I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào côn việc phòng trừ sâu bệnh tại
vườn truờng hay ở gia đình.
3. Thái độ: Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng cho HS, từ đó giúp cho các em yêu thích
môn học hơn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc nội dung SGK- Tư liệu địa phương về phòng trừ sâu bệnh,
bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:- Học bài cũ và đọc trước bài mới.
- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh ở địa phương.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
a.Câu hỏi: Hãy cho biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng? Cho ví dụ? Các dấu
hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại?
b.Đáp án:
- Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng phát triển của cây:
+ Cây trồng bị biến dạng chậm phát triển màu sắc thay đổi.
+ Sâu bệnh phá hại năng suất cây trồng giảm.
+Sâu bệnh làm chất lượng nông sản giảm
VD: Lúa bị rầy nâu, lúa bị sâu cuốn lá, bắp cải bị sâu đục, cà chua bị xoắn lá.
- Có 3 dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại:
+ Cấu tạo hình thái: bị biến dạng lá, quả, gãy thân cành, thối củ, thân cành sần sùi.
+ Màu sắc: trên lá và quả có đốm đen, nâu vàng
+ Trạng thái: Cây bị héo rũ, quả bị chảy nhựa.
c. Nhận xét đánh giá và cho điểm.
62 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10-28 - Hà Thị Thương Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2010 Ngày giảng: 02/11/2010
Lớp dạy : 7A1; 7A2
Tiết 10 - Bài 12:
sâu, bệnh hại cây trồng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được tác hại của sâu bệnh , hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây.
Biết các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hại.
2. Kĩ năng: Hình thành biện pháp phòng trừ, qua đó giúp cho các em phát triển tư duy
kĩ thuật.
3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của
sâu bệnh hại.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: + Nghiên cứu SGK, đọc giáo trình.
+ Tranh vẽ về 1 số loại sâu bệnh.
2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu 1 số loại sâu, bệnh hại cây trồng ở địa phương(cào cào,
bọ xít, sâu bướm,....)
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (5')
a. Câu hỏi:
Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì? Có những cách nào để tăng số lượng
cây trồng?
b. Đáp án:
- Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống để
phục vụ cho gieo trồng.
- Có 2 cách để tăng số lượng cây:
+ Sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
+ Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính (giâm cành, ghép, chiết cành).
* ĐVĐ: (1’)
Trong trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trong đó sâu, bệnh là nhân tố gây hại nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây
trồng ta phải làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay:
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
H
G
G
?
H
G
?
H
?
H
G
?
H
G
Hãy kể tên 1 số loại sâu, bệnh hại cây trồng mà em biết?
Bọ xít hại nhãn, lúa bị rầy nâu phá hại, cà chua bị xoăn lá...
Sâu bệnh có tác hại như thế nào đối với cây trồng?
ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng phát triển của cây, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nêu các ví dụ minh hoạ cho tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng?
Nêu một số ví dụ, GV ghi bảng.
Côn trùng là gì?
Đọc khái niệm về côn trùng(SGK-28)
Nhấn mạnh lại và ghi bảng.
Vòng đời của côn trùng trải qua mấy giai đoạn?
Quan sát hình vẽ và trả lời.
Biến thái của côn trùng là gì?
Là sự thay đổi hình thái qua các giai đoạn.
Hãy cho biết quá trình phát triển, phát dục của sâu hại diễn ra như thế nào?
Trứng sâu non nhộng trưởng thành hoặc: trứng sâu non trưởng thành.
Thế nào là biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn?
Biến thái hoàn toàn: Là biến thái thay đổi hình thái qua các giai đoạn; Biến thái không hoàn toàn: Là biến thái không qua giai đoạn nhộng.
Các giai đoạn từ trứng đến sâu non, trưởng thành lại đẻ trứng, rồi chết gọi là vòng đời.
Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của sâu hại, giai đoạn nào sâu bệnh phá hại nhiều?
