Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Nguyễn Văn Hạnh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Sau khi học xong học sinh

- Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón thúc phân.

- Hình thành quan điểm hệ thống trong sản xuất.

- Có ý thức tham gia với gia đình chăm sóc cây trồng trong vườn, để có sản phẩm tốt.

II. CHUẨN BỊ.

Gv: Đọc SGK và tài liệu tham khảo.

Hs: đọc bài ở nhà.

III. ĐỒ DÙNG

Phóng to hình 29, 30 /SGK.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (không)

3. Bài mới: (1) Quá trình sản xuất bất kỳ 1 loại cây trồng nào cũng gồm các giai đoạn như làm đất, bón phân lót, gieo trồng. Sau khi gieo trồng điều quan trọng là phải chăm sóc cây mới có thể sinh trưởng tốt và cho thu hoạch. Vậy kỹ thuật chăm sóc như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21: Các biện pháp chăm sóc cây trồng - Nguyễn Văn Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: Tiết 21 Ngày dạy: Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau khi học xong học sinh Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón thúc phân. Hình thành quan điểm hệ thống trong sản xuất. Có ý thức tham gia với gia đình chăm sóc cây trồng trong vườn, để có sản phẩm tốt. CHUẨN BỊ. Gv: Đọc SGK và tài liệu tham khảo. Hs: đọc bài ở nhà. ĐỒ DÙNG Phóng to hình 29, 30 /SGK. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: (không) Bài mới: (1’) Quá trình sản xuất bất kỳ 1 loại cây trồng nào cũng gồm các giai đoạn như làm đất, bón phân lót, gieo trồng. Sau khi gieo trồng điều quan trọng là phải chăm sóc cây mới có thể sinh trưởng tốt và cho thu hoạch. Vậy kỹ thuật chăm sóc như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. Thời gian Những kiến thức cơ bản Phương pháp dạy và học Hoạt động của Thầy H. động của trò 5’ 10’ 17’ 5’ I. Tỉa, dặm cây. - Tỉa, dặm cây là nhằm tỉa những cây yếu, sâu, bệnh và dặm những cây khoẻ vào để đảm bảo mật độ trên ruộng. II. Làm cỏ, vun xới. Sau khi gieo hạt cần phải tiến hành làm cỏ và vun xới kịp thời để cây trồng phát triển tốt. Mục đích: Diệt cỏ dại, làm đất tơi xốp. Diệt sâu, bệnh hại. Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. Chống đổ cho cây trồng. III. Tưới, tiêu nước. 1. Tưới nước - Cung cấp đủ nước và kịp thời cho cây trồng. - Kết hợp tưới, tiêu bằng hệ thống kênh mương hợp lí. 2. Phương pháp tưới. - Tưới theo hàng, vào gốc cây. - Tưới thấm: nước được đưa vào rãnh luống để thấm dần vào luống. - Tưới ngập: là cho nước ngập tràn mặt ruộng. - Tưới phun mưa: nước được thành hạt nhỏ toả ra bằng hệ thống vòi phun. 3. Tiêu nước. - Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời bằng các biện pháp( bơm nước, dùng hệ thống rãnh luống để thoát nước) - Tác dụng: tránh ngập úng cho cây và làm cho đất thoáng khí. IV. Bón thúc phân. Bón thúc bằng phân hữu cơ ủ hoai và phân hoá học. Cách bón: bón phân, làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất. Gv: Trong quá trình gieo trồng thì chúng ta phải tỉa những chỗ dàyvà đồng thời dặm những chỗ thưa để đảm bảo mật độ gieo trồng. Vậy theo em còn những yếu tố nào mà chúng ta phải tỉa và dặm cây? Sau khi gieo trồng chúng ta thường tiến hành công việc gì? Quan sát H29/SGK/45 hãy cho biết: + Mô tả hoạt động trong hình 29a, 29b? + Mục đích của công việc đó là gì? + Thường làm những dụng cụ gì? + Ưu điểm của công việc? Gv: Mọi cây trồng đều rất cần nước để vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cây. - Vậy chúng ta cần phải làm gì? - Hs: so sánh các cây trồng trên cạn(ngô, rau, đậu) với cây trồng( lúa) về nhu cầu nước của các loại cây đó? - Vậy chúng ta cần phải làm gì khi tưới tiêu cho các loại cây trồng đó? ( chú ý đến nhu cầu về nước của từng loại cây trồng khác nhau) - Có những phương pháp tưới nào? - Ưu và nhược của từng phương pháp? - Tại sao phải tiêu nước và cây trồng trong điều kiện nào thì phải tiêu nước? - Biện pháp tiêu nước cho cây trồng là gì? Tác dụng? - Bón thúc là bón trong thời điểm nào? - Tại sao phải bón phân chuồng đã ủ hoai mục? ( nhằm tránh xót rễ cho cây và tạo điều kiện cho cây dễ lấy chất dinh dưỡng hơn) - Bón thúc phân nhằm mục đích gì? Củng cố: (5’) Sử dụng bảng phụ sau: Dặn dò: (2’) Học bài và làm bài trong bài tập. Đọc trước bài 20 Bài 1: Chọn câu đúng sai. Lúa sau khi cấy cần chú ý tỉa, dặm để đảm bảo mật độ và khoảng cách. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun gốc. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đòng cần vun gốc. Khi đậu ra hoa cần xới gốc và vun cao. Khi lúa, lạc bị sâu, bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu, bệnh. Bài 2: Điền tiếp vào các câu sau cho phù hợp: Khi lúa sắp làm đòng nên bón thúc bằng phân Dùng phân đạm bón thúc cho rau bằng cách Tưới nước cho lúa bằng cách còn tưới cho rau có thể bằng cách Dụng cụ làm cỏ lúa là dụng cụ làm cỏ cho rau có thể là Bài 3: chọn các số thứ tự của các câu từ a đến g ghép với các câu từ 1 đến 4 cho phù hợp. 1. Xới, vun gốc. a. Bỏ các cây yếu, sâu bệnh. 2. Làm cỏ b. Bằng cách tưới tràn, tưới phun. 3. Tưới nước c. Cung cấp thêm chất dinh dưỡng. 4. Bón thúc d. Thêm đất màu vào gốc, làm đất thoáng. e. Trồng vào chỗ còn thưa. g. Bỏ cây yếu, sâu bệnh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_21_cac_bien_phap_cham_soc_cay_t.doc