Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

I.Mục tiêu:

- HS biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- HS biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- HS hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

II.Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bài dạy.

2. Học sinh: Đọc trước bài dạy.

III.Tiến trình dạy học:

A. Ổn định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ:

 HS I: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi? Lấy ví dụ?

 HS 2: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Ví dụ ?

 

doc64 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường THCS Phù vân Giáo án công nghệ 7 Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt Tổ : Khoa học tự nhiên năm học:2006 – 2007 Phần III. Chăn nuôi Chương I. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi Tuần: 22 Tiết:26 Bài 30 – 31: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi Giống vật nuôi Ngày soạn: 2/2/2007 Ngày dạy:9/2/2007 I.Mục tiêu: - Học sinh hiểu được vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi. - Học sinh hiểu được khái niệm về giống vật nuôi. - Học sinh biết cách phân loại giống vật nuôi. - Biết được vai trò của giống trong chăn nuôi. - Học sinh có ý thức say sưa học kĩ thuật chăn nuôi. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. 2.Học sinh: Đọc trước bài học theo hướng dẫn. III.Tiến trình dạy học: A.ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài cũ: C.Bài mới: 1. Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. a) Vai trò của chăn nuôi: - Cung cấp thực phẩm : thịt, trứng, sữa ... cho con người. - Cung cấp sức kéo cho con người. - Cung cấp phân chuồng cho trồng trọt. - Cung cầp đồ dùng và nguyên liệu từ sản phẩm của chăn nuôi. b) Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. Phát triển chăn nuôi toàn diện Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí. Đa dạng về loại vật nuôi Đa dạng về qui mô chăn nuôi Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu) 2. Giống vật nuôi. a)Khái niệm về giống vật nuôi: a1) Thế nào là giống vật nuôi? - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau. - Để nhận biết một giống vật nuôi cần lưu ý: Đặc điểm về ngoại hình. Số liệu về năng suất, sản lượng. Sự ổn định về di truyền và các đặc điểm giống của đời sau. a2) Phân loại giống vật nuôi. - Có nhiều cách: Theo địa lí: VD: Lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An.. Theo hình thái, ngoại hình: Bò trắng đen, ... Theo mức độ hoàn thiện giống: Giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành. Theo hướng sản suất: Giống lợn ỉ, giống lợn nạc... a3) Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi: - Có chung nguồn gốc. - Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau. - Có đặc điểm di truyền ổn định. - Có số lượng cá thể đông và phân bố trên một địa bàn rộng. b) Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi: - Giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng suất , sản lượng và sản phẩm chăn nuôi. ? Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta. ? Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì. ? Sản phẩm của chăn nuôi có vai trò gì trong đời sống. ? Hiện nay có cần sức kéo từ chăn nuôi không. ? Những vật nuôi nào có thể cho ta sức kéo. ? Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng. ? Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi. ? Hãy kể tên những đồ dùng được làm từ sản phẩm của chăn nuôi. ? Ngành y, ngành dược dùng những sản phẩm từ chăn nuôi để làm gì. ? Hãy lấy những ví dụ mà em biết. ? Nước ta có những loại vật nuôi nào. ? Phát triển chăn nuôi gia đình có ích lợi gì. ? Thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch. ? Địa phương em có cán bộ chăn nuôi không, có ai tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi không. ? Đọc sách giáo khoa và điền vào chỗ ... cho phù hợp nội dung. ? Để nhận biết một giống vật nuôi cần lưu ý điều gì. ? ở địa phương em có những giống vật nuôi nào. ? Nêu các điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi. ? Nêu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi . D. Củng cố: ? Nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi. ? Thế nào là một giống vật nuôi. ? Hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi. ? Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi. E. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài trong vở ghi và sách giáo khoa. - Trả lời các câu hỏi cuối bài học. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần: 23 Tiết:27. Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Ngày soạn: 5/2/2007 Ngày dạy: 22/2/2007 I.Mục tiêu: - HS biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - HS biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - HS hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. II.Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn bài, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bài dạy. Học sinh: Đọc trước bài dạy. III.Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: HS I: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi? Lấy ví dụ? HS 2: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Ví dụ ? C.Bài mới: Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Trứng thụ tinh Hợp tử Cá thể non Cá thể già. - Quá trình trên gọi là sự phát triển của vật nuôi. - Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau. a. Sự sinh trưởng: - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thích các bộ phận của cơ thể. b. Sự phát dục: - Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. 2. Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. ? Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. GV: Nếu sự thay đổi của cơ thể về lượng là biểu hiện của sự sinh trưởng, bản chất của sự sinh trưởng và sự lớn lên là sự phân chia tế bào, các tế bào sinh ra sau giống hệt các tế bào sinh ra nó , thì sự phát dục là sự thay đổi về chất, các tế bào sinh ra sau khác với tế bào sinh ra nó. ? Hãy làm bài tập SGK – tr 87 Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Sơ đồ: Theo chu kì Theo giai đoạn Không đồng đều 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Thức ăn Vật nuôi Chuồng trại chăm sóc Khí hậu Yêú tố bên trong (đặc điểm di truyền) Yếu tố bên ngoài (các điều kiện ngoại cảnh) D. Củng cố: ? Đọc phần ghi nhớ. ? Cho biết đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. ? Cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. E. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời các câu hỏi cuối bài học. IV. Rút kinh nghiệm: ? Quan sát sơ đồ 8, hãy cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có những đặc điểm nào. ? Nêu ví dụ về sự sinh trưởng không đồng đều ở vật nuôi. ? Nêu ví dụ về sự phát triển theo giai đoạn ở vật nuôi. ? Nêu ví dụ về sự phát triển theo chu kì của vật nuôi. ? Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào. ? Nhìn sơ đồ cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Tuần: 23 Tiết:28. Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. Ngày soạn : 8/2/2007 Ngày dạy:23/2/2007 I.Mục tiêu: - Học sinh hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi. - HS biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi đang dùng ở nước ta. - Hiểu được vai trò và biện pháp quản lí giống vật nuôi. II.Chuẩn bị: - Giáo viên:Nghiên cứu SGK và tài liệu cần thiết liên quan đến bài giảng. - Học sinh: Đọc trước bài học III.Tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS 1: Nêu đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi? HS 2: Con người tác động như thế nào đến sự tăng trưởng và phát dục của vật nuôi? C. Bài mới: 1. Khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn giống đực và cái gọi là chọn giống vật nuôi. - Ví dụ: SGK 2. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. a) Chọn giống hàng loạt: - Dựa vào những tiêu chuẩn đã định trước lựa chọn các thể tốt nhất làm giống. - Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống. b) Kiểm tra năng suất: - Lựa chọn những cá thể tốt nhất từ các vật nuôi đã tham gia chọn lọc giữ lại làm giống. ? Dựa vào yếu tố nào để chọn giống vật nuôi. ? Lấy ví dụ về chọn giống vật nuôi ở địa phương em. ? Nêu những ví dụ về công tác chọn giống hàng loạt. ? Phương pháp này có những ưu điểm gì. ? Phương pháp kiểm tra năng suất thường dùng ở giai đoạn nào. GV: Phương pháp kiểm tra năng suất thường dùng ở giai đoạn hậu bị. - Phương pháp này