Sâu non, có cả loài trưởng thành.
Đặc điểm của sâu trưởng thành: Có loài ưa ánh sáng, thích mùi chua ngọt.
Đưa mẫu vật ngô thiếu lân, lúa bạc lá.
Cây bị bệnh có biểu hiện như thế nào?
Ngô thiếu lân có màu huyết dụ ở lá, cà chua xoăn lá, lúa bạc lá.
Đó là những cây bị bệnh: Hình dạng sinh lí không bình thường do môi trường hay sinh vật gây nên.
Khi thiếu nước, chất dinh dưỡng cây trồng có biểu hiện như thế nào?
Cây phát triển kém.
Lấy ví dụ về 1 số loại bệnh cây mà em biết?
Nấm, vi khuẩn, vi rút...
Cho HS quan sát tranh vẽ đã chuẩn bị sẵn kết hợp với hình ở SGK?
Cho biết những dấu hiệu cây bị hại trong tranh vẽ?
Thảo luận nhóm, trả lời bằng cách chỉ trên hình vẽ. (T.g: 5’)
Nhận xét và đưa ra kết luận, ghi bảng.
10’
24’
I. Tác hại của sâu bệnh:
- Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng phát triển của cây:
+ Cây trồng bị biến dạng chậm phát triển màu sắc thay đổi.
+ Sâu bệnh phá hại năng suất cây trồng giảm.
+Sâu bệnh làm chất lượng nông sản giảm
VD: Lúa bị rầy nâu, lúa bị sâu cuốn lá, bắp cải bị sâu đục, cà chua bị xoắn lá....
II.Khái niệm về côn trùng và bệnh cây
1. Khái niệm về côn trùng:
-Côn trùng(Sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có hai đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.
- Côn trùng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau, có cấu tạo và hình thái khác nhau.
- Có 2 dạng biến thái: hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Khái niệm về bệnh cây:
Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý cấu tạo và biến thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là: nấm, vi khuẩn, vi rút
3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:
- Khi bị sâu bệnh phá hại cây trồng thường thay đổi:
+ Cấu tạo hình thái: bị biến dạng lá, quả, gãy thân cành, thối củ, thân cành sần sùi....
+ Màu sắc: trên lá và quả có đốm đen, nâu vàng
+ Trạng thái: Cây bị héo rũ, quả bị chảy nhựa.
3. Củng cố, luyện tập: (4')
G. Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
H. Thực hiện đọc.
G. Bảng phụ bài tập: Hãy lựa chọn các đáp án đúng:
a) Sâu phá hại cây trồng ở giai đoạn nào?
A. Nhộng C. Trứng
B. Sâu non D. Sâu trưởng thành
b) Nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng là:
A. Nấm C. Vi khuẩn
B. Víut D. Tất cả
Đáp án: a) Chọn đáp án B.
b) Chọn đáp án D.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi SGK-30.
- Đọc trước bài mới.
- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh ở địa phương.
***************************************************
Ngày soạn: 03/11/2010 Ngày giảng: 06/11/2010
Lớp dạy : 7A1; 7A2
Tiết 11 - Bài 13:
phòng trừ sâu, bệnh hại
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào côn việc phòng trừ sâu bệnh tại
vườn truờng hay ở gia đình.
3. Thái độ: Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng cho HS, từ đó giúp cho các em yêu thích
môn học hơn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc nội dung SGK- Tư liệu địa phương về phòng trừ sâu bệnh,
bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:- Học bài cũ và đọc trước bài mới.
- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh ở địa phương.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
a.Câu hỏi: Hãy cho biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng? Cho ví dụ? Các dấu
hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại?
b.Đáp án:
- Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng phát triển của cây:
+ Cây trồng bị biến dạng chậm phát triển màu sắc thay đổi.
+ Sâu bệnh phá hại năng suất cây trồng giảm.
