Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 16: Thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu của phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản.

2. Kĩ năng: -Quan sát, phân tích , vận dụng kiến thức vào thu hoạch, bảo quản sản phẩm tại gia đình.

 3. Thái độ: -Có ý thức tiết kiệm tránh hao hụt trong thu hoạch.

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp:- Phóng to hình 31, 32. Bảng phụ ghi các bài tập trắc nghiệm.

 2. Học sinh: Chuẩn bị như phần dặn dò ở tiết trước.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 1.Ổn định ( 1)7a . .7b 7c

 2. Bài cũ (4):nêu mục đích của việc làm cỏ, vun xới(4đ)

Nêu ưu nhược điểm của các phương pháp tưới cho cây(6đ)

 3. Giới thiệu bài:thu hoạch cần đảm bảo những yêu cầu gì? Sau khi thu hoạch xong chúng ta cần phải làm gì? Vậy mục đích của việc bảo quản chế biến là gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 16: Thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.12.2007 Ngày dạy : 24 .12.2007 Tiết 16: THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG SẢN. I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Hiểu được mục đích và yêu cầu của phương pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. 2. Kĩ năng: -Quan sát, phân tích , vận dụng kiến thức vào thu hoạch, bảo quản sản phẩm tại gia đình. 3. Thái độ: -Có ý thức tiết kiệm tránh hao hụt trong thu hoạch. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp:- Phóng to hình 31, 32. Bảng phụ ghi các bài tập trắc nghiệm. 2. Học sinh: Chuẩn bị như phần dặn dò ở tiết trước. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định ( 1’)7a . ..7b 7c 2. Bài cũ (4’):nêu mục đích của việc làm cỏ, vun xới(4đ) Nêu ưu nhược điểm của các phương pháp tưới cho cây(6đ) 3. Giới thiệu bài:thu hoạch cần đảm bảo những yêu cầu gì? Sau khi thu hoạch xong chúng ta cần phải làm gì? Vậy mục đích của việc bảo quản chế biến là gì? 4. Các họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 :( 15 phút) Thu hoạch - GV treo bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm. 1. Giai đoạn nào thì lúa sẽ được thu hoạch? A. Hạt vừa và chắc. B. Hạt chín, vàng đều. C. Hạt chín, bông rũ. D. Hạt vừa, vàng đều. 2. Cải bắp đến mùa thu hoạch là: A. Vừa cuốn. B. Vừa cuốn dày. C. Cuốn dày, nứt đầu bắp. D. Vừa cuốn, nứt đầu bắp. - HS: Giải thích tại sao lựa chọn phương án trên? - GV: Thu hoạch nông sản phải đảm bảo những yêu cầu nào? -GV: Treo hình 31, HS quan sát để tìm ra phương pháp thu hoạch với từng loại cây và dụng cụ gì? - GV gợi ý để HS phân biệt phương pháp thu hoạch thủ công với phương pháp thu hoạch cơ giới - > Liên hệ phương pháp thu hoạch ở địa phương. Hoạt động 2 :( 14phút) Tìm hiểu cách bảo quản. - GV hỏi: Mục đích của bảo quản nông sản là gì? - GV: Nếu không đảm bảo nông sản thì sẽ ntn? - GV: Theo em, điều kiện bảo quản nông sản ntn là phù hợp nhất? - GV: Để bảo quản tốt giống, người nông dân cần có phương pháp bảo quản nào? -GV hỏi: bảo quản thông thóang được áp dụng đối với nông sản nào? Bảo quản kín, lạnh áp dụng đối với loại nào? Vì sao? -HS họat động cá nhân rồi trả lờiGV nhận xét và chốt lại câu trả lời. Hoạt động 3: ( 7 phút) Tìm hiều về chế biến nông sản - GV: Vì sao phải chế biến nông sản? Nêu ví dụ để chứng tỏ chế biến làm tăng giá trị của sản phẩm. HS trả lời theo yêu cầu của GV. - GV : Nông sản sau khi thu hoạch để lâu dễ biến chất. Vì thế cần chế biến để giữ lượng sản phẩm cao, hiệu quả cao. - HS lên làm bài tập: Em hãy chỉ tên các phương pháp chế biến nông sản? Nêu ví dụ để chứng tỏ mỗi loại nông sản có phương pháp chế biến riêng. -HS làm việc cá nhân rồi trả lời theo yêu cầu của GV. -HS: Kể tên một số phương pháp chế biến ở địa phương em? - GV: Giới thiệu lò sấy thủ công. Hoạt động 3: ( 2 phút) Tổng kết -Cho HS đọc phần ghi nhớ. -Cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc. -Tại sao phải thu hoạch nhanh, gọn, cẩn thận? Nêu mục đích và các phương pháp bảo quản ? Nêu mục đích và các phương pháp chế biến? -HS họat động cá nhân rồi trả lời. I. Thu hoạch 1. Yêu cầu - Đúng độ chín, nhanh, cẩn thận. 2. Phương pháp: - Hái ( đậu, cam, quýt ...) - Nhổ ( su hào, lạc, sắn ..) - Cắt ( lúa, hoa ...) II. Bảo quản 1. Mục đích: Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng nông sản. 2. Điều kiện bảo quản nông sản ( sgk/ 48) 3. Phương pháp - Bảo quản thông thoáng. - Bảo quản kín. - Bảo quản lạnh. III. Chế biến 1. Mục đích: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. 2. Phương pháp - Sấy khô. - Chế biến tinh thần. - Muối chua. - Đóng hộp. 5. Dặn dò:(1phút) -Nắm nội dung bài học: Tại sao phải thu hoạch nhanh, gọn, cẩn thận? Gia đình em đã áp dụng phương pháp chế biến nào? - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức trong học kì I. --------------------™ v ˜----------------------- Câu 1,2 trang 6. Câu 1,2 trang 8. Câu 1,2,3 trang 10. Câu 1,2,3 trang 15 ; Câu 1,2,3,4 trang 17 ; Câu 2,3 trang 22 Vai trò của giống cây trồng và các tiêu chí của 1 giống cây trồng tốt. Câu 1,2 trang 30. Câu 1,3,4 trang 33.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_16_thu_hoach_bao_quan_che_bien.doc