Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Trường THCS Thị trấn Bắc Hà

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài này GV phải làm cho HS:

- Kể được những đặc điểm thể hiện sự sinh trưởng phát triển chưa hoàn thiện của vật nuôi con.

- Nêu biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non hợp lí để vật nuôi khoẻ mạnh, chóng lớn.

- Xác định được mục đích, kĩ thuật chăn nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản để đạt hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. Hình thành thái độ, tình cảm và kĩ thuật đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi.

II. Chuẩn bị.

- GV: Sơ đồ 12 và 13 SGK phóng to, một số tranh ảnh về nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.

- HS: Đọc và tìm hiểu bài ở nhà trước khi lên lớp.

III. Lên lớp.

1. Ổn định tổ chức:

Ngằy giảng Lớp Sĩ số Hs có phép Hs ko phép

 7a

 7b

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy cho biết chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

? Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh?

? Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu nào?

 

doc34 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Trường THCS Thị trấn Bắc Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/1/2008 Chương II Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi Tiết 39 - bài 44 Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nêu được tầm quan trọng của chuồng nuôi trong việc bảo vệ sức khoẻ và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. - Giải thích được nội dung 5 tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. - Nêu được tầm quan trọng và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi và vận dụng vào việc chăn nuôi trong gia đình. II. Chuẩn bị. - GV: Sơ đồ 10, 11; H69 - H71 SGK phóng to. - HS: Đọc trước bài ở nhà. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: Ngằy giảng Lớp Sĩ số Hs có phép Hs ko phép 7a 7b 2. Kiểm tra bài cũ: (Không) 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu vai trò và tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1/Tr. 116 SGK. ? Chuồng nuôi giúp con vật tránh các yếu tố của thời tiết tác động vào vật nuôi như thế nào? ? Mức độ tiếp xúc với vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh ở con vật nuôi nhốt và thả tự do khác nhau như thế nào? Vì sao? ? Muốn chăn nuôi số lượng lợn, gà, nhiều kiểu công nghiệp, chuồng nuôi có vai trò như thế nào? ? Nuôi con vật trong chuồng nuôi góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống như thế nào? ? Thông qua 4 nội dung trên thì câu nào là đúng nhất? (GV kết luận theo SGK). - GV cho HS tìm hiểu sơ đồ 10 SGK phóng to và đọc nội dung phần 2. ? Qua sơ đồ em hãy cho biết các tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? - GV nhận xét, kết luận. ? Theo em làm thế nào để chuồng nuôi phù hợp với yêu cầu sinh lí con vật? ? Theo em làm thế nào để giữ được độ ẩm chuồng nuôi hợp vệ sinh? ? Theo em thì chuồng nuôi cần làm thế nào để đảm bảo độ chiếu sáng, ít khí độc? - GV cho HS làm bài tập a trong SGK. - GV nêu và giải thích các nội dung phần chú ý cho HS tiếp thu. ? Quan sát H69 SGK em hãy cho biết tại sao nên làm hướng chuồng là Nam hoặc Đông Nam? - HS đọc và nghiên cứu nội dung SGK. - HS trả lời: Tránh mưa, gió rét, nắng - HS trả lời: Nuôi nhốt hạn chế tiếp xúc với vi trùng và kí sinh trùng hơn. Vì được vệ sinh, chăm sóc. - HS trả lời: Có thể sử dụng máy móc để cho ăn, uống, làm vệ sinh, đồng loạt đúng quy trình chăn nuôi. - HS trả lời: Hạn chế con vật thải phân ra làm ô nhiễm môi trường, tránh bị con vật nuôi phá hoại sản xuất, hoa màu, quản lí không bị mất mát - HS trả lời: cả 4 nội dung. - HS quan sát, đọc nội dung SGK và tìm hiểu. - HS dựa vào sơ đồ trả lời, em khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời: Che mát lúc trời nắng, giữ ẩm khi trời lạnh, tránh gió lùa mạnh vào mùa lạnh. - HS trả lời: Chuồng luôn khô ráo, có nơi chứa riêng biệt, con vật không sống trong khu vực có nhiều phân và rác thải. - HS trả lời: Phải có cửa hướng về phía Nam hoặc Đông - Nam, cửa chuồng có thể đóng, mở theo yêu cầu chăn nuôi và điều kiện thời tiết, dễ làm vệ sinh, quét dọn phân, nước tiểu. - HS làm và điền vào vở. (nhiệt độ.