+Sâu bệnh làm chất lượng nông sản giảm
VD: Lúa bị rầy nâu, lúa bị sâu cuốn lá, bắp cải bị sâu đục, cà chua bị xoắn lá....
- Có 3 dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại:
+ Cấu tạo hình thái: bị biến dạng lá, quả, gãy thân cành, thối củ, thân cành sần sùi....
+ Màu sắc: trên lá và quả có đốm đen, nâu vàng
+ Trạng thái: Cây bị héo rũ, quả bị chảy nhựa.
c. Nhận xét đánh giá và cho điểm.
*ĐVĐ: (1’)
Các em đã biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng. Vậy làm thế nào để phòng trừ
được sâu, bệnh cho cây trồng ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay:
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
G
H
?
H
?
H
?
H
?
H
G
H
?
H
G
G
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
Yêu cầu HS đọc các nguyên tắc-SGK
Đọc mục I- SGK-30
Phòng là chính có nghĩa là như thế nào
Tác động các biện pháp như vệ sinh môi trường, chăm sóc tốt giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt,....
Tại sao chúng ta cần trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để?
Khi cây mới có biểu hiện bệnh hay mới có sâu là trừ ngay.....để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Địa phương, gia đình đã áp dụng biện pháp gì để tăng cường sức chịu đựng của cây?
Bón nhiều phân hữu cơ làm cỏ, vun xới; Trồng giống cây chống sâu bệnh (luân canh).
Nêu lợi ích của việc áp dụng nguyên tắc "phòng là chính"?
ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít nên giá thành hạ.
Treo bảng phụ SGK-31cho quan sát.
Quan sát
Hãy cho biết tác dụng của từng biện pháp trong phòng trừ sâu, bệnh ?
Thảo luận nhóm (T.g: 3) Đưa ra ý kiến bằng bảng nhóm.
Quan sát HS thảo luận, cho các nhóm báo cáo.
Nhận xét và đưa ra kết luận. Nhấn mạnh biện pháp canh tác và sử dụng giống.
Nội dung của phương pháp này là gì?
Quan sát H21, 22-SGK và trả lời.
Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công ?
Thảo luận theo bàn, đưa ra ưu, nhược điểm của phương pháp.
Nội dung của phương pháp này là gì ?
Dùng các loại thuốc diệt sâu, bệnh.
Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp ?
Trả lời.
Hướng dẫn HS quan sát H23-SGK-32
Hãy cho biết những cách sử dụng thuốc hoá học mà em biết?
Quan sát và ghi đúng tên các phương pháp sử dụng thuốc.
Khi tiếp xúc với thuốc ta phải chú ý như thế nào?
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn lao động (đi giày, đeo khẩu trang,..)
Nội dung của phương pháp này là gì?
Sử dụng một số loài sinh vật để diệt sâu hại.
Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp sinh học?
Ưu: Không gây hại môi trường, hiệu quả cao.
Nhược: Tuỳ thuộc vào thời tiết.
Nội dung của phương pháp này là gì?
Kiểm tra, xử lý những sản phẩm nông lâm nghiệp khi xuất nhập khẩu.
Nêu tác dụng của biện pháp kiểm dịch
Tránh được lây lan dịch sâu, bệnh từ vùng này sang vùng khác.
8’
25’
I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
+ Phòng là chính.
+ Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
1.Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại:
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm đất:
Tác dụng: Làm đất trừ mầm mống nơi ẩn náu của sâu bệnh.
+ Gieo trồng đúng thời vụ:
Tác dụng: Tránh thời kỳ sâu, bệnh phát triển nhanh.
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý:
Tác dụng: Tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây.
+ Luân canh: làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu bệnh.
+ Sử dụng giống chống sâu bệnh: chịu được sâu bệnh, ít nhiễm bệnh.
2. Biện pháp thủ công:
Bắt sâu, ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn,...để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến cây trồng có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
- Nhược điểm: Tốn công.
