Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 23, Bài 26+27: Trồng cây rừng. Chăm sóc rừng sau khi trồng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Xác định được thời vụ trồng cây lâm nghiệp

-Nêu được kĩ thuật của hố trồng cây

-Trình bày được quy trình của trồng cây con có bầu, cũng như trồng cây con rễ trần

-Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng

-Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng

2. Kĩ năng:

-Qua qui trình kĩ thuật đào hố, trồng cây con có bầu và trồng cây rễ trần mà hình thành được kĩ thuật và kĩ năng trồng cây rừng có tỉ kệ sống cao

-Tham gia trồng cây lấy gỗ hay trồng cây ăn quả ở địa phương hay gia đình có kết quả

-Từ hiện tượng nhiều cây dại mọc nhanh, mạnh vượt lên cây rừng trồng, làm cây rừng trồng cằn cỗi mà nhận ra được vai trò, yêu cầu và nội dung của từng việc phải đạt sau khi trồng

3. Thái độ:

-Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn lao động khi gieo trồng cây

-Có ý thức chịu khó, cẩn thận và an toàn lao động trong chăm sóc và bảo vệ cây rừng trồng

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 23, Bài 26+27: Trồng cây rừng. Chăm sóc rừng sau khi trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23: Bài 26+27:Trồng cây rừng Chăm sóc rừng sau khi trồng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Xác định được thời vụ trồng cây lâm nghiệp -Nêu được kĩ thuật của hố trồng cây -Trình bày được quy trình của trồng cây con có bầu, cũng như trồng cây con rễ trần -Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng -Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng 2. Kĩ năng: -Qua qui trình kĩ thuật đào hố, trồng cây con có bầu và trồng cây rễ trần mà hình thành được kĩ thuật và kĩ năng trồng cây rừng có tỉ kệ sống cao -Tham gia trồng cây lấy gỗ hay trồng cây ăn quả ở địa phương hay gia đình có kết quả -Từ hiện tượng nhiều cây dại mọc nhanh, mạnh vượt lên cây rừng trồng, làm cây rừng trồng cằn cỗi mà nhận ra được vai trò, yêu cầu và nội dung của từng việc phải đạt sau khi trồng 3. Thái độ: -Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, cẩn thận, an toàn lao động khi gieo trồng cây -Có ý thức chịu khó, cẩn thận và an toàn lao động trong chăm sóc và bảo vệ cây rừng trồng II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị nội dung: -Đọc SGK, tham khảo các tài liệu và thực tế sản xuất về trồng cây (cây rừng hoặc cây ăn quả...), về các công việc chăm sóc cây sau khi trồng 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Phóng to H41; 42 SGK và sưu tầm thêm tranh ảnh minh hoạ khác có liên quan để phục vụ bài giảng. Phim và đèn chiếu (nếu có điều kiện) III. Tổ chức HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: -Người ta đã làm thế nào để có được cây con tốt đem trồng rừng? -Vì sao có khi trồng cây xong, các cây bị chết hàng loạt? 3. Bài mới: Giới thiệu bài học: Nhiều nơi, tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp. Cây chết do nhiều nguyên nhân, nhưng các sai phạm trong kĩ thuật trồng rừng là 1 trong các nguyên nhân cơ bản. Chăm sóc rừng sau khi trồng cũng là yếu tố cơ bản quyết định tỉ lệ sống của cây và tới chất lượng cây trồng. Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: a. HĐ1: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng -ở các tỉnh miền Bắc, trồng rừng vào mùa hè và mùa đông có được không? Tại sao? b. HĐ2: Tiến hành làm đất trồng cây -Nghiên cứu bảng số liệu (SGK-65), hãy cho biết người ta thường đào hố trồng cây rừng có kích thước như thế nào? Kĩ thuật làm đất ở hố trồng cây như thế nào? BT: Khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước vì: Đất trồng rừng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng (N,P,K...). Do đó lớp đất màu trộn phân bón cho xuống hố trước để không bị rửa trôi và có đủ nguồn dinh dưỡng cho cây con nhanh hồi phục và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng. Cây có sức