I.Mục tiêu:
Giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lý hạt giống bằng nước ấm; Thực hiện đúng quy trình và đúng kỹ thuật trong từng bước để lọc và xử lý hạt giống hiệu quả.
Thực hiện được quy trình kỹ thuật trong kiểm tra sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống; Phân biệt được tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, sử dụng hai chỉ tiêu này trong sử dụng hạt giống dùng để gieo trồng.
Thực hiện tốt thao tác lấy mẫu khách quan, ngâm xếp hạt giống vào đĩa hay khay thí nghiệm đúng kỹ thuật.
Tính toán chính xác sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm.
Rèn luyện kĩ năng tính toán chính xác, thực hiện các thao tác thí nghiệm đúng kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
Có thái độ học tập nghiêm túc.
Có ý thức làm việc có khoa học, chính xác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành cho mỗi nhóm:
- Ngô : 0,3 – 0,5 kg/ 1 nhóm thực hành.
- 1 quả trứng gà ; 1kg muối ăn cho cả lớp.
- 2 chậu nhựa; 2 xô đựng nước sạch; Nhiệt kế rượu 1 cái; 1 rá đựng thóc / 1 nhóm.
- Hạt đậu xanh: 2kg/lớp.
- Đĩa petri: 1 cái/ 1 HS.
- Bông thấm nước: 0,5kg.
- Đĩa petri đậu xanh đã nảy mầm 4 ngày.
- Đĩa petri đậu xanh đã nảy mầm 7 ngày.
- Đĩa petri đậu đen đã nảy mầm 4 ngày.
- Đĩa petri đậu đen đã nảy mầm 7 ngày.
Mỗi HS 100 hạt đậu xanh, 100 hạt đậu đen.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 13: Thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm. Xác định sức nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống - Lê Anh Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Ngày soạn:
20/10/2007
Tiết PPCT: 13
07
Ngày dạy:
22/10/2007
THỰC HÀNH: XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM – XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM – TỶ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lý hạt giống bằng nước ấm; Thực hiện đúng quy trình và đúng kỹ thuật trong từng bước để lọc và xử lý hạt giống hiệu quả.
Thực hiện được quy trình kỹ thuật trong kiểm tra sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm của hạt giống; Phân biệt được tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, sử dụng hai chỉ tiêu này trong sử dụng hạt giống dùng để gieo trồng.
Thực hiện tốt thao tác lấy mẫu khách quan, ngâm xếp hạt giống vào đĩa hay khay thí nghiệm đúng kỹ thuật.
Tính toán chính xác sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tính toán chính xác, thực hiện các thao tác thí nghiệm đúng kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
3. Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc.
Có ý thức làm việc có khoa học, chính xác.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành cho mỗi nhóm:
- Ngô : 0,3 – 0,5 kg/ 1 nhóm thực hành.
- 1 quả trứng gà ; 1kg muối ăn cho cả lớp.
- 2 chậu nhựa; 2 xô đựng nước sạch; Nhiệt kế rượu 1 cái; 1 rá đựng thóc / 1 nhóm.
- Hạt đậu xanh: 2kg/lớp.
- Đĩa petri: 1 cái/ 1 HS.
- Bông thấm nước: 0,5kg.
- Đĩa petri đậu xanh đã nảy mầm 4 ngày.
- Đĩa petri đậu xanh đã nảy mầm 7 ngày.
- Đĩa petri đậu đen đã nảy mầm 4 ngày.
- Đĩa petri đậu đen đã nảy mầm 7 ngày.
2. Học sinh:
Mỗi HS 100 hạt đậu xanh, 100 hạt đậu đen.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức bài học.
GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
Chia nhóm thực hành; Oån định chỗ ngồi cho nhóm thực hành.
Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm.
Các nhóm thực hành về chỗ.
Nhận dụng cụ thực hành.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài thực hành
Yêu cầu HS đọc SGK, cho biết :
? Quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm tiến hành qua những bước nào?
? Vì sao phải dùng nhiệt ở 54oC và ngâm 5 – 10’ mà không để nhiệt độ và thời gian cao hơn hoặc thấp hơn?
GV giới thiệu thêm nhiệt độ xử lý của một số loại hạt.
? Quy trình xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tiến hành qua những bước nào?
? Vì sao không gieo vào đất mà lại dùng giấy bông hay vải thấm nước?
? Nêu công thức xác định sức nảy mầm của hạt? Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt?
Quy trình xử lý hạt giống :
B1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
B2: Rửa sạch các hạt chìm.
B3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trướckhi ngâm hạt.
B4: Ngâm hạt trong nước ấm.
54oC thì mầm bệnh đã chết, kích thích được hạt nảy mầm, thấp hơn 54oC thì mầm bệnh không chết, cao hơn 54oC thì mầm hạt có thể lại chết.
Quy trình xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm:
B1 : Chọn 50 hạt giống to; Ngâm hạt trong nước lã 24h.
B2 : Xếp bônng thấm nước vào đĩa hoặc khay.
B3 : Xếp hạt vào đĩa hoặc khay, đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau. Luôn giữ ẩm cho giấy.
B4 : Tính tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt.
Hạn chế nấm, gây hại mầm hạt giống.
Sức nảy mầm
= x100%
Tỷ lệ nảy mầm
= x100%
I. Quy trình thực hành:
1. Quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm :
+ B1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
+ B2: Rửa sạch các hạt chìm.
+ B3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trướckhi ngâm hạt.
+ B4: Ngâm hạt trong nước ấm.
2. Quy trình xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống:
+ B1 : Chọn 50 hạt giống to; Ngâm hạt trong nước lã 24h.
+ B2 : Xếp bônng thấm nước vào đĩa hoặc khay.
+ B3 : Xếp hạt vào đĩa hoặc khay, đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau. Luôn giữ ẩm cho giấy.
+ B4 : Tính tỷ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt.
Sức nảy mầm
= x100%
Tỷ lệ nảy mầm
= x100%
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
GV gợi ý phân công một người làm nhóm trưởng, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Các nhóm tự phân công theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Thực hiện quy trình thực hành
GV làm mẫu:
Quy trình xử lý hạt giống bằng nước ấm tiến hành qua 4 bước.
Quy trình xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tiến hành qua 4 bước.
GV Yêu cầu HS thực hiện quy trình. Trong khi HS thực hành, GV đôn đốc, nhắc nhở.
HS quan sát.
HS thực hiện các quy trình thực hành.
Hoạt động 5: Đánh giá kết quả thực hành – Nhận xét – Dặn dò
GV đánh giá tiết học, chấm điểm cho các nhóm.
GV rút kinh nghiệm về sự chuẩn bị của HS.
HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_13_thuc_hanh_xu_ly_hat_giong_ba.doc