3. Biện pháp hoá học:
Dùng các loại thuốc diệt sâu, bệnh.
- Ưu điểm: diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.
- Nhược điểm: gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, giết chết các sinh vật.
H23a: sử dụng bình phun.
H23b: rắc thuốc vào đất.
H23c: trộn thuốc vào hạt giống.
4. Biện pháp sinh học:
Sử dụng một số loài sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật:
Kiểm tra, xử lý những sản phẩm nông lâm nghiệp khi xuất nhập khẩu nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh.
3. Củng cố, luyện tập: (5')
G. Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
H. Đứng tại chỗ đọc.
? Theo em mục đích của việc phòng trừ sâu, bệnh là:
a. Giúp cây trồng phát triển bình thường. c. Không làm giảm chất lượng cây trồng
b. Giảm bớt sâu bệnh hại. d. Tất cả.
H. Chọn đáp án d)
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị cho bài 14-SGK: Chuẩn bị mẫu báo cáo, một số nhãn thuốc hoá học.
************************************************
Ngày soạn: 06/11/2010 Ngày giảng: 09/11/2010
Lớp dạy : 7A1; 7A2
Tiết 12 - Bài 14:
Thực hành : nhận biết một số loại thuốc
và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Nhận biết được 1 số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
2. Kĩ năng: - Nhận biết được các loại thuốc thông qua trạng thái và màu sắc của thuốc.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK và các tài liệu có liên quan.
- Một số mẫu và nhãn thuốc trừ sâu.
2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, vở ghi, mẫu báo cáo.
- Tìm hiểu 1 số loại vỏ, nhãn của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
III. Tiến trình bài daỵ:
1. Kiểm tra bài cũ: (7')
a. Câu hỏi:
Kể tên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? Cho biết nội dung, các ưu và nhược
điểm của phương pháp thủ công trong việc phòng, trừ sâu bệnh hại?
b. Đáp án:
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại: Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống
sâu bệnh, biện pháp thủ công, biện pháp hoá học, biện pháp sinh học và biện pháp
kiểm dịch thực vật.
- Biện pháp thủ công: Bắt sâu, ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng
vợt, bẫy đèn,...để diệt sâu hại.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến cây trồng, có hiệu quả khi
sâu bệnh mới phát sinh, an toàn cho người và môi trường xung quanh.
- Nhược điểm: Tốn công. Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh phát triển mạnh.
* ĐVĐ: (1’)
Như các em đã biết, mỗi loại thuốc trừ sâu có công dụng và cách sử dụng khác
nhau. Làm sao để hiểu rõ về các loại thuốc , chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm
nay:
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
G
G
H
G
G
G
H
G
H
?
H
G
H
?
H
Nêu mục tiêu của bài: Nhận biết được 1 số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Các nhóm dược phân công cbị tranh vẽ kí hiệu của thuốc.
Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Đọc các chỉ tiêu nêu trong nhãn:
+ Tên thuốc
+ Nhóm thuốc
+ Dạng thuốc
+ Khả năng hoà tan trong nước.
+ Tỷ lệ hoạt chất, phụ gia.
+ Công dụng.
+ Địa chỉ sản xuất.
Đọc mẫu một nhãn theo 7 chỉ thị đã nêu trên.
Tự đọc 1 nhãn khác theo chỉ tiêu đã nêu trên.
Hướng dẫn HS quan sát nhận biết một số dạng thuốc.
Quan sát màu sắc dạng thuốc.
Quan sát thuốc trong lọ có ghi số và nêu nhận xét về các chỉ tiêu:
+ Dạng thuốc.
+ Màu sắc.
Quan sát 1 số lọ thuốc và đối chiếu với hình vẽ.
Đưa ra 1 số nhãn hiệu chủ các loại thuốc có bán ngoài thị trường giải thích các kí hiệu- mức độ độc.
