Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 25, Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng

-Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng

2. Kĩ năng:

-Nêu được mối quan hệ giữa bảo vệ và nuôi dưỡng rừng

3. Thái độ:

-Qua nội dung về bảo vệ và nuôi dưỡng rừng mà HS biết cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị nội dung:

-Đọc SGK, tham khảo các tài liệu về khoanh nuôi phục hồi rừng, tác hại của việc phá rừng, nguyên nhân làm cho rừng suy giảm cả về số lượng và chất lượng

2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-Phóng to H48; 49 SGK và sưu tầm thêm các tranh ảnh khác hoặc băng hình để minh hoạ nội dung bài giảng

III. Tổ chức HĐ dạy học:

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

-Ta có những cách khai thác rừng như thế nào? Mỗi cách khai thác có những ưu và nhược điểm gì?

-Nếu không áp dụng các cách khai thác trên sẽ dẫn đến hậu quả rừng như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 25, Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng -Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng 2. Kĩ năng: -Nêu được mối quan hệ giữa bảo vệ và nuôi dưỡng rừng 3. Thái độ: -Qua nội dung về bảo vệ và nuôi dưỡng rừng mà HS biết cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị nội dung: -Đọc SGK, tham khảo các tài liệu về khoanh nuôi phục hồi rừng, tác hại của việc phá rừng, nguyên nhân làm cho rừng suy giảm cả về số lượng và chất lượng 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Phóng to H48; 49 SGK và sưu tầm thêm các tranh ảnh khác hoặc băng hình để minh hoạ nội dung bài giảng III. Tổ chức HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: -Ta có những cách khai thác rừng như thế nào? Mỗi cách khai thác có những ưu và nhược điểm gì? -Nếu không áp dụng các cách khai thác trên sẽ dẫn đến hậu quả rừng như thế nào? 3. Bài mới: Giới thiệu bài học: Nếu rừng bị khai thác nghèo kiệt, xơ xác ta phải làm gì và làm thế nào để mang lại nhiều lợi ích? Ta nghiên cứu bài hôm nay: “Bảo vệ và khoanh nuôi rừng” a. HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi rừng -Theo em bảo vệ rừng là thế nào? (Chống lại mọi sự gây hại , giữ gìn tài nguyên và đất rừng) 2. HĐ2: Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng Tài nguyên rừng gồm có các thành phần nào? (Các loài thực vật, động vật rừng, đất có rừng và đồi trọc, đất hoang thuộc sản xuất lâm nghiệp) -Theo em các HĐ nào của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng? -HS tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào? Những đối tượng nào được phép kinh doanh rừng? (Các cơ quan lâm nghiệp của nhà nước...) c. HĐ3: Tìm hiểu về việc khoanh nuôi rừng -Giới thiệu mục đích -HD HS xác định đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng -Phân tích các biện pháp kĩ thuật đã ghi trong SGK HD trả lời câu hỏi: Vùng đồi núi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không? Tại sao? d. HĐ4: Vận dụng, củng cố, luyện tập: BT: Câu nào đúng nhất? Mục đích bảo vệ rừng là: A. Chống cháy rừng B. Chống phá rừng C. Chống bắn động vật rừng D. Giữ gìn tài nguyên rừng, đảm bảo rừng phát triển tốt I. ý nghĩa -Rừng là tài nguyên quý của đất nước , một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống sản xuất của XH. Vì vậy cần phải có biện pháp bảo vệ và phục hồi rừng II. Bảo vệ rừng 1. Mục đích -Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có -Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản phẩm cao và tốt nhất 2. Biện pháp -Biện pháp bảo vệ rừng gồm có: ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được nhà nước cho phép. Chủ rừng và nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng III. Khoanh nuôi phục hồi rừng 1. Mục đích Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao 2. Đối tượng khoanh nuôi -Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng -Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm 3. Biện pháp -Thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị IV. Vận dụng: Đáp án: D: Giữ gìn tài nguyên rừng, đảm bảo rừng phát triển tốt IV. HD học ở nhà: -Đọc “Ghi nhớ” và “Có thể em chưa biết” -Trả lời các câu hỏi trong bài học -Tự nghiên cứu và hệ thống hoá kiến thức về lâm nghiệp (SGK-78) và trả lời được 15 câu hỏi

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_25_bai_29_bao_ve_va_khoanh_nuoi.doc