độ ẩm.., độ thông thoáng ) - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tìm hiểu và trả lời vì Hướng này tránh được gió rét về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. I. Chuồng nuôi 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi. (SGK) 2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. - Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp, (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè), độ ẩm trong chuồng thích hợp (60-70%). Độ thông thoáng tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng (NH4, H2S) ít nhất. HĐ2: Tìm hiểu tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc mục II - SGK. ? Em hiểu thế nào là phòng bệnh? Thế nào là vệ sinh vật nuôi? - GV nhận xét, kết luận. ? Vệ sinh trong chăn nuôi có tầm quan trọng như thế nào? - GV nhận xét kết luận. ? Tại sao phải phòng bệnh hơn chữa bệnh? - GV cho HS đọc nội dung phần 2 SGK. ? Vệ sinh trong chăn nuôi cần thực hiện những nội dung nào? - GV nhận xét, giải thích (kèm theo sơ đồ 11) bổ sung , kết luận. - HS đọc nội dung SGK. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. - HS đọc và tìm hiểu nội dung phần 2. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. II. Vệ sinh phòng bệnh. - Phòng bệnh là làm các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc để con vật khoẻ mạnh, khả năng đề kháng chống bệnh tốt. - Vệ sinh là cắt đứt các nguồn bệnh và các đường lây bệnh cho vật nuôi. 1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi. - Nhằm phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi. 2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. - Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi. - Vệ sinh thân thể cho vật nuôi. IV. Củng cố - luyện tập. - GV gọi HS đọc ghi nhớ, em khác lắng nghe, tiếp thu. ? Qua bài học em hãy cho biết chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? ? Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh? ? Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu nào? V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ và đọc trước Bài 45 - Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi. VI. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 21/1/2008 Tiết 40 - Bài 45 Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Kể được những đặc điểm thể hiện sự sinh trưởng phát triển chưa hoàn thiện của vật nuôi con. - Nêu biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non hợp lí để vật nuôi khoẻ mạnh, chóng lớn. - Xác định được mục đích, kĩ thuật chăn nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản để đạt hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. Hình thành thái độ, tình cảm và kĩ thuật đối với việc nuôi dưỡng, chăm sóc các loại vật nuôi. II. Chuẩn bị. - GV: Sơ đồ 12 và 13 SGK phóng to, một số tranh ảnh về nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. - HS: Đọc và tìm hiểu bài ở nhà trước khi lên lớp. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: Ngằy giảng Lớp Sĩ số Hs có phép Hs ko phép 7a 7b 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? ? Phải làm gì để chuồng nuôi hợp vệ sinh? ? Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu nào? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm và kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV cho HS quan sát H72 SGK và tìm hiểu đặc điểm của vật nuôi non. ? Vật nuôi non có đặc điểm gì? (Gợi ý: Tìm hiểu đặc điểm vật nuôi con trong gia đình em) - GV nhận xét, kết luận. * GV hệ thống lại đặc điểm sự phát triển cơ thể vật nuôi non. ? Cần phải làm gì để chuồng nuôi vật nuôi non luôn đạt yêu cầu nhiệt độ đối với chúng? ? Hệ tiêu hoá vật nuôi non chưa hoàn chỉnh nên thức ăn cho vật nuôi non chủ yếu là gì? Cần làm gì để đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt? ? Chức năng miễn dịch vật nuôi non chưa tốt ta cần phải làm gì để vật nuôi non có kháng thể tốt? Tại sao? ? Sau một thời gian sau khi sinh ta cần tập cho vật nuôi non ăn bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác từ bên ngoài nhằm mục đích gì? Vì sao? - GV cho HS làm bài tập trong phần 2 và trả lời. - HS quan sát, tìm hiểu. - HS dựa vào SGK trả lời theo ý hiểu cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời: Chuồng nuôi không lạnh, không nóng phù hợp với từng loại vật nuôi. - HS trả lời: Thức ăn của vật nuôi non là sữa mẹ. Cần phải chăm sóc mẹ của vật nuôi thật tốt. - HS trả lời: Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có chứa kháng thể cho vật nuôi non, phòng bệnh cho vật nuôi non. - HS trả lời: Bổ sung thiếu hụt sữa mẹ vì vật nuôi non lớn sữa mẹ không đủ cung cấp và tập cho vật nuôi non ăn. - HS tìm hiểu và trả lời. I. Chăn nuôi vật nuôi non. 1. Một số đặc điểm sự phát triển cơ thể vật nuôi non. - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. - Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. 