3 học sinh lần lượt quan sát và nêu nhận xét.
Yêu cầu mỗi học sinh làm bản tường trình 1 loại thuốc.
Tiến hành quan sát trao đổi và làm bản thu hoạch theo mẫu.
5’
16’
10’
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Các mẫu thuốc.
- Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc.
II. Quy trình thực hành:
1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại:
a) Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác:
+ Nhóm độc 1: Rất độc ; Nguy hiểm
+ Nhóm độc 2: Độc cao
+ Nhóm độc 3: Cẩn thận.
b) Tên thuốc:
2. Quan sát một số dạng thuốc.
a) Thuốc bột thấm nước: Viết tắt:
WP, BTN, DF, WDG
b) Thuốc bột hoà tan trong nước: Viết tắt: SP, BHN.
c) Thuốc hạt: Viết tắt:
G, H, GR
d) Thuốc sữa: Viết tắt:
EC, ND
e) Thuốc nhũ đầu: Viết tắt: SC
III. Thực hành:
Họ, tên lớp ..mẫu số.
Kết quả quan sát:
Nhận xét qua nhãn
Nhận xét qua thuốc
Nhận xét qua thuốc trộn với nước
1
2
3. Củng cố, luyện tập: (5')
G. Gọi 1 HS của nhóm 1 báo cáo kết quả
H. Báo cáo kết quả
G. Ghi lên bảng, gọi nhóm khác nhận xét bổ sung
H. Thu dọn vật liệu- dụng cụ thực hành.
G. Nhận xét chung giờ thưc hành.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Xem lại các kiến thức đã học của chương I.
- Ôn tập theo hệ thống các câu hỏi cuối mỗi bài học.
- Tiết sau ôn tập chương.
***************************************************
Ngày soạn: 11/11/2010 Ngày giảng: 13/11/2010
Lớp dạy : 7A1; 7A2
Tiết 13:
ÔN TậP CHƯƠNG I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến
thức đã học.
- Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng thực tế vào sản xuất
3. Thái độ: - Có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm
bảo an toàn lao động.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc và nghiên cứu nội dung SGK, bảng tóm tắt nội dung phần
trồng trọt, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (0’)
Không kiểm tra.
*ĐVĐ: (1’)
Để giúp các em hệ thống lại toàn bộ các kiến thức đã học trong chương I và chuẩn
bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết hôm nay cô cùng các em đi ôn tập lại.
2. Bài mới: (Ôn tập: 41’)
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
G
H
H
G
G
H
H
G
Nêu câu hỏi ôn tập
Câu 1: Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?
Câu 2: Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Câu 3. Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại? Hãy nêu rõ các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại ?
Câu 4:Nêu vai trò của giống, phương pháp chọn tạo giống? Điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?
Câu 5: Trình bày khái niệm về côn trùng và bệnh cây? Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Nhận xét - bổ sung. (HS khác)
Chốt lại
Nêu câu hỏi ôn tập
Câu 6: Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh để phòng trừ sâu bệnh, tốn ít công, chi phí ít?
Câu 7: Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân đối với cây trồng?
Câu 8: Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp.
Câu9: Chọn tạo giống cây trồng nhằm mục đích gì? Sản xuất giống khác với chọn tạo giống như thế nào?
Câu 10: Hãy cho biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng? Cho ví dụ? Các dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại?
Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời
HS khác: Nhận xét - bổ sung.
Chốt lại
Câu1: Vai trò của trồng trọt :
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.
+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu
- Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Câu2 :
- Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Phải sử dụng đất hợp lí vì: nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao, nhu cầu về lương thực thực phẩm tăng,trong khi đó diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí có hiệu quả.
Câu 3.
Nguyên tắc phòng là chính ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp.
Nguyên tắc: Phòng là chính, trừ sớm kịp thời, nhanh chóng, triệt để, sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
Câu 4 : Vai trò của giống cây trồng: làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Giống cây trồng có thể nhân giống bằng hạt vô tính.
