Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 24-27 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ: Có ý thức kiểm tra nghiêm túc, không gian lận, quay cóp.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: ma trận, đề, đáp án đề kiểm tra HKI.

2. Chuẩn bị của HS: Học kiến thức từ tuần 1 đến 15.

III. Dự kiến phương pháp dạy học: kiểm tra

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

3. Bài mới: (41’)

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 24-27 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Ngày soạn: 2/12/2011 Ngày dạy: 5/12/2011 Tiết 24: BÀI 25: THỰC HÀNH GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được quy trình gieo hạt vào bầu đất. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kỹ năng trong trồng trọt. - Vận dụng, liên hệ vào thực tế. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ an toàn khi sử dụng và cẩn thận, chính xác II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Hình 39 phóng to - Túi ni lông, đất làm ruột bầu, phân bón và hạt giống đã qua xử lí và vật liệu che phủ 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung bài 25, chuẩn bị hạt giống, ruột bầu.. III. Dự kiến phương pháp dạy học: vấn đáp, trực quan, thực hành IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Nêu cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm. - Hãy nêu thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: (2’) Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng. Hôm nay chúng ta tập làm để có thể giúp gia đình chuẩn bị tốt một số cây trồng ở vườn đồi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm (4’) - Nêu các vật liệu và dụng cụ cần thiết khi thực hành gieo hạt vào bầu đất - Nêu vấn đề: Kết quả thực hành sẽ được đánh giá lấy điểm kiểm tra 15’ theo các tiêu chí sau: + Chuẩn bị: 2đ + Thực hành: 3đ + Kết quả: 3d + Trật tự: 1đ + Vệ sinh: 1đ - Giáo viên kiểm tra và đánh giá điểm phần chuẩn bị của các nhóm - Trả lời: Túi bầu bằng nilon, đất làm ruột bầu, phân bón, hạt giống đã xử lí. - Lắng nghe - Lắng nghe Tiết 24: BÀI 25: THỰC HÀNH GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Túi bầu bằng nilon. - Đất làm ruột bầu - Phân bón - Hạt giống đã xử lí. Hoạt động 2: GV thao tác mẫu (5’) - Gọi 1 HS đọc quy trình thực hành gieo hạt vào bầu đất. - GV treo hình 39 phòng to, giải thích các bước thực hành. - GV thao tác mẫu, giải thích các dụng cụ thực hành, chú ý HS giữ vệ sinh trong quá trình thực hành. - Nêu yêu cầu khi thực hành, mỗi HS phải thực hành được 2 bầu đất. - Đọc SGK. - Quan sát, nghe giảng - Quan sát II. Quy trình thực hành gieo hạt vào bầu đất: (SGK/63) Hoạt động 3: HS thực hành (23’) - Các nhóm HS thao tác thực hành. - GV chú ý HS an toàn và vệ sinh khi thực hành. - Mỗi HS thực hành gieo hạt vào 2 bầu đất. III. Thực hành 4. Củng cố: (4’)  - Giáo viên nhận xét, đánh giá điểm cho mỗi nhóm HS. - Giải đáp thắc mắc của HS sau thực hành. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) Yêu cầu HS ôn lại kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 15, tiết sau ôn tập HKI V. Rút kinh nghiệm: TUẦN 17 Ngày soạn: 9/12/2011 Ngày dạy: 18/12/2011 Tiết 26: ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ: Có ý thức học tập chuẩn bị thi HKI II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: đề cương ôn tập HKI 2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại kiến thức từ tuần 1 đến 15. III. Dự kiến phương pháp dạy học: vấn đáp, trực quan, giảng giải IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới: (42’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - GV phát đề cương ôn tập cho HS - Yêu cầu HS làm phần trắc nghiệm - Yêu cầu 4 HS làm trắc nghiệm trên bảng. - GV sửa sai và ghi điểm cho HS trả làm đúng (mỗi câu đúng được 0.5điểm) - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tự luận - Nhận đề cương - Làm trắc nghiệm - HS quan sát - Quan sát, sửa sai - Trả lời câu hỏi tự luận Tiết 26: ÔN TẬP 4. Hướng dẫn về nhà: (2’) Yêu cầu HS học các kiến thức đã ôn tập, tiết sau kiểm tra HKI V. Rút kinh nghiệm: TUẦN 18 Ngày soạn: 18/12/2011 Ngày dạy: 21/12/2011 Tiết 27: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ: Có ý thức kiểm tra nghiêm túc, không gian lận, quay cóp. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: ma trận, đề, đáp án đề kiểm tra HKI. 2. Chuẩn bị của HS: Học kiến thức từ tuần 1 đến 15. III. Dự kiến phương pháp dạy học: kiểm tra IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới: (41’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - GV phát đề kiểm tra cho HS - GV theo dõi xử lí vi phạm HS làm bài kiểm tra Tiết 27: KIỂM TRA HỌC KÌ I 4. Củng cố: (2’) GV thu bài của HS 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Nghiên cứu bài 26: trồng cây rừng, tìm hiểu thời vụ trồng rừng, cách làm đất trồng cây rừng, quy trình trồng cây ở địa phương. V. Rút kinh nghiệm: TUẦN 19 Ngày soạn: 24/12/2011 Ngày dạy: 26/12/2011 Tiết 25: BÀI 26: TRỒNG CÂY RỪNG 1. Kiến thức: - Biết được thời vụ trồng rừng. - Biết được kĩ thuật đào hố trồng cây rừng - Biết được quy trình trồng rừng bằng cây con. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện các kỹ năng trồng rừng bằng cây con - Vận dụng, liên hệ vào thực tế. 3. Thái độ: Có ý thức chịu khó, cẩn thận, an toàn lao động trong gieo trồng và chăm sóc II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: GV phóng to hình 41, 42 SGK và sưu tầm thêm tranh ảnh có liên quan 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu bài 26: trồng cây rừng, tìm hiểu thời vụ trồng rừng, cách làm đất trồng cây rừng, quy trình trồng cây ở địa phương. III. Dự kiến phương pháp dạy học: vấn đáp, trực quan, thực hành, thảo luận nhóm IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) trả bài kiểm tra học kì cho HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: (2’) Để cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt chúng ta cần nắm rõ kĩ thuật trồng, vậy trồng rừng như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng - Nếu ta trồng cây rừng trái vụ gây hậu quả gì? - Ở miền Bắc thường trồng rừng vào mùa nào? Tại sao? - Ở miền Nam, miền Trung thường trồng vào mùa nào? Tại sao? - GV chốt lại cho HS ghi bài - Cây sinh trưởng phát triển thấp. - Mùa xuân, thu - Mùa mưa - Ghi bài Tiết 25: BÀI 26: TRỒNG CÂY RỪNG I. Thời vụ trồng rừng Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, miền Trung, miền Nam là mùa mưa. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm đất trồng cây GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ SGK ? Có mấy loại kích thước hố? - Chiều dài , chiều rộng, chiều sâu của mỗi loại là bao nhiêu? - GV cho HS quan sát H41 và các chú thích a, b, c - GV lưu ý HS khi đào lớp đất mặt nên để riêng. - Quan sát, trả lời có 2 loại kích thước hố. - Loại 1: 30x30x30cm, loại 2: 40x40x40cm - Quan sát - Nghe giảng II. Làm đất trồng cây 1. Kích thước hố: - Loại 1: 30x30x30cm - Loại 2: 40x40x40cm 2. Kĩ thuật đào hố: Đào hố trồng cây rừng: lớp đất màu để riêng, khi lấp hố cho đất màu đã trộn phân bón xuống trước. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình trồng rừng bằng cây con - Yêu cầu HS quan sát hình 42, nêu quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu - Nhận xét. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) sắp xếp thứ tự các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần. - Nhận xét - Liên hệ thực tế: địa phương thường trồng rừng bằng cây con có bầu hay bằng cây con rễ trần? - Trả lời: +Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao + Rạch bỏ vỏ bầu + Đặt bầu vào lỗ trong đất + Lấp và nén lần 1 + Lấp và nén lần 2 + Vun gốc - Thảo luận nhóm, thứ tự đúng: a, c, e, d, b. Trình tự các bước là: + Tạo lổ trong hố đất + Đặt cây vào lỗ trong hố đất + Lấp đất kín gốc cây + Nén đất + Vun gốc - Trả lời theo thực tế. III. Trồng rừng bằng cây con 1. Trồng cây con có bầu - Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao - Rạch bỏ vỏ bầu - Đặt bầu vào lỗ trong đất - Lấp và nén lần 1 - Lấp và nén lần 2 - Vun gốc 2. Trồng cây rễ trần - Tạo lổ trong hố đất - Đặt cây vào lỗ trong hố đất - Lấp đất kín gốc cây - Nén đất - Vun gốc 4. Củng cố: (4’)  - Gọi HS đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết. - Trả lời câu hỏi 1,2/68 SGK. 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Yêu cầu HS học bài. - Nghiên cứu nội dung bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng, tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc cây rừng, các công việc cần làm khi chăm sóc cây rừng. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_24_27_nguyen_thi_tuyet_trinh.doc