Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28-51 - Vũ Quang Vinh

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

 1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Phân biệt được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 2. Kĩ năng:

 Biết phân biệt các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 3. Thái độ:

 Có ý thức vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình.

II- CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 Bảng phụ sơ đồ 8 SGK.

 2. Học sinh:

 Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III- PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình, đàm thoại.

 

doc61 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28-51 - Vũ Quang Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 28 - Bài 32 Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Phân biệt được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ sơ đồ 8 SGK. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. IV- Lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 1 phút ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: Không b, Bài mới: 39 phút HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Thời gian: 17 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H54 SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu. - H: Em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể, màu sắc lông của 3 con ngan trong hình vẽ? -> HS dựa vào hình vẽ trả lời. - Từ ví dụ GV dẫn dắt và nêu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Em hãy lấy một số ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? -> HS lấy ví dụ. - GV hướng dẫn và cho HS làm bài tập trong SGK. -> HS hoạt động cá nhân làm bài tập trong SGK. I- Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: 1. Sự sinh trưởng: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. 2. Sự phát dục: là sự thay đổi về chất của các bộ phận bên trong cơ thể. * Kết luận: Sự phát triển của vật nuôi bao gồm sự sinh trưởng và sự phát dục. HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Thời gian: 12 phút. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ 8 SGK. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - GV cho HS quan sát bảng phụ sơ đồ 8 SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu. - H: Em hãy cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có đặc điểm gì? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi trong SGK. -> HS dựa vào sơ đồ, tìm hiểu và trả lời. II- Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: - Không đồng đều. - Theo giai đoạn. - Theo chu kỳ (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí). * Kết luận: Đặc điểm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi là không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kì. HĐ3: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Thời gian: 10 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - GV cho HS tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK. -> HS tìm hiểu thông tin trong SGK. - H: Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Em hãy lấy một số ví dụ về sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? -> HS lấy ví dụ. III- Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: - Đặc điểm di truyền. - Điều kiện ngoại cảnh (nuôi dưỡng, chăm sóc). * Kết luận: Các đặc điểm về di truyền và các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút - H: Em hãy cho biết đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - H: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ SGK, các HS khác lắng nghe và tiếp thu. - GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 33 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 29 - Bài 33 Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. - Nêu được các phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. Trình bày được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi. 2. Kĩ năng: Biết chọn một số vật nuôi ở địa phương. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ sơ đồ 9 SGK. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. IV- Lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 1 phút ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: - Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Thời gian: 4 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi. 1. Em hãy cho biết đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? b, Bài mới: 35 phút HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm chọn giống vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. - Thời gian: 10 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - GV nêu: Chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất, phù hợp với yêu cầu sản xuất để làm giống. -> HS lắng nghe, tiếp thu. - H: Mục đích của việc chọn giống vật nuôi là để làm gì? -> TL: Chọn những con có ngoại hình, thế chất và khả năng sản xuất cao. - H: Vậy chọn giống vật nuôi là gì? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. I- Khái niệm về chọn giống vật nuôi: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. * Kết luận: Chọn giống vật nuôi là chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống. HĐ2: Tìm hiểu về một số phương pháp chọn giống vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. - Thời gian: 15 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - H: Thế nào là chọn lọc hàng loạt? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Chọn lọc hàng loạt có ưu, nhược điểm gì? -> TL: Ưu điểm thực hiện nhanh, đơn giản, phù hợp người dân. Nhược điểm một số cá thể không thể đạt được yêu cầu của người chăn nuôi. - H: Thế nào là chọn lọc bằng kiểm tra năng xuất? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Phương pháp này có ưu, nhược điểm gì? -> TL: Ưu điểm các cá thể giống được chọn có chất lượng tốt. Nhược điểm khó thực hiện, tốn công, cần có kĩ thuật cao. II- Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: 1. Chọn lọc hàng loạt: Là phương pháp dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, căn cứ vào sức sản xuất trong đàn vật nuôi, chọn cá thể tốt nhất làm giống. 2. Kiểm tra năng xuất: Chọn những cá thể tốt nhất trong đàn khi nuôi trong cùng điều kiện, thời gian nhất định. * Kết luận: ở nước ta hiện đang dùng phổ biến phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. HĐ3: Tìm hiểu về mục đích và những công việc quản lí giống vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi. - Thời gian: 10 phút. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ 9 SGK. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - GV cho HS quan sát bảng phụ sơ đồ 9 SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu. - H: Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? -> HS trả lời cá nhân. - H: Các biện pháp quản lí giống vật nuôi? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - GV hướng dẫn và cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. -> HS trả lời câu hỏi trong SGK. III- Quản lí giống vật nuôi: - Mục đích: giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi. - Biện pháp: + Đăng kí quốc gia giống nuôi. + Phân vùng chăn nuôi. + Chính sách chăn nuôi. + Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. * Kết luận: Muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi cần phải quản lí tốt giống vật nuôi. 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút - H: Em hãy cho biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? - H: Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì? - GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ SGK, các HS khác lắng nghe và tiếp thu. - GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 34 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 30 - Bài 34 Nhân giống vật nuôi I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Biết được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt một số phương pháp nhân giống trong chăn nuôi ở địa phương. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ bảng SGK/92. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. IV- Lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 1 phút ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: - Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. - Thời gian: 4 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi. 1. Em hãy cho biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? 2. Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì? b, Bài mới: 35 phút HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm chọn phối và các phương pháp chọn phối - Mục tiêu: HS biết được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Thời gian: 20 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: HĐ của GV - hs Nội dung - H: Muốn cho đàn vật nuôi có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố, mẹ phải thế nào? -> TL: Vật nuôi bố, mẹ đều phải là giống tốt. - H: Làm thế nào để phát hiện được con giống tốt? -> TL: Phải chọn lọc. - H: Sau khi chọn được con đực, con cái tốt người chăn nuôi phải tiếp tục làm gì để tăng số lượng vật nuôi? -> TL: Ghép đôi cho vật nuôi sinh sản. - H: Vậy chọn phối là gì? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Khi đã có một giống vật nuôi tốt, làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên? -> TL: Cho con đực và con cái giống vật nuôi đó giao phối với nhau để sinh con. - H: Vậy đó là phương pháp chọn phối gì? -> TL: Chọn phối cùng giống. - H: Vậy chọn phối cùng giống là gì. -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - GV nêu: Để tạo giống mới người chăn nuôi thường lai với vật nuôi nhập ngoại có năng suất cao. -> HS lắng nghe, tiếp thu. - H: Vậy đó là phương pháp chọn phối nào? -> TL: Chọn phối khác giống. - H: Vậy chọn phối khác giống là gì. -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. I- Chọn phối: 1. Thế nào là chọn phối? Người chăn nuôi chọn con đực tốt ghép đôi với con cái tốt cho vật nuôi sinh sản gọi là chọn phối. 2. Các phương pháp chọn phối: - Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng giống đó cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng cá thể của giống đó lên. - Chọn phối khác giống nhằm mục đích tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai giống. * Kết luận: Chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối. HĐ2: Tìm hiểu về mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng - Mục tiêu: HS biết được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. - Thời gian: 15 phút. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bảng SGK/92. - Cách tiến hành: HĐ của GV - hs Nội dung - H: Nhân giống thuần chủng là gì? -> TL: Là hình thức chọn phối cùng giống. - H: Mục đích của nhân giống thuần chủng? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Phương pháp nhân giống thuần chủng như thế nào? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - GV treo bảng phụ cho HS làm bài tập trong SGK. -> HS làm bài tập trong SGK. - H: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. II- Nhân giống thuần chủng: 1. Nhân giống thuần chủng là gì? - Mục đích: tăng số lượng cá thể và củng cố đặc điểm của giống tốt. - Phương pháp: chọn cá thể đực, cái tốt của giống cho giao phối để sinh con và chọn con tốt trong đàn để làm giống. 2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả: - Phải có mục đích rõ ràng. - Chọn nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ biết được quan hệ huyết thống tránh giao phối cận huyết. - Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc. * Kết luận: Chọn phối giữa con đực với con cái của cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng. 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút - H: Chọn phối là gì? Mục đích và phương pháp của nhân giống thuần chủng? - GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ SGK, các HS khác lắng nghe và tiếp thu. - GV yêu cầu HS về xem trước bài 35 và chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu SGK/96. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 31 - Bài 35 Thực hành Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: - Phân biệt được đặc điểm, nhớ tên một số giống gà nuôi phổ biến ở nước ta thông qua tranh ảnh và mẫu vật. - Biết dùng tay đo khoảng cách giữa hai xương háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng loại tốt. 2. Kĩ năng: Biết quan sát và nhận biết trong thực tiễn. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh ảnh một số giống gà, mẫu vật con gà mái. 2. Học sinh: Báo cáo thực hành theo mẫu SGK/96. III- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận. IV- Lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 1 phút ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: - Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về nhân giống vật nuôi. - Thời gian: 4 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi. 1. Chọn phối là