được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống. 3. Quản lí giống vật nuôi. - Bao gồm việc tổ chức và sử dụng giống vật nuôi. - Mục đích: Giữ cho giống vật nuôi không bị pha tạp về di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn giống thuần chủng hoặc lai tạo đẻ nâng cao năng suất vật nuôi. - Nội dung quản lí giống: Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. Phân vùng chăn nuôi Chính sách chăn nuôi Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình Quản lí giống vật nuôi Quan sát sơ đồ ttrên ? Quản lí giống vật nuôi bao gồm những công việc nào. ? Mục đích của việc quản lí giống vật nuôi là gì. ? Hãy nêu các nội dung quản lí giống vật nuôi ở nước ta hiện nay. ? Hãy nêu ý nghĩa của từng nội dung. ? Tại sao phải đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. ? Tại sao phải phân vùng chăn nuôi hợp lí. ? Tại sao phải có chính sách chăn nuôi đúng đắn. a) .................................... b)..................................... c)..................................... ? Tại sao phải qui định về sử dụng đực giống ở khu vực chăn nuôi gia đình. ? Quan sát sơ đồ trên về các biện pháp quản lí giống vật nuôi ở nước ta rồi điền vào chỗ trống: a) .................................... b) .................................... c) .................................... d) .................................... ? Nhận xét bài làm của bạn. ? Hãy bổ xung cho bài làm đó đúng. D. Củng cố: ? Đọc phần ghi nhớ. ? Muốn phát huy được ưu thế giống vật nuôi ta cần phải làm gì. ? Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta. ? Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì. E. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Học bài trong vở ghi và SGK. Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời theo hai câu hỏi cuối bài. IV.Rút kinh nghiệm: Tuần: 24 Tiết:29. Bài 34: Nhân giống vật nuôi. Ngày soạn:20/2/2007 Ngày dạy:1/3/2007 I.Mục tiêu: - Học sinh biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối vật nuôi. - Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi. II.Chuẩn bị: - Giáo viên: Ngiên cứu SGK và tài liệu có liên quan. - Học sinh: Đọc trước bài và tìm hiểu về nhân giống vật nuôi ở địa phương. III.Tiến trình dạy học: A.ổn định tổ chức: B.Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? HS 2: Muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì? C.Bài mới: Đặt vấn đề: - Sự chọn phối để phát huy tác dụng của chọn lọc. - Tuỳ mục tiêu nhân giống mà chọn phối con đực và con cái cùng giống hay khác giống. - Nhân giống thuần chủng để tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, để giữ vững và hoàn chỉnh phẩm giống đã có. 1.Chọn phối a) Thế nào là chọn phối? - Chọn phối ( hay chọn đôi giao phối) là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. - Chọn phối nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống. b) Các phương pháp chọn phối. - Tuỳ theo mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác nhau: + Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn ghép con đực với con cái trong cùng giống đó. Ví dụ: Chọn phối giống lợn ỉ đực với lợn ỉ cái sẽ được thế hệ sau là nhữnh lợn ỉ cùng giống với bố mẹ. + Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau. Ví dụ: Lai gà Rốt với gà Ri sẽ được giống gà Rốt Ri. 2. Nhân giống thuần chủng: a) Nhân giống thuần chủng là gì? - Định nghĩa: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối cọn đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. - Mục đích: Tạo ra nhiều cá thể giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh đặc tính của giống đã có. ? Em hiểu thế nào là chọn phối. ? Chọn phối nhằm mục đích gì. ? Chọn phối như thế nào. ? Lấy ví dụ về chọn phối cùng giống. ? Lấy ví dụ về chọn phối lai giống. ? HS đọc SGK ? Thế nào là nhân giống thuần chủng. ? Mục đích của việc nhân giống thuần chủng là gì. GV treo bảng phụ : Đánh dấu '''' vào các phương pháp nhân giống: Chọn phối Phương pháp nhân giống Con đực Con cái Nhân giống Lai tạo Gà Lơgo Lợn Móng cái LợnLanđrat Lợn M.Cái Gà Lơgo Lợn Ba xuyên LợnLanđrat LợnLanđrat b) Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? - Phải có mục đích rõ ràng. - Có số lượng lớn vật nuôi đực và cái của giống thuần chủng tham gia vào ghép đôi giao phối. - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt bao gồm cả việc phát hiện, loại thải kịp thời những đặc điểm không mong muốn. ? Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cần phải làm gì? D. Củng cố: ? Đọc phần ghi nhớ. ? Chọn phối là gì. ? Lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống. ? Nêu định nghĩa của nhân giống thuần chủng. ? Mục đích của việc nhân giống thuần chủng. ? Nêu các phương pháp nhân giống thuần chủng. E. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo các câu hỏi trong SGK và bài ghi. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần: 24 - Tiết: 30. Bài 35: Thực hành Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. Ngày soạn:20/2/2007 Ngày dạy:2/3/2007 I.Mục tiêu: * HS nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngoại hình. * HS phân biệt được một số phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản. * Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác. II.Chuẩn bị: * Giáo viên: Mô hình gà Lôgo. * Học sinh: Tranh ảnh các giống vật nuôi, thước đo. III.Tiến trình dạy học: ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS 1 : Chọn phối là gì? Lấy ví dụ. HS 2 : Cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng? C. Bài mới : Giáo viên: - Giới thiệu bài thực hành: + Qua bài này, chúng ta nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngoại hìnhvà phân biệt được một số phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản. + Nêu nội quy giờ thực hành và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong giờ thực hành. 1. Thực hiên quy trình: a) Bước 1 : Nhận xét ngoại hình: - Hình dáng toàn thân : + Loại hình sản xuất trứng: thể hình dài. + Loại hình sản xuất thịt : thể hình ngắn. - Màu sắc lông. da : Ví dụ : * Gà Lôgo có lông toàn thân màu trắng, gà Ri có lông toàn thân màu pha tạp: vàng nâu, hoa mơ... * Gà Ri có da màu vàng, gà Đông Cảo có da màu đỏ,... - Quan sát tìm đặc điểm đặc thù của mỗi giống ở mỗi phần : + Đầu : mào đơn (mào cờ) hay mào nụ. Ví dụ : Gà Ri có mào đơn , đứng thẳng, màu đỏ nhạt. Gà Lơgo mào đơn, đỏ nhưng ngả về một phía. + Chân : Quan sát chiều cao chân , số hàng vẩy, độ to, nhỏ của vòng ống chân để phân biệt giữa các giống. Ví dụ : Chân gà Hồ to, thấp có ba hàng vẩy. Chân gà Đông Cảo cao, to, xù xì, nhiều ''hoa dâu''. ? Quan sát mô hình hai loại gà trên bàn. ? Nhận xét gì về thể hình của mỗi loại. ? Quan sát tranh của gà Lơgo và gà Ri. ? Hãy nhận xét màu lông, màu da của mỗi giống gà. ? Nhận xét gì về đầu, chân của chúng. ? So sánh mào của chúng. ? So sánh chân của gà Hồ và gà Đông Cảo b) Bước 2: Đo một số chiều cao để chọn gà mái. - Đo khoảng cách giữ hai xương háng: dùng hai hay ba ngón tay, đặt vào khoảng cách giữa hai xương háng, nếu để lọt hai ngón tay thì gà đẻ trứng khó, nếu để lọt từ ba ngón tay trở lên là gà tốt, đẻ trứng to. - Đo khoảng cáh giữa xương lưỡi hái và xương háng : Nếu chỉ lọt hai ngón tay là gà đẻ trứng nhỏ, nếu lọt ba, bốn ngón tay là gà đẻ trứng to. 3. Thực hành : Giáo viên thực hành mẫu cho học sinh cách đặt ngón tay trong hai cách đo. HS thực hành theo nhóm. Học sinh ghi kết quả thực hành vào bảng sau: Giống vật nuôi Đặc điểm quan sát Kết quả đo (cm) Ghi chú Rộng háng Rộng xương lưỡi hái - xương háng. ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... ....................... .................. .................. .................. .................. D. Nhận xét đánh giá giờ thực hành: - Về việc chuẩn bị: - Về ý thức tổ chức trong giờ: - Về việc giữ gìn vệ sinh: E. Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 36. - Chuẩn bị thực hành cho giờ sau: Tranh vẽ một số giống lợn: Móng cái, ỉ, Lanđrát. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 25 : Tiết 31: Bài 36 : Thực hành Nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. Ngày soạn:1/3/2007 Ngày dạy:7/3/2007 I Mục tiêu: - Học sinh phân biệt được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình của chúng. - Biết được một số phương pháp đo một số chiều đo của lợn. - Có ý thức học tập say sưa , quan sát tỉ mỉ trong việc nhận biết các giống lợn nuôi. II.Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu , soạn giáo án. Mượn mô hình lợn ỉ, Lanđrat, Móng cái thước dây - HS : Tranh vẽ các giống lợn, thước dây.. III. Tiến trình dạy học: A. ổn định: B Kiểm tra: C. Bài mới: 1.Giáo viên giới thiệu bài thực hành: + Qua bài này các em phải phân biệt được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình của chúng. - Biết được một số phương pháp đo một số chiều đo của lợn. - Có ý thức học tập say sưa , quan sát tỉ mỉ trong việc nhận biết các giống lợn nuôi. + Yêu cầu đảm bảo an toàn trong thực hành và vệ sinh môi trường. + Tổ chức thực hành: - Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm một tổ. - Cụ thể: Tổ 1: Nhóm 1: Quan sát trên mẫu lợn ỉ. Tổ 2: Nhóm 2: Quan sát trên mẫu lợn Lanđrat. Tổ 3: Nhóm 3: Quan sát trên mẫu lợn Đại bạch. Tổ 4: Nhóm 4: Quan sát trên mẫu lợn Móng Cái. - Các tổ thực hành xong viết báo cáo theo mẫu đã hướng dẫn. Giống vật nuôi Đặc điểm quan sát Kết quả đo (cm) Ghi chú Dài thân Vòng ngực ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ...................... ....................... ....................... ....................... ................. ................. ................. 2.Quy trình thực hành: a) Quan sát ngoại hình của một số giống lợn theo thứ tự. + Quan sát hình dạng chung của lợn theo kết cấu toàn thân, đầu, cổ, lưng, chân... - Nhận xét ban đầu: rắn chắc, nhanh nhẹn, dài mình thường thiên về hướng sản xuất nạc ( như giống lợn Lanđrat) - Nếu lợn có kết cấu lỏng lẻo, dáng chậm chạp, mình ngắn thường thiên về giống lợn hướng mỡ(như lợn ỉ) + Quan sát màu sắc của lông, da: - Mỗi giống lợn có màu lông, da khác nhau. Ví dụ: Giống lợn ỉ :Toàn thân màu đen. Giống lợn Lanđrat:Toàn thân lông, da trắng tuyền. Giống lợn Đại bạch: Lông da trắng nhưng lông cứng. Giống lợn Móng Cái: lông đen và trắng. b) Đo một số chiều đo. - Dài thân : Đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi. - Đo vòng ngực : dùng thước dây đo chu vi lồng ngứcau bả vai. 3.Thực hành: Học sinh thực hành theo nhóm quy trình trên. ? Nhận xét gì về ngoại hình của lợn. ? Hình dạng chung của lợn gồm những phần nào. ? Nhận xét ban đầu về ngoại hình của lợn có gì đặc biệt. ? Màu sắc của lông, da có đặc biệt gì không. 4. Đánh giá kết quả. - Học sinh tự đánh giá kết quả theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 25 : Tiết 32 : Bài 37: Thức ăn vật nuôi. Ngày soạn: 2/ 3/2007 Ngày dạy: 8/3/2007 I Mục tiêu: - Học sinh biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi. - Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật uôi. - Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. II.Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - HS: Đọc trước bài. III. Tiến trình dạy học: A. ổn định: B Kiểm tra: C. Bài mới: GV giới thiệu bài học: Thức ăn vật nuôi cũng như thức ăn của người cũng đều có nguồn gốc từ động vật, thực vật và trong thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng. 1. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi. a) Thức ăn vật nuôi. - Có nhiều loại vật nuôi. - Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng. Ví dụ: Trâu, bò ăn được rơm, cỏ vì có hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ. Gà ăn thóc rơi vãi trong rơm. - Thúc ăn có nhiều loại: b) Nguồn gốc thức ăn vật nuôi. - Mỗi vật nuôi cần cho ăn đủ các loại thức ăn. - Thức ăn hỗn hợp được sử dụng nhiều trong chăn nuôi. - Các loại thức ăn hỗn hợp đều có nguồn gốc rõ ràng. 2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. - Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. - Trong chất khô của thức ăn có: ? Vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà...)thường ăn những loại thức ăn nào. ? Quan sát hình 64 tìm nguồn gốc của những loại thức ăn rồi xếp chúng vào một trong ba loại sau: nguồn gốc thực vật, động vật hay chất khoáng. protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng. - Loại thức ăn khác nhau có thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. - Thành phần hoá học của một số loại thức ăn: Rau muống Khoai lang Rơm lúa Ngô Bột cá Nước 89,40 73,49 9,19 12,7 9 Protein 2,1 0,91 5,06 8,9 50 Lipit 0,70 0,5 1,67 4,4 4,29 Gluxit 6,3 24,59 67,84 72,6 11,64 Khoáng, vitamin 1,50 0,51 16,24 1,4 25,07 D. Củng cố: ? Những loại thức ăn nào chứa nhiều nước. (rau xanh, quả, củ.) ? Thức ăn nào có gluxit.