I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.
- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy định.
- Biết cách xác định sức nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống.
- Làm được các bước đúng quy trình.
2. Kỹ năng:
- Chuẩn bị được dụng cụ và xử lí được hạt giống lúa bằng nước ấm đúng kĩ thuật như:
+ Pha được nước muối để loại bỏ hạt lửng, hạt lép,
+ Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước để xử lí lúa.
+ Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu.
- Chuẩn bị và đặt được thí nghiệm đúng yêu cầu kĩ thuật để xác định được sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa.
- Tính được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt lúa, mẫu cần kiểm tra phản ánh sát thực chất lượng của hạt.
3. Thái độ:
- Tích cực cùng gia đình xử lí hạt giống như hạt lúa trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và góp phần phòng trừ sâu bệnh hại.
- Vận dụng hiểu biết về kiểm tra hạt giống trước khi gieo để xác định được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống, giúp gia đình quyết định sử dụng hay thay bằng hạt giống khác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn công nghệ 7, tích hợp giáo dục môi trường.
- 200 hạt lúa, 500g muối.
- Nhiệt kế, phích nước nóng, chậu.
- Khay men hay gỗ, vải thô hoặc bông thấm nước.
2. Học sinh: Xem trước bài 17 và 18: đem theo 100g hạt lúa; Khay nhựa hoặc inox, bông thấm nước, muối 50g.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 17, Bài 17+18: Thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm xác định sức nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
Tuần 14
Tiết 17
BÀI 17 - 18: Thực hành
XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM
XÁC ĐỊNH SỨC NẨY MẦM VÀ TỈ LỆ NẨY MẦM CỦA HẠT GIỐNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Biết cách xử lí hạt giống bằng nước ấm.
- Làm được các thao tác xử lí hạt giống đúng quy định.
- Biết cách xác định sức nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống.
- Làm được các bước đúng quy trình.
Kỹ năng:
- Chuẩn bị được dụng cụ và xử lí được hạt giống lúa bằng nước ấm đúng kĩ thuật như:
Pha được nước muối để loại bỏ hạt lửng, hạt lép,
Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước để xử lí lúa.
Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu.
- Chuẩn bị và đặt được thí nghiệm đúng yêu cầu kĩ thuật để xác định được sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa.
- Tính được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt lúa, mẫu cần kiểm tra phản ánh sát thực chất lượng của hạt.
Thái độ:
- Tích cực cùng gia đình xử lí hạt giống như hạt lúa trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và góp phần phòng trừ sâu bệnh hại.
- Vận dụng hiểu biết về kiểm tra hạt giống trước khi gieo để xác định được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống, giúp gia đình quyết định sử dụng hay thay bằng hạt giống khác.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn công nghệ 7, tích hợp giáo dục môi trường.
- 200 hạt lúa, 500g muối.
- Nhiệt kế, phích nước nóng, chậu.
- Khay men hay gỗ, vải thô hoặc bông thấm nước.
Học sinh: Xem trước bài 17 và 18: đem theo 100g hạt lúa; Khay nhựa hoặc inox, bông thấm nước, muối 50g.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
1’
1’
5’
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- Mẫu hạt lúa 100 hạt
- 50 g muối
- Nhiệt kế.
- Phích nước nóng.
- Chậu, thùng đựng nước lả, rổ, khay inox.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
à Giới thiệu bài mới: Xử lí hạt giống nhằm là diệt trừ sâu bệnh và kích thích hạt nẩy mầm. Có 2 phương pháp xử lí là: xử lí bằng nước ấm và xử lí bằng hóa chất. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành phương pháp xử lí hạt giống bằng nước ấm.
* Hoạt động 1
- Yêu cầu học sinh đem mẫu đậu xanh ra để trên bàn và gom lại theo từng nhóm.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thực hành.
- Lớp trưởng báo cáo
- Lắng nghe và suy nghĩ
- Học sinh đem mẫu trình bày
- Học sinh lắng nghe
15’
15’
II. Quy trình thực hành:
- Bước 1: cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm nhiệt độ 450C trong thời gian 10 phút.
- Bước 5: Xếp hạt vào đĩa hoặc khay đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau. Luôn bông ẩm.
- Bước 6: tính sức nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm.
SNM( %)= Số hạt nẩy mầm/ Tồng số hạt đem gieo x 100
+ TLNM (%) = Số hạt nẩy mầm/ Tổng số hạt đem gieo x 100
Hạt giống tốt thì sức nẩy mầm sấp xỉ tỉ lệ nẩy mầm.
III. Thực hành:
Yêu cầu thực hiện đúng theo nội dung các bước trong quy trình thực hành.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu 1 học sinh đọc to bốn bước thực hành trong SGK trang 42 và đồng thời cho một HS lên thực hành cho các bạn xem.
- GV theo dõi nhắc nhở chỗ HS thao tác chưa chính xác.
- GV lưu ý: sau khi thực hiện xong các bước thực hành bài 17 chúng ta thực hiện tiếp bước 5 là xếp hạt vào khay, bước 6 tính SNM và TLNM của hạt giống
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xếp các hạt vào khay và cách tính sức nẩy mầm và tỉ lệ nẩy mầm.
+ SNM(%)= Số hạt nẩy mầm /tổng số hạt đem gieo x 100
+ TLNM (%)= Sồ hạt nẩy mầm/ tổng số hạt đem gieo x 100
+ Vậy hạt ra sao mới được gọi là hạt này mầm?
* Hoạt động 3
- GV phát các dụng cụ cần thiết cho các nhóm
- Sau đó yêu cầu từng nhóm thực hành.
- GV theo dõi và nhắc nhở nhóm thực hành chưa nghiêm túc và nhóm học yếu để có hướng dẫn kịp thời.
- Chọn từ 1-2 mẫu hoàn thành tốt cho cả lớp quan sát và yêu cầu về nhà tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.
- 1 học sinh đọc to và 1 học sinh làm thục hành.
- Chú ý quan sát để thực hiện.
- Các nhóm chú ý.
- Chú ý quan sát.
- Hạt nảy mầm là hạt có mầm mọc dài 2/3 chiều dài của hạt.
- Nhận dụng cụ thực hành
- Các nhóm thực hành cẩn thận theo các bước.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
- Các nhóm về nhà thực hiện theo yêu cầu.
7’
4. Củng cố:
- Yêu cầu đại diện nhóm nhắc lại các bước trong quy trình thực hành.
- Nhận xét kết quả TH và y/c các nhóm vệ sinh
- Đại diện nhóm nhắc lại các bước trong quy trình
- Chú ý và vệ sinh lớp.
5. Dặn dò: (1 phút )
- Xem lại các bước trong quy trình thực hành của bài 17 – 18.
- Xem trước nội dung bài 19: Liên hệ thực tế ở địa phương tìm các biện pháp chăm sóc cây trồng thường sử dụng.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_17_bai_1718_thuc_hanh_xu_li_hat.doc