- Có hạt giống tốt phải biết bảo quản trong chum, vại bao túi kín hoặc trong các kho lạnh.
- Phương pháp chọn tạo giống: Chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô.
Câu 5: Khái niệm: Côn trùng(Sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có hai đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.
- Bệnh hại là chức năng không bình thường về sinh lí, cấu tạo và hình thái của câydưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và ĐK sống không thuận lợi.
- Các biện pháp phòng trừ: Thủ công, hoá học, sinh học, kiểm dịch thực vật, biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.
Câu 6:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh tốn ít công, dễ thực hiện, chi phí ít vì canh tác có thể tránh được những kỳ sâu bệnh phát triển, cây phù hợp với điều kiện sống, chống sâu, bệnh.
Câu 7:
- Tác dụng của các biện pháp làm đất, xáo chộn đất, làm nhỏ đất, thu gom, vùi lấp cỏ dại, dễ chăm sóc.
Câu 8:
- Trước khi gieo trồng cây nông nghiệp phải tiến hành kiểm tra xử lý hạt giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, không có sâu bệnh hại, độ ẩm thấp, không lẫn tạp và cỏ dại, sức nảy mầm mạnh.
Câu 9:
- Chọn tạo giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra giống mới: Nghĩa là giống có đặc điểm mới khác giống cũ.
- Chọn tạo giống là tạo ra giống mới; Sản xuất giống là tăng số lượng của giống và duy trì chất lượng.
Câu 10:
- Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng phát triển của cây:
+ Cây trồng bị biến dạng chậm phát triển màu sắc thay đổi.
+ Sâu bệnh phá hại năng suất cây trồng giảm.
+Sâu bệnh làm chất lượng nông sản giảm
VD: Lúa bị rầy nâu, lúa bị sâu cuốn lá, bắp cải bị sâu đục, cà chua bị xoắn lá....
- Có 3 dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại:
+ Cấu tạo hình thái: bị biến dạng lá, quả, gãy thân cành, thối củ, thân cành sần sùi
+ Màu sắc: trên lá và quả có đốm đen, nâu vàng
+Trạng thái:Cây héo rũ, quả bị chảy nhựa
3. Củng cố và luyện tập: (2’)
G. Chốt lại 1 số kiến thức trọng tâm
Nhận xét đánh giá giờ ôn tập.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã học trong chương.
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
*****************************************************
Ngày soạn: 14/11/2010 Ngày giảng: 16/11/2010
Lớp dạy : 7A1; 7A2
Tiết 14:
kiểm tra 1 tiết
1. Mục tiêu bài kiểm tra:
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh trong chương I
- GV rút kinh nghiệm truyền thụ kiến thức để từ đó điều chỉnh phương pháp cho phù hợp.
- Rèn kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp
- Giáo dục tính tự giác, tự học, tính cẩn thận.
2. Nội dung đề kiểm tra:
* Lớp 7A1:
Ma trận đề:
Chủ đề
Nhận Biết
(50%)
Thông Hiểu
( 30%)
Vận dụng
(20%)
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khái niệm về đất trồng, biện pháp sử dụng cải tạo đất.
câu
câu
câu
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh
câu
câu
1 câu
1 câu
Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
câu
câu
câu
Tổng
3 điểm
3 điểm
4 điểm
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: (2điểm): Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng .
1. Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh có những ưu điểm sau:
A. Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công B. Không làm ô nhiễm môi trường.
C. Không gây độc hại cho người và gia súc D. Cả 3 ý trên .
2. Loại đất nào dưới đây có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất ?
A. Đất cát B. Đất thịt nhẹ
C. Đất thịt trung bình D. Đất thịt nặng.
3. Đối với loại côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn thì giai đoạn nào phá hoại cây
trồng mạnh nhất ?