(bột đường) ? Thức ăn nào có protein. ? Em có nhận xét gì về nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng trên. ? Quan sát hình 65 rồi điền tên của loại thức ăn ứng với kí hiệu của từng hình tròn trong SGK ? Cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? ? Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào. E. Hướng dẫn về nhà: Học theo vở ghi và SGK. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần 26 : Tiết 33 : Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. Ngày soạn: 6/3/2007 Ngày dạy: I Mục tiêu: - Học sinh hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. - Học sinh biết vận dụng vào thực tế ở địa phương để chăm sóc vật nuôi trong gia đình mình. II.Chuẩn bị: GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. HS: Đọc trước bài 38. III. Tiến trình dạy học: A. ổn định: B Kiểm tra: C. Bài mới: 1. Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào? Sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Qua đường tiêu hoá của vật nuôi. Chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ. Nước Nước Protein Axit amin Lipit Glyxerin & axit béo. Gluxit Đường đơn Muối khoáng Ion khoáng Vitamin Vitamin ? Nghiên cứu bảng 5 trong SGK. ? Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hoá được cơ thể hấp thụ ở dạng nào. ? Dựa vào bảng trên, điền vào chỗ trống của các câu dưới đây trong vở bài tập để thấy được sự tiêu hoá của thức ăn. 2. Vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. - Sau khi được tiêu hoá và hấp thụ, thức ăn cung cấp cho vật nuôi các nguyên liệu để tạo ra các dạng sản phẩm chăn nuôi khác nhau. - Vai trò của thức ăn: Các chất dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi Cung cấp cho cơ thể vật nuôi. Vật nuôi tạo ra các sản phẩm chăn nuôi Đối với cơ thể Đối với sản xuất, tiêu dùng - Nước -Các axit amin. -Glyxerin, axit béo. - Đường các loại. -Các vitamin. - Khoáng. -Năng lượng. - Các chất dinh dưỡng. - Hoạt động của cơ thể. -Tăng sức đề kháng. -Thồ hàng cày kéo. -Thịt, sữa, trứng. -Lông, da -Sừng, móng - Sinh sản D. Củng cố: - Sau khi vật nuôi tiêu hoá, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm việc. - Cho ăn thức ăn tốt và đủ, vật nuôi sẽ cho nhiều sản phẩm chăn nuôi và chống được bệnh tật. ? Nghiên cứu bảng 6 trong SGK. ? Dựa vào bảng trên, hãy chọn các cụm từ trong bài tập sau rồi điền vào chỗ trống của các câu dưới đây trong vở bài tập sao cho phù hợp với vai trò của thức ăn. ? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào. ? Vai trò của thức ăn với cơ thể vật nuôi. E. Hướng dẫn về nhà. Học bài theo hai câu hỏi trong SGK. Đọc trước bài 39. IV. Rút kinh nghiệm. Tuần 26. Tiết 34. Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Ngày soạn:8/3/2007 Ngày dạy: I Mục tiêu: - Học sinh biết được mục đích của việc chế biến thức ăn cho vật nuôi. - Học sinh biết được các phương pháp chề biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. II.Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu sách giáp khoa và tài liệu có liên quan. - HS: Đọc trước bài 39. III. Tiến trình dạy học: A. ổn định: B Kiểm tra: HS 1: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? HS 2: Hãy nêu vai trò của thức ăn với cơ thể vật nuôi? C. Bài mới: Giới thiệu bài học: Sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản được thu hoạch để làm thức ăn cho vật nuôi phải được qua chế biến nhằm tang hiệu quả sử dụng của thức ăn. mặt khác, sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cần được dự trữ để chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi, nhất là những mùa khan hiếm. 1. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn. a) Chế biến thức ăn. + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến, vật nuôi mới có thể ăn được. + Mục đích của việc chế biến thức ăn: - Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng - Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng. - Khử bỏ chất độc hại. VD : SGK b) Dự trữ thức ăn. - Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và lđể luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. VD : SGK. ? Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì. ? Lấy ví dụ. ? Dự trữ thức ăn để

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_thi_min.doc