MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Nêu được các công việc và vai trò của mỗi công việc chăm sóc cây sau khi gieo trồng.
Nêu được nội dung và yêu cầu từng công việc chăm sóc cây trồng.
2. Kĩ năng:
Làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.
3. Thái độ:
Có ý thức tham gia chăm sóc một số cây trồng trong vườn để có sản phẩm tốt.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Hình 29, 30 SGK phóng to.
2. HS:
Coi trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 7A1 ./ . 7A3 ./
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong trồng trọt, khâu chăm sóc rất quan trọng và là 1 tỏng những yếu tố quyết định năng xuất cây trồng. Vậy, chăm sóc như thế nào?
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 16: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Trường THCS Đạ M'Rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 28/09/2009
Tiết 16 Ngày dạy: 01/10/2009
Bài 19.CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Nêu được các công việc và vai trò của mỗi công việc chăm sóc cây sau khi gieo trồng.
Nêu được nội dung và yêu cầu từng công việc chăm sóc cây trồng.
2. Kĩ năng:
Làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.
3. Thái độ:
Có ý thức tham gia chăm sóc một số cây trồng trong vườn để có sản phẩm tốt.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Hình 29, 30 SGK phóng to.
2. HS:
Coi trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 7A1./.. 7A3./
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong trồng trọt, khâu chăm sóc rất quan trọng và là 1 tỏng những yếu tố quyết định năng xuất cây trồng. Vậy, chăm sóc như thế nào?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu biện pháp tỉa, dặm cây(5’).
-GV: Yêu cầu HS nêu cách tiến hành tỉa, dặm cây.
-GV hỏi: Mục đích của tỉa, dặm cây là gì?
-GV: Phân tích, bổ sung.
-HS: Nêu cách tỉa, dặm cây.
-HS: Trả lời: đảm bảo mật độ, năng xuất cây trồng.
-HS: Nge và ghi vở.
I. Tỉa, dặm cây
Tỉa cây : Tỉa bỏ các cây yếu, bệnh, chỗ cây mọc dày.
Dặm cây: Dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.
Hoạt động 2. Tìm hiểu biện pháp làm cỏ, vun xới (13’).
-GV: Khi cây đã mọc phải làm cơ, vun xới giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
-GV hỏi: Vậy, mục đích của làm ơ, vun xới là gì?
-GV: Gọi các nhóm trả lời.
-GV: Chốt kiến thức.
-HS: Nghe và ghi nhớ.
-HS: Thảo luận 3’ và chọn đáp án đúng trong các đáp án SGK.
-HS: Đại diện các nhóm trả lời.
Nhóm khác bổ sung.
-HS: Nghe và ghi vở.
II. Làm cỏ, vun xới
- Diệt cỏ dại.
- Làm cho đất tơi xốp.
- Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
- Chống đổ cho cây.
Hoạt động 3. Tìm hiểu biện pháp tưới, tiêu nước(12’)
-GV hỏi: Mục đích của tưới nước là gì?
-GV: Có mấy cách tưới nước?
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình 30 SGK/46 và nêu tên các biện pháp tưới nước.
-GV: Vì sao phải tiêu nước cho cây trồng?
-HS: Trả lời và ghi vở.
-HS: Tưới theo hàng, tưới thấm, tưới ngập, tưới phun mưa.
-HS: Làm việc nhóm 3’ và trả lời.
-HS: Theo dõi SGK và trả lời.
III. Tưới, tiêu nước
-Tưới nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Tiêu nước: Tránh ngập úng cho cây trồng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu biện pháp bón phân thúc(7’).
-GV: Loại phân nào dùng để bón thúc?
-GV: Bón thúc theo quy trình như thế nào?
-HS: Phân hoá học, phân hữu cơ hoai mục.
-HS: Trả lời các bước và ghi vở.
IV. Bón phân thúc
Sử dụng phân hoá học hoặc phân hữu cơ hoai mục.
Quy trình: Bón phân à Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
3. Củng cố (5’): HS đọc ghi nhớ SGK.
Nhắc lại nội dung chính của bài học.
4. Nhận xét, dặn dò(1’):
Học bài cũ.
Coi trước bài : “Thu hoạch – bảo quản – chế biến nông sản”.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_16_cac_bien_phap_cham_soc_cay_t.doc