Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27: Nhân giống vật nuôi - Bùi Thị Hiền

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giải thích được KN chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc gia cầm

- Nêu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được 1 số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương

3. Thái độ:

- Có thái độ, ý thức tốt trong việc nhân giống vật nuôi

B. Phương pháp giảng dạy: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

C. Chuẩn bị giáo cụ:

1. Giáo viên: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp các giống vật nuôi đã giới thiệu trông SGK hoặc tự sưu tầm để minh hoạ cho giảng dạy và học tập

2. Học sinh: Tìm hiểu trước bài; Tìm hiểu một số ví dụ về nhân giống vật nuôi tại địa phương.

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ôn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1)

2. Kiểm tra bài củ: (5)

- Cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta?

- Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: (2)Trong chăn nuôi muốn duy trì và phát huy đặc điểm tốt cũng như số lượng các giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọn những con đực tốt cho lai với những con cái tốt có thể cùng giống hoặc khác giống, sử dụng các con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mới gọi là nhân giống vật nuôi

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 27: Nhân giống vật nuôi - Bùi Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Ngày soạn: ...../ ...../ 2012 NHÂN GIỐNG VẬT NUễI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giải thích được KN chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc gia cầm - Nêu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng 2. Kỹ năng: - Phân biệt được 1 số phương pháp nhân giống trong thực tế chăn nuôi ở địa phương 3. Thái độ: - Có thái độ, ý thức tốt trong việc nhân giống vật nuôi B. Phương pháp giảng dạy: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm C. Chuẩn bị giáo cụ: 1. Giáo viên: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp các giống vật nuôi đã giới thiệu trông SGK hoặc tự sưu tầm để minh hoạ cho giảng dạy và học tập 2. Học sinh: Tìm hiểu trước bài; Tìm hiểu một số ví dụ về nhân giống vật nuôi tại địa phương. D. Tiến trình bài dạy: 1. Ôn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (5’) - Cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? - Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (2’)Trong chăn nuôi muốn duy trì và phát huy đặc điểm tốt cũng như số lượng các giống vật nuôi, người chăn nuôi phải chọn những con đực tốt cho lai với những con cái tốt có thể cùng giống hoặc khác giống, sử dụng các con lai để chăn nuôi lấy sản phẩm hoặc tiếp tục tạo giống mớigọi là nhân giống vật nuôi b. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về chọn phối.(15’) GV: Làm thế nào để phát hiện được con giống tốt? HS: Phải chọn lọc. GV: Muốn đàn vật nuôi con (gia súc gia cầm) có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố mẹ phải thế nào? HS: Vật nuôi bố mẹ phải là giống tốt GV: Sau khi chọn được con đực, con cái tốt, người chăn nuôi phải tiếp tục làm gì để tăng số lượng vật nuôi? HS: Ghép đôi cho sinh sản GV: Kết luận BT: + Chọn phối cùng giống: Chọn phối lợn Móng cái với lợn Móng cái + Chọn phối khác giống: Chọn phối lợn Lanđơrat với lợn Móng cái I. Chọn phối 1. Thế nào là chọn phối? - Chọn phối (chọn đôi giao phối) là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản - Mục đích: Phát huy tác dụng của chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá việc chọn lọc và chọn phối giống 2. Các phương pháp chọn phối - Chọn phối cùng giống: Là chọn ghép con đực với con cái trong cùng giống đó để nhân lên 1 giống tốt - Chọn phối khác giống: Là chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau để lai tạo Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng(15’) GV: Dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi. - Nhân giống thuần chủng là gì? HS: Trả lời GV: Làm rõ định nghĩa và mục đích. GV: Cho HS làm bài tập HS: Làm bài tập và trình bày trước lớp GV: Chữa bài tập bằng tờ nguồn BT: GV: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt hiệu quả? HS: Trả lời GV: Rút ra kết luận II. Nhân giống thuần chủng 1. Nhân giống thuần chủng là gì? - Nhân giống thuần chủng là chọn phối giữa con đực với con cái của cùng 1 giống để cho sinh sản - Mục đích: Tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có 2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? - Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi 4. Củng cố:(5’) - HS đọc “Ghi nhớ” - Làm BT (SGK) 5. Dặn dò:(2’) - Đọc trước bài 35 - Sưu tầm tranh ảnh các giống vật nuôi phục vụ 2 bài thực hành: + Gà, vịt, ngan, ngỗng + Lợn (nội, ngoại) + Trâu, bò + Các vật nuôi khác mà địa phương có nhiều.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_27_nhan_giong_vat_nuoi_bui_thi.doc