A. Giai đoạn sâu trưởng thành B. Giai đoạn sâu non
C. Giai đoạn trứng D. Giai đoạn nhộng
4. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh nào sau đây là hiệu quả nhất:
A. Cho nước ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
B. Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất trong phòng trừ sâu bệnh
C. Dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nhất
D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ, lấy biện pháp canh tác là cơ sở.
Câu 2: (1điểm): Cho các loại phân dưới đây :
A. Cây điền thanh; B. Phân trâu, bò; C. Supe lân;
D. DAP (diamon phốt phát) E. Cây muồng muồng
H. Phân NPK I. Bèo hoa dâu ; K.Urê (phân chứa N) .
L. Khô dầu dừa, đậu tương. M. Nitragin (chứa vi sinh chuyển hoá đạm).
Em hãy sắp xếp các loại phân bón trên vào các nhóm thích hợp.
Nhóm: Phân hữu cơ; Phân hoá học; Phân vi sinh.
B. Phần tự luận:(7đ)
Câu 3: Đất trồng là gì? Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Câu 4. Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại? Hãy nêu rõ các
nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh đó?
Câu 5: Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Nêu các phương pháp
chọn tạo giống cây trồng mà em biết? Để bảo quản tốt hạt giống cần những điều
kiện cần thiết nào?
* Lớp 7A2:
Ma trận đề:
Chủ đề
Nhận Biết
Thông Hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khái niệm về đất trồng, biện pháp sử dụng cải tạo đất.
1 Câu
1 Câu
1 Câu
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh
2 Câu
2 Câu
1 Câu
1 Câu
Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
1 Câu
1 Câu
1 Câu
Tổng
1 điểm
3 điểm
0,75 điểm
1,5 điểm
1,25 điểm
2,5 điểm
A. Phần trắc nghiệm: (3điểm): Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất
1. Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt cần sử dụng những biện pháp:
A. Khai hoang lấn biển B. Tăng vụ trên diện tích đất trồng
C. áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt D. Cả a, b, c
2. Đất chua có độ pH là:
A. pH 7,5
B. pH = 6,6 - 7,5 D. Cả a, b, c
3. Phân bón gồm 3 nhóm chính:
A. Hoá học, hữu cơ, vi sinh C. Cả a, b đúng
B. Đạm, lân, kali D. Cả a, b sai
4. Khi bón phân chúng ta nên:
A. Bón càng nhiều càng tốt B. Bón thật nhiều loại phân
C. Bón đúng liều lượng, cân đối D. Cả 3 câu a, b, c
5. Phương pháp lai là phương pháp sử dụng:
A. Tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến
B. Mô hoặc tế bào của cây nuôi cấy trong môi trường đặc biệt
C. Phấn hoa của cây dùng làm bố, thụ phấn cho cây dùng làm mẹ
D. Nguồn giống khởi đầu chọn cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt
6. Biện pháp có ưu điểm diệt sâu, bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường và tiêu diệt
không triệt để là:
A. Sinh học C. Hoá học
B. Thủ công D. Kiểm dịch thực vật
7. Sâu phá hại mạnh cây trồng ở giai đoạn:
A. Trứng C. Sâu trưởng thành
B. Sâu non D. Cả a, b, c
8. Nguyên nhân dẫn tới cây trồng bị bệnh là:
A. Nấm C. Vi khuẩn, vi rút
B. Điều kiện sống bất lợi D. Cả a, b, c
9. Hãy sắp xếp các mục đích ở (Cột B) tương ứng với các biện pháp cải tạo đất (Cột A)
Các biện pháp cải tạo đất (Cột A)
Mục đích (Cột B)
Trả lời
1. Cày sâu, bừa kĩ bón phân hữu cơ
a. Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
1 -
2 -
3 -
4 -
2. Làm ruộng bậc thang
b. Tháo ch
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_10_28_ha_thi_thuong_hue.doc