MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Nêu được các biện pháp xử lý để hạt nảy mầm.
Trình bày được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng, các biện pháp chăm sóc vườn sau khi gieo ươm cây rừng.
2. Kĩ năng:
Biết kĩ năng xử lý hạt giống để hạt giống có tỉ lệ nảy mầm và sống cao.
3. Thái độ:
Có thái độ hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Hình 37,38 SGK phóng to.
Các hạt giống cây rừng.
2. HS:
Học bài cũ, coi trước bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 22: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng - Trường THCS Đạ M'Rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 20/10/2009
Tiết 22 Ngày dạy: 22/10/2009
Bài 24. GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
Nêu được các biện pháp xử lý để hạt nảy mầm.
Trình bày được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng, các biện pháp chăm sóc vườn sau khi gieo ươm cây rừng.
2. Kĩ năng:
Biết kĩ năng xử lý hạt giống để hạt giống có tỉ lệ nảy mầm và sống cao.
3. Thái độ:
Có thái độ hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Hình 37,38 SGK phóng to.
Các hạt giống cây rừng.
2. HS:
Học bài cũ, coi trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 7A1/. 7A3./..
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
HS1: Nêu các điều kiện và cách phân chia khu vực gieo ươm cây rừng.
HS2: Nêu kĩ thuật làm đất gieo ươm cây rừng.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Sau khi đã xác định được khu vực lập vườn gieo ươm chúng ta sẽ tiến hành gieo ươm cây rừng. Vậy, cách gieo hạt và chăm sóc vườn ươm ra sao?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1.Tìm hiểu về các biện pháp kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm (10’).
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm cho biết:
1. Đặc điểm của hạt giống cây rừng?
2. Phải làm gì để hạt cây rừng nảy mầm tốt?
3. Đối với một số hạt vỏ dày và cứng? Đó là những loại hạt nào? Cách xử lý?
4. Đối với hạt vỏ dày và khó thấm nước? Đó là những loại hạt nào? Cách xử lý?
5. Phương pháp được dùng phổ biến thường được dùng?
-GV: Lắng nghe, sữa sai và chốt kiến thức.
-HS: Thảo luận nhóm 5’ và trả lời:
1. Hạt cây rừng có vỏ thường dày và cứng.
2. Phải kích thích hạt giống cây rừng.
3. Đốt hạt ( lim, dẻ, xoan) à trộn với tro để ủ + vấy nước hàng ngày cho hạt ẩm.
4. Tác động bằng lực (trẩu, lim, trám) à gõ hoặc khía cho nứt vỏ, chặt một đầu hạtà ủ hạt trong tro hay cát ẩm.
5. Xử lý bằng nhiệt độ: Ngâm hạt vào nước ấm.
-HS: Đại diện các nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm:
- Đốt hạt.
-Tác động bằng lực.
- Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
Hoạt động 2 . Tìm hiểu về gieo hạt cây rừng (10’).
-GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
1. Cách xác định vụ gieo hạt ở nước ta.
2. Quy trình gieo hạt?
-GV: Gọi HS trả lời câu hỏi.
-HS: Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi của GV.
1. Mùa gieo hạt cây rừng:
+ MB: từ tháng 11–tháng 2 .
+ MT: Từ tháng 1 – tháng 2.
+ MN: Từ tháng 2 – tháng 3.
2. Gieo: Vãi đều hạt trên mặt luống.
Lấp đất để hạt giữ được độ ẩm, tránh côn trùng ăn.
Che phủ: Giữ ẩm cho đất và hạt.
Tưới nước, cung cấp độ ẩm cho hạt.
Phun thuốc, diệt trừ côn trùng ăn hạt, nấm mốc phá hoại.
-HS: Trả lời các câu hỏi và ghi vở.
II. Gieo hạt
1. Thời vụ gieo hạt:
Gieo hạt đúng thời vụ sẽ giảm công chăm sóc và hạt có tỷ lệ nảy mầm cao.
2. Quy trình gieo hạt:
-Gieo hạt.
-Lấp đất .
-Che phủ.
-Tưới nước.
-Phun thuốc.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các công việc hcăm sóc vườn gieo ươm (10’).
-GV: Treo hình 38 SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm cho biết:
1. Mục đích của việc chăm sóc vườn gieo ươm?
2. Những công việc chăm sóc ở vườn ươm cây rừng là gì? Tác dụng của việc làm đó?
3. Tại sao hạt đã nứt nanh nhưng tỷ lệ nảy mầm thấp?
-HS: Quan sát và thảo luận nhóm, trả lời:
1. Nhằm tạo môi trường sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.
2. Làm giàn che: Giảm bớt ánh nắng.
Tưới nước: Cây con đủ ẩm.
Phun thuốc trừ sâu bệnh.
Xới xáo làm cỏ: Đất tơi xốp, diệt cỏ.
Do thời tiết xấu ; sâu bệnh; Chăm sóc chưa đạt yêu cầu.
III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
Làm giàn che.
Tưới nước.
Phun thuốc trừ sâu bệnh.
Xới xáo làm cỏ.
4. Củng cố(6’):
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
HS đọc ghi nhớ SGK.
5. Nhận xét, dặn dò(3):
Về nhà học bài cũ.
Chuẩn bị bài 26 + 27.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_22_gieo_hat_va_cham_soc_vuon_gi.doc