chống đỡ tốt với hoàn cảnh sống xấu ở nơi trồng c. HĐ3: Trồng rừng bằng cây con: -Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta? BT: a: Tạo lỗ trong hố đất c: Đặt cây vào lỗ trong hố e: Lấp đất kín gốc cây b: Vun gốc d: Nén đất d. HĐ4: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng -Vì sao sau 1-3 tháng phải chăm sóc rừng? (Vì có cỏ mọc) -Vì sao những năm đầu phải chăm sóc nhiều hơn những năm sau? (Vì năm sau cây khoẻ dần, tán rừng ngày càng kín) e. HĐ5: Giới thiệu những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng BT: a: Tỉa cây b: Phát quang c: Bón phân d: Xới đất, vun gốc e: Làm cỏ BT: Sau khi trồng cây gây rừng có nhiều cây chết là do các nguyên nhân: Kĩ thuật trông, thiên tai,...sau khi trồng có nhiều cây chết. Nếu tỉ lệ cây trồng sống >85% và cây chết phân bố đều thì không phải trồng dặm lại. Nếu tỉ lệ cây trồng sống <85% thì phải trồng dặm lại những hố cây bị chết. Những chỗ cây bị chết thành mảng lớn thì phải trồng lại. Trồng dặm vào vụ trồng cây năm sau, cùng loại cây, cùng tuổi... f. HĐ6: Vận dụng, củng cố, luyện tập: -ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào? Tại sao? -Tại sao trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố lại ít được áp dụng trong sản xuất? BT: Đúng hay sai? a/ Sau khi trồng từ tháng thứ 1- tháng thứ 3 phải chăm sóc b/ Những năm đầu phải chăm sóc nhiều lần c/ Càng về những năm sau số lần chăm sóc giảm dần d/ Sau khi trồng cần làm hàng rào chống người lấy trộm e/Phát quang là chặt bỏ hết cây xung quanh I. Thời vụ trồng rừng -Tuỳ thuộc theo khí hậu từng vùng VD: Các tỉnh MB là mùa xuân và mùa thu MT và các tỉnh MN là mùa mưa II. Làm đất trồng cây -Đào hố: Cách làm đất phổ biến 1. Kích thước hố: Loại Kích thước hố Chiều dài miệng Hố Chiều rộng miệng hố Chiều sâu 1 2 30 40 30 40 30 40 2. Kĩ thuật đào hố B1: Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố B2: Lờy lớp đất màu đem trộn với phân bón: 1kg phân hữu cơ ủ hoai với 100g supe lân và 100gNPK cho 1 hố. Lấp đất đã trọn phân bón vào hố (lớp đất màu đã trộn phân bón cho xuống trước ) B3: Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố III. Trồng rừng bằng cây con 1. Trồng cây con có bầu: cách trồng phổ biến -Quy trình: +Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu > chiều cao bầu đất +Rạch bỏ vỏ bầu +Đặt bầu vào lỗ trong hố +Lấp và nén đất lần 1 +Lấp và nén đất lần 2 +Vun gốc 2. Trồng cây con rễ trần -áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ, nơi đất tốt và ẩm -Ngoài 2 cách trồng rừng nêu trên người ta còn tạo cây rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố IV. Thời gian và số lần chăm sóc 1. Thời gian: Sau khi trồng từ 1 – 3 tháng phải chăm sóc ngay và liên tục đến 4 năm 2. Số lần chăm sóc: -Năm thứ nhất+ năm thứ 2: mỗi năm 2-3 lần -Năm thứ 3+năm thứ 4: mỗi năm 1-2 lần V. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng 1. Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và 1 số cây khác làm thành hàng rào xung quanh khu trồng rừng. Với cây trồng phân tán làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây 2. Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng 3. Làm cỏ: Ngay sau khi trồng từ 1-3 tháng làm sạch cỏ xung quanh gốc cây 4. Xới đất, vun gốc: Xới sâu 8-13 cm, không làm tổn thương bộ rễ cây rừng mới trồng 5. Bón phân Bón thúc phân ngay trong năm đầu, kết hợp xới đất, vun gốc 6. Tỉa và dặm cây: Nếu hố có nhiều cây, chỉ để lại 1 cây. Hố có cây chết, phải trồng bổ xung cây cùng tuổi VI. Luyện tập: Đáp án: a: S b: Đ c: Đ d: S e: S IV. HD học ở nhà: -Đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết” -Trả lời các câu hỏi và BT trong bài học -Tìm hiểu các công việc chăm sóc cây trồng có ở địa phương (cây rừng, cây cảnh, cây ăn quả...) -Chuẩn bị bài 28 SGK. Tìm hiểu tài liệu và thực tế tình hình khai thác rừng ở VN

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_23_bai_2627_trong_cay_rung_cham.doc