2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non. - Nuôi dưỡng vật nuôi mẹ tốt. - Giữ ấm cho cơ thể, cho bú sữa đầu. - Tập cho vật nuôi ăn sớm. - Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. HĐ2: Tìm hiểu mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi đực giống. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần II. ? Em hãy cho biết mọi người nuôi gà trống cùng với gà mái nhằm mục đích gì? ? Em hãy tìm ví dụ minh hoạ vật nuôi con giống bố? ? Đực giống có vai trò gì? ? Theo em mục đích của chăn nuôi đực giống là gì? * GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 12 SGK phóng to. ? Em hãy cho biết chăm sóc vật nuôi giống phải làm những công việc gì? ? Nuôi dưỡng vật nuôi giống phải làm những việc gì? ? Qua những phần trên em hãy cho biết yêu cầu chăn nuôi đực giống phải như thế nào để đảm bảo đực giống tốt? - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc và tìm hiểu nội dung phần II. - HS trả lời: Đạp mái, trứng đẻ ra mới nở thành con. - HS lấy ví dụ (Chó Becgiê đực giống lai với chó ta sinh ra chó con giống chó bố). - HS trả lời: Phối giống đảm bảo đời con sinh ra có được giống tốt. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS quan sát và tìm hiểu sơ đồ. - HS trả lời: Vận động, tắm, chải, kiểm tra sức khoẻ và tinh dịch. - HS trả lời: Thức ăn phải đủ Prôtêin, muối khoáng và Vitamin. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. II. Chăn nuôi vật nuôi đực giống. + Mục đích: Nhằm đạt được khả năng phối giống cao và cho đời sau có chất lượng tốt. + Nội dung: - Cho vật nuôi vận động, vệ sinh (tắm, chải) và kiểm tra sức khoẻ và tinh dịch vật nuôi đực giống theo định kì. - Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho vật nuôi đực giống (prôtêin, muối khoáng, Vitamin) + Yêu cầu: Đực giống phải có sức khoẻ tốt, không quá béo hoặc quá gầy, có số lượng và chất lượng tinh dịch tốt. HĐ3: Tìm hiểu mục đích và kĩ thuật chăn nuôi vật nuôi cái giống. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần III. ? Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mục đích gì? (GV nhận xét, kết luận) ? Vậy em hãy cho biết cần chăm sóc vật nuôi cái như thế nào? (GV hướng dẫn là phải quan sát sơ đồ 13 SGK sau đó nhận xét, kết luận). ? Theo em yêu cầu chăm sóc vật nuôi cái sinh sản là gì? - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc và tìm hiểu nội dung phần III. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS dựa vào sơ đồ 13 và kiến thức thực tế trả lời. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. III. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản. + Mục đích: Để đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khoẻ mạnh có chất lượng cao. + Nội dung: - Giai đoạn mang thai: Phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng nhất là Prôtêin, muối khoáng, Vitamin.. để nuôi thai, nuôi cơ thể và chuẩn bị sữa. - Gia đoạn sau khi đẻ: Phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và muối khoáng để nuôi cơ thể và tạo sữa nuôi con. + Yêu cầu: Cái giống phải có sức khoẻ tốt, không quá béo hoặc quá gầy, có số lượng và chất lượng sữa tốt. IV. Củng cố - luyện tập. - GV gọi HS đọc ghi nhớ hoặc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: ? Qua bài học em hãy cho biết chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì? ? Em cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi đực giống? ? Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý đến những vấn đề gì? V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ và đọc trước Bài 46, 47 SGK VI. Rút kinh nghiệm. ----------------------------***-------------------------- Ngày soạn: 28/1/2008 Tiết 41 - (bài 46 - bài 47) Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nêu được khái niệm vệ bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi. Nêu được khái niệm và tác dụng của Văcxin. - Chỉ ra được nguyên nhân sinh ra bệnh của vật nuôi và cách phòng tránh. Chỉ ra được cách bảo quản và sử dụng một số loại Văcxin thông thường cho vật nuôi. - Phân biệt được một số loại bệnh của vật nuôi và cách dùng Văcxin phòng bệnh cho vật nuôi. II. Chuẩn bị. - GV: Sơ đồ 14, Hình 73 SGK phóng to. - HS: Học bài cũ, đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: Ngằy giảng Lớp Sĩ số Hs có phép Hs ko phép 7a 7b 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì? ? Em cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi đực giống? ? Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý đến những vấn đề gì? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu về bệnh của vật nuôi và cách phòng trị bệnh cho vật nuôi HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV nêu và giải thích khái niệm về bệnh của vật nuôi cho HS tiếp thu. ? Qua khái niệm em hãy lấy ví dụ về vật nuôi bị bệnh. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 14 SGK phóng to. ? Qua sơ đồ em hãy cho biết bệnh của vật nuôi do những nguyên nhân nào? ? Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào? ? Em hãy lấy ví dụ về bệnh do nguyên nhân bên ngoài sinh ra ở vật nuôi mà em biết? - GV dẫn dắt và kết luận về phân loại bệnh nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trong nội phần III. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS lấy ví dụ, em khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát, tìm hiểu. - HS trả lời: Yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể vật nuôi. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS lấy ví dụ (Ngan, vịt bị trúng gió, khí hậu thay đổi làm gà bị rù). - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính. - HS hoạt động nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. I. Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi. 1. Khái niệm về bệnh của vật nuôi. (SGK) 2. Nguyên nhân sinh ra bệnh. - Nguyên nhân bên trong là do di chuyền. - Nguyên nhân bên ngoài: + Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật (virut, vi khuẩn) gây ra, lây lan thành dịch + Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh (giun, sán, ve) không lây lan thành dịch. 3. Phòng trị bệnh cho vật nuôi. - Chăm sóc chu đáo vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi. - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Khi có triệu chứng bệnh phải có biện pháp chữa trị ngay (báo cơ quan thú y) HĐ2: Tìm hiểu Văcxin phòng bệnh cho vật nuôi. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV nêu khái niệm Vắc xin cho HS tiếp thu. - GV cho HS quan sát H73 SGK phóng to. ? Em hãy cho biết thế nào là Vắc xin nhược độc và Vắc xin chết. - GV nhận xét, kết luận - GV cho HS quan sát H74 SGK. ? Qua các hình vẽ em hãy cho biết khi tiêm Vắc xin vào cơ thể vật nuôi thì có tác dụng gì? (GV giải thích: Kháng thể là cơ chế sản xuất ra loại chất đặc hiệu chống lại mầm bệnh). - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập mục 2/ Tr.123 SGK. - GV nêu và phân tích các lưu ý khi sử dụng Vắc xin để HS tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS quan sát hình vẽ - HS dựa vào hình vẽ trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát, tìm hiểu. - HS trả lời: Cơ thể vật nuôi sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh đã tiêm phòng. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện cá nhân và trả lời, em khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. II. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. 1. Tác dụng của Vắc xin a.Khái niệm: - Vắc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa (bằng cách làm yếu đi hoặc giết chết mầm bệnh đó). b.Tác dụng của Vắc xin. - Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi có khả năng miễn dịch. 2. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vắc xin. a. Bảo quản: (SGK) b. Sử dụng: (SGK) IV. Củng cố - luyện tập. - GV hệ thống lại kiến thức chính của bài để HS tiếp thu. V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ theo các câu hỏi SGK. - Chuẩn bị: Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 bẹ thân cây chuối, 1 bộ (bơm, kim) tiêm, bông thấm nước, 3 lọ nước nguyên chất. VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: 4/2/2008 Tiết 42 - Bài 48 Thực hành Nhận biết một số vắc xin phòng bệnh cho gia cầm và phương pháp sử dụng vắc xin Niu cat xơn phòng bệnh cho gà I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nhận biết được tên, đặc điểm một số loại Vắc xin. - Biết sử dung Vắc xin bằng phương pháp: Tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt. - Vận dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng vắc xin phòng dịch cho gia súc, gia cầm. II. Chuẩn bị. - GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm (Một số loại vắc xin, panh kẹp, khay men) - HS: Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 bẹ thân cây chuối, 1 bộ (bơm, kim) tiêm, bông thấm nước, 3 lọ nước nguyên chất. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: Ngằy giảng Lớp Sĩ số Hs có phép Hs ko phép 7a 7b 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh? Cho ví dụ? ? Nêu những nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi và cách phòng bệnh cho vật nuôi? ? Em hãy cho biết Vắc xin là gì? Cho ví dụ về loại Vắc xin mà em biết? ? Em hãy cho biết tác dụng của Vắc xin đối với cơ thể vật nuôi? 3. Bài mới HĐ 1: Hướng dẫn ban đầu Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò I. Dụng cụ, vật liệu - Dụng cụ: panh kẹp, khay men, 1 bộ (bơm, kim) tiêm, bông thấm nước. - Vật liệu: 1 bẹ thân cây chuối, một số loại vắc xin, 3 lọ nước nguyên chất. II. Nội dung - Nhận biết và sử dụng vắc xin để tiêm phòng cho gia cầm. III. Quy trình thực hiện. 1. Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm. 2. Sử dụng Vắc xin Niu cat xơn tiêm phòng bệnh cho gia cầm. - GV giới thiệu và yêu cầu HS trình bày dụng cụ, vật liệu đã chuẩn bị. - GV giới thiệu nội dung thực hành của tiết học. - GV giới thiệu và nêu cách quan sát (quan sát chung, dạng vắc xin, liều dùng) thông qua nhãn và màu sắc thuốc. - GV giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng vắc xin Niu cat xơn để tiêm và nhỏ thuốc cho gia cầm. - HS quan sát, lắng nghe, ghi chép và trình bày dụng cụ, vật liệu của nhóm mình. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò * Thực hành - GV phân nhóm cho HS thực hành chéo nhau: + Nhóm 1: Nhận biết các loại vắc xin và tiêm vắc xin cho gia cầm vào bản báo cáo thực hành. + Nhóm 2: Nhận biết các loại vắc xin cho gia cầm vào bản báo cáo thực hành và giỏ thuốc phòng bệnh cho gia cầm. - GV yêu cầu HS khi thực hiện cần chú ý an toàn với bơm, kim tiêm, sử dụng thuốc đúng quy trình tránh để thuốc dính vào tay, mắt, và người. - HS hoạt động nhóm, thực hiện theo nội dung được phân công. (Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên để thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình: Viết báo cáo, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho thực hành) HĐ3: Hướng dẫn kết thúc Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò - GV yêu cầu HS vệ sinh dụng cụ, vật liệu, vệ sinh khu vực thực hành. Xem và hoàn thiện vào báo cáo những nội dung đã làm được. - HS thực hiện vệ sinh khu vực thực hành, lớp học và hoàn thành báo cáo. IV. Củng cố - luyện tập. - GV thu bản báo cáo và nhận xét giờ thực hành theo mục tiêu bài học (Sự chuẩn bị của HS, ý thức thực hành của các nhóm) V. Hướng dẫn về nhà. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 49 - Vai trò, nhiệm vụ của chăn thuỷ sản. VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: 11/2/2008 Phần IV đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản Tiết 43 - bài 49 Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nêu được 4 vai trò của nuôi thuỷ sản như: Làm thực phẩm, làm hàng xuất khẩu, làm thức ăn cho vật nuôi và góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. - Giải thích được 3 nhiệm vụ chủ yếu của nuôi trồng thuỷ sản là khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống thuỷ sản, cung cấp thực phẩm chất lượng cho tiêu dùng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao trong chăn nuôi thuỷ sản. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi ở gia đình hoặc ở địa phương. II. Chuẩn bị. - GV: Sơ đồ câm để biểu thị vai trò của nuôi thuỷ sản. - HS: Đọc và tìm hiểu bài trước khi lên lớp. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: Ngằy giảng Lớp Sĩ số Hs có phép Hs ko phép 7a 7b 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết chăn nuôi có vai trò gì đối với sản xuất và đời sống? Nhiệm vụ của chăn nuôi nước ta là gì? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu vai trò của nuôi thuỷ sản HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc mục I và quan sát H75 SGK. ? Quan sát hình a em cho biết hình này nói lên điều gì? ? Em hãy kể tên những sản phẩm thuỷ sản mà gia đình em vẫn ăn? ? Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thuỷ sản là gì? ? Nhìn vào hình b em cho biết hình này nói lên điều gì? ? Em hãy kể tên một số loại thuỷ sản có thể xuất khẩu được? ? Hình c nói lên điều gì? ? Trong các bể, thùng chứa nước người ta thường thả vài con cá vào nhằm mục đích gì? ? Hình d nói lên điều gì? ? Em hãy kể tên thức ăn gia súc, gia cầm có nguồn gốc thuỷ sản mà em biết? ? Qua các hình vẽ em hãy cho biết nuôi thuỷ sản có vai trò gì đối với đời sống con người? - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc và tìm hiểu nội dung trên H75/SGK. - HS trả lời: Làm thức ăn có chất lượng cho con người. - HS trả lời: Tôm, cá, cua, ốc - HS trả lời: Cung cấp thực phẩm có chất lượng cao cho con người. - HS trả lời: Thuỷ sản dùng để xuất khẩu, chế biến. - HS trả lời: Cá Basa, tôm càng xanh... - HS trả lời: Cá ăn những động vật phù du trong nước, mùn làm sạch môi trường nước. - HS trả lời: Giúp làm nước sạch hơn, phòng độc cho con người (nếu cá bị chết tức là nước có độc tố) - HS trả lời: Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. - HS trả lời theo ý kiến cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. I. Vai trò của nuôi thuỷ sản. - Cung cấp thực phẩm cho con người. - Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. - Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. - Làm sạch môi trường nước. HĐ2: Tìm hiểu nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản nước ta. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK. ? Muốn nuôi thuỷ sản cần có điều kiện gì? ? Tại sao có thể nói nước ta có điều kiện phát triển thuỷ sản? - GV kết luận nhiệm vụ thứ nhất là: Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi vốn có ở nước ta. ? Em hãy kể tên những loài thủy sản được nuôi ở địa phương em? - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK và hãy cho biết vai trò quan trọng của thuỷ sản đối với con người ? - Thuỷ sản tươi là thế nào? - GV yêu cầu HS đọc mục 3 và cho biết ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào những công việc gì trong chăn nuôi thuỷ sản? * Từ các câu hỏi trên GV kết luận. - 1 HS đọc, các em khác theo dõi, tiếp thu. - HS: Vực nước và giống thuỷ sản. - HS: Có nhiều ao hồ, mặt nước lớn. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời: Cung cấp 40-50 % thực phẩm. - HS trả lời: Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước, vẫn còn sống để chế biến làm thực phẩm. - HS trả lời: Đó là: Sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống. - Cung cấp nhiều thực phẩm tươi, sạch cho tiêu dùng và xuất khẩu. - ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào nghề nuôi thuỷ sản. IV. Củng cố - luyện tập. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. ? Qua bài học em hãy cho biết nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? ? Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì? V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ và đọc trước Bài 50 - Môi trường nuôi thuỷ sản. VI. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 25/2/2007 Tiết 44 - Bài 50 Môi trường nuôi thuỷ sản I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nêu được nội dung kiến thức cơ bản 3 đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản. - Phân biệt được các tính chất vật lí, hoá học và sinh vật học của nước. - Trình bày được biện pháp cải tạo nước và đáy hồ, ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thuỷ sản. II. Chuẩn bị. - GV: Một số hình ảnh của động vật thủy sinh, H78 SGK phóng to. - HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: Ngằy giảng Lớp Sĩ số Hs có phép Hs ko phép 7a 7b 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? ? Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là gì? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thủy sản. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần I SGK. ? Qua nội dung đã học em hãy cho biết nước nuôi thủy sản có những đặc điểm gì? Vì sao em biết như vậy? - GV nhận xét, bổ sung và kết luận từng đặc điểm. - HS đọc nội dung SGK và tìm hiểu. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân (* Khả năng điều hoà nhiệt độ: Mùa đông nước ở trên mặt đóng băng nhưng ở phía dưới nước không đóng băng.) - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. I. Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản. - Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ. - Có khả năng điều hoà nhiệt độ ổn định. - Thnàh phần khí oxi thấp và Cacbonic cao. HĐ2: Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thuỷ sản. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_truong_thcs_th.doc