTT: Các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK , GA, tranh hình 2. Học sinh: SGK , Vở, tìm hiểu trước nội dung bài mới III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức: 2’ - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng: 7A1:...../29 7A2:...../30 7A3:...../30 7A4:....../30 7A5:....../26 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ CH: Có những biện pháp chăm sóc cây trồng nào? ĐA: Tỉa, dặm cây. Làm cỏ, vun xới. Tưới, tiêu nước. Bón phân thúc Đặt vấn đề: 2’ Như các em cũng đã biết mục tiêu của ngành trồng trọt cần đạt tới là năng suất và phẩm chất của cây trồng. Ngoài các yếu tố như giống, kỹ thuật canh tác thì thu hoạch và bảo quản là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản 3. Bài mới: 32’ Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về biện pháp Thu hoạch. 12’ GV: Lấy VD, phân tích VD, nêu vấn đề ? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo những yêu cầu nào? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra các KL GV: Nêu vấn đề, hướng dẫn HS quan sát hình ? Hãy nêu tên các phương pháp thu hoạch? Dụng cụ tiến hành? GV: Dẫn dắt đưa ra công cụ thu hoạch = máy Hoạt động 2: Tìm hiểu về biện pháp Bảo quản. 10’ GV: Nêu vấn đề, đưa ra mục đích của bảo quản ? Chú ý lắng nghe GV: Láy VD, phân tích VD ?1: Rau xanh, cỏ tươi cần bảo quản ntn? ?2: Các loại quả tươi cần bảo quản? ?3: Các loại hạt cần bảo quản ntn? HS: Chú ý lắng nghe, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra đáp án Hoạt động 3: Tìm hiểu về biện pháp Chế biến. 10’ GV: Lấy VD, phân tích VD ? Mục đích của việc chế biến nông sản? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Nêu vấn đề ? Để đạt được mục đích chế biến cần chế biến ntn các sản phẩm sau? Quả: Vải, nhãn.... Củ: Sắn dây, sắn, dong giềng... Rau: Xu hào, cải.... Hạt: Ngô, đậu... ? Nghe. Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, KL I. Thu hoạch 1. Yêu cầu - Đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận 2. Các phương pháp thu hoạch - Hái = tay - Nhổ = tay - Đào = cuốc, xẻng - Cắt = kéo, liềm II. Bảo quản 1. Mục đích - Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng nông sản 2. Phương pháp bảo quản - Rau xanh cần phơi giảm nước để trong môi trường thiếu oxi - Quả tươi cần loại bỏ quả dập nát, chọn quả sạch, khô vỏ, để trong kho lạnh - Các loại hạt cần phơi khô để trong bao hay trong kho kín III. Chế biến 1. Mục đích - Làm tăng giá trị của sản phẩm đồng thời kéo dài thời gian bảo quản 2. Phương pháp chế biến - Sấy khô: Rau, củ, quả - Chế thành bột: Các loại hạt, loại củ - Muối chua - Đóng hộp 4. Củng cố: 2’ - Hệ thống hóa nội dung bài học - Yêu cầu 1 số em đọc phần ghi nhớ, SGK tr 49 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới Ngày soạn: 7/10/2011 Ngày dạy: 10/10/2011 Tiết 15: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm, tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ 2. Kỹ năng: - Vận dụng được vào sản xuất tại gia đình và địa phương 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích lao động * KTTT: Luân canh, xen canh, tăng vụ II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK , GA, tranh hình 2. Học sinh: SGK , Vở, tìm hiểu trước nội dung bài mới III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức: 2’ - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng: 7A1:...../29 7A2:...../30 7A3:...../30 7A4:....../30 7A5:....../26 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ CH: Em hãy nêu yêu cầu và các phương pháp thu hoạch? ĐA: 1. Yêu cầu: Đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận 2. Các phương pháp thu hoạch Đặt vấn đề: 2’ Để hạn chế được sâu bệnh phá hoại cây trồng, tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Ta có các phương thức canh tác như luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy nội dung của các phương thức đó ntn? Ta tìm hiểu bài hôm nay 3. Bài mới: 33’ Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương thức Luân canh, xen canh, tăng vụ. 25 GV: Lấy VD, phân tích VD ? Luân canh là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra các KL GV: Nêu vấn đề, đưa ra các loại hình luân canh ? Chú ý lắng nghe GV: Lấy VD, phân tích VD ? Xen canh là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra các KL GV: Lấy VD, phân tích VD ? Tăng vụ là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra các KL Hoạt động 2: Tìm hiểu về Tác dụng của Luân canh, xen canh, tăng vụ. 8’ GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Gọi đại diện nhóm trả lời HS: Nghe, trả lời, nhận xét GV: Nhận xét, KL I. Luân canh, xen canh, tăng vụ 1. Luân canh - Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích - Các loại hình: + Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước + Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau 2. Xen canh - Trên cùng 1 diện tích trồng 2 hay nhiều loại hoa màu cùng 1 lúc hoặc cách nhau 1 thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng 3. Tăng vụ - Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên cùng 1 diện tích đất II. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ - Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh - Xen canh sử dụng hợp lý đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh - Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch 4. Củng cố: 2’ - Hệ thống hóa nội dung bài học - Yêu cầu 1 số em đọc phần ghi nhớ, SGK tr 51 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới Ngày soạn: 10/10/2011 Ngày dạy: 13/10/2011 Tiết 16: KIỂM TRA 45 PHÚT I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được các công việc làm đất, các BPCSCT, các phương pháp bảo quản, chế biến, thu hoạch 2. Kỹ năng: - Vận dụng được vào sản xuất trồng trọt 3. Thái độ: - Có ý thích lao động, yêu quý sản phẩm lao động II. Nội dung kiểm tra 1. Đề bài a. Ma trận Nội dung Câu Cấp độ nhận thức Tổng nhận biết Thông hiểu vận dụng Các công việc làm đất Câu 1, 3,4 1 câu ( 1 điểm) 1 câu (2 điểm) 1 câu (1 điểm) Các BPCSCT Câu 2, 5, 6 1 câu (1,5 điểm) 2câu (3 điểm) Thu hoạch, bảo quản, chế biến Câu 7, 8 1 câu ( 1điểm) 1 câu (0,5 điểm) 8 câu – 10 điểm 1 câu – 1 điểm 3 câu – 4,5 điểm 4 câu: 4,5 điểm 8 câu – 10 điểm b. Đề bài: A. TRẮC NGHIỆM: 5đ Câu 1: Mục đích của làm đất là: Tạo lớp đất mới trên bề mặt Dễ bón phân Làm cho đất tơi xốp, tăng khẳ năng giữ nước, chất dinh dưỡng Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt Câu 2: Căn cứ vào thời kì bón phân, người ta chia ra mấy cách bón: 2 3 5 6 Câu 3: Lên luống nhằm mục đích: 1. Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh 2. Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, làm nhỏ đất 3. Dễ chăm sóc, chống ngập úng, giúp cây trông sinh trưởng, phát triển 4. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng Câu 4: Đẻ cây trồng sinh trưởng, phát triển, cần bón loại phân nào: Phân hữu cơ, phân vô cơ Phân lân, phân hữu cơ Phân hữu cơ hoai mục, phân đạm, kali, phân vi lượng Phân chuồng, phân xanh Câu 5: Ở miền Bắc nước ta có mấy vụ gieo trồng trong năm: 2 3 4 5 B. TỰ LUẬN Câu 1: 3đ Em hãy trình bày các phương pháp bảo quản nông sản? Cho VD? Câu 2: 2d Có những biện pháp chăm sóc cây trồng nào? Xác định hướng luống cần chú ý điều gì? 2. Đáp án, biểu điểm: a. Trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 3 1 3 3 3 b. Tự luận: Câu 1: - Các loại hạt: Thóc, lúa.. - Rau xanh và cỏ tươi - Quả tươi: Xoài, cam. Câu 2: - Tỉa, dặm cây - Làm cỏ, vun xới - Tưới, tiêu nước - Bón phân thúc Cần xác định theo hướng Đông - Tây 3. Kết quả: Số HS chưa kiểm tra:. Tổng số bài kiểm tra:..Trong đó:. Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Điểm kém TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 4. Nhận xét, rút kinh nghiệm - Nhận xét về thái độ, ý thức làm bài 5. Hướng dẫn học tập ở nhà - Chuẩn bị trước nội dung bài mới Ngày soạn: 14/10/2011 Ngày dạy: 17/10/2011 PHẦN II: LÂM NGHIỆP CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG Tiết 17: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò to lớn và nhiệm vụ của rừng đối với cuộc sống toàn xã hội 2. Kỹ năng: - Rèn luyện khẳ năng quan sát, tư duy logic 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ rừng và tích cực trồng cây gây rừng * KTTT: Vai trò, nhiệm vụ của trồng rừng II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK + GA + Tranh hình 2. Học sinh: SGK + Vở III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức: 2’ - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng: 7A1:...../29 7A2:...../30 7A3:...../30 7A4:....../30 7A5:....../26 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) Đặt vấn đề: 2’ Như chúng ta đều biết rừng có vai trò rất lớn đối với đời sống, với sản xuất và kinh tế của mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Vậy rừng có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay: 3. Bài mới: 35’ Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về Vai trò của rừng và trồng rừng. 15’ GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 34 SGK tr 55 ? Rừng có nhữn vai trò gì? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu về Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta. 20’ GV: Nêu vấn đề, hướng dẫn HS quan sát hình 35 SGK tr 56 ? Hãy cho biết mức độ bị tàn phá của mỗi loại rừng? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra KL GV: Yêu cầu HS tự nhiên cứu SGK, trả lời câu hỏi ? Cho biết tổng diện tích rừng phải trồng thêm? Những loại rừng cần trồng? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận GV: Mở rộng, diễn giảng về các loại rừng I. Vai trò của rừng và trồng rừng - Bảo vệ môi trường: Điều hòa tỉ lệ O2 và CO2. Làm sạch không khí. Chống rửa trôi, xói mòn. Giảm tốc độ gió, chống cát bay. Điều tiết dòng nước chảy trên bề mặt và độ ẩm của đất - Phát triển kinh tế: Cung cấp nguyên liệu lâm sản phục vụ đời sống. Xuất khẩu - Phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội: Phục vụ nghiên cứu, du lịch, giải trí II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta 1. Tình hình rừng ở nước ta - Rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng nhảm nhanh. Diện tích đồi trọc đất hoang ngày càng tăng 2. Nhiệm vụ của trồng rừng - Tổng diện tích rừng phải trồng thêm: 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp - Các loại rừng cần trồng: + Rừng sản xuất: Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu + Rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn + Rừng đặc dụng: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,... 4. Củng cố: 4’ - Khái quát lại nội dung bài học - Yêu cầu 1 số em đọc phần ghi nhớ, Có thể em chưa biết SGk tr 56, 57 5. Hướng dẫn về nhà: 3’ - Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới Ngày soạn: 17/10/2011 Ngày dạy: 20/10/2011 Tiết 18: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Nêu được điều kiện lập vườn và kỹ thuật làm đất gieo ươm cây rừng 2. Kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức làm vườn vào thực tế cuộc sống 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và phát triển vườn ươm * KTTT: Điều kiện lập vườn gieo ươm Tạo nền đất gieo ươm cây rừng II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK + GA + Sơ đồ + Bảng phụ 2. Học sinh: SGK + Vở III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.Ổn định tổ chức: 2’ - Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng: 7A1:...../29 7A2:...../30 7A3:...../30 7A4:....../30 7A5:....../26 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ CH: Hãy nêu vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng? ĐA: Vai trò của rừng: - Bảo vệ môi trường: - Phát triển kinh tế: - Phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội: Nhiệm vụ trồng rừng: - Tổng diện tích rừng phải trồng thêm: 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp - Các loại rừng cần trồng: Đặt vấn đề: 2’ Cũng giống như trồng trọt, việc tạo cây giống tốt đóng vai trò rất quan trọng trong lâm nghiệp. Vậy làm tn để có được giống tốt, bài hôm nay sẽ giới thiệu khâu đầu, đó là làm đất để gieo ươm 3. Bài mới: 35’ Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về Lập vườn ươm gieo cây rừng. 15’ GV: Nêu vấn đề ? Vườn gieo ươm cần đảm bảo những điều kiện nào? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra các điều kiện GV: Nêu vấn đề, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ ? Cần phân chia các khu vực trong vườn gieo ươm ntn? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, KL Hoạt động 2: Tìm hiểu về Làm đất gieo ươm cây rừng. 20’ GV: Nêu vấn đề, đưa ra quy trình HS: Chú ý lắng nghe GV: Giảng giải về cách khử chua GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 36 SGK tr 59 ? Kích thước luống ntn? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đưa ra kích thước GV: Nêu vấn đề, đưa ra hướng luống GV: Hướng dẫn HS về cách bón phân HS: Chú ý nghe GV: Yêu cầu HS quan sát hình 36b, đọc SGK ? Chất liệu, hình dạng, kích cỡ bầu ntn? Đất trong bầu có thành phần ntn? HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận I. Lập vườn ươm gieo cây rừng 1. Điều kiện lập vườn gieo ươm - Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại - Độ pH từ 6à 7 ( ít chua hay trung tính) - Mặt đất bằng hay hơi dốc - Gần nguồn nước và nơi trồng rừng 2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm - Phân chia các khu vực cần hợp lí và ơhải có hàng rào ngăn xung quanh để bảo vệ II. Làm đất gieo ươm cây rừng 1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình sau: Đất hoang hay đã qua nơi sử dụng =>Dọn cây hoang dại => Cày bừa, diệt sâu hại => Đập và san phẳng đất => Đất tơi xốp 2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng a. Luống đất - Kích thước luống: Dài: 10 => 15m Rộng: 0,8 => 1m Cao: 0,15 => 0,2m + Khoảng cách giữa các luống: 0,5m - Hướng luống: Bắc - Nam - Bón phân lót: Bón hỗn hợp phân hữu cơ và phân vô cơ theo công thức: Phân chuồng ủ hoai từ 4 => 5 kg/m2 với suppe lân từ 40 => 100g/m2 b. Bầu đất - Vỏ bầu hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilon sẫm màu - Ruột bầu thường chứa từ 80 => 90% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 => 2% phân suppe lân 4. Củng cố: 2’ - Khái quát lại nội dung bài học - Yêu cầu 1 số em đọc phần ghi nhớ, Có thể em chưa biết SGk tr 59 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới Ngày soạn: 23/10/2011 Ngày dạy: 26/10/20

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_1_pham_thi_mung.doc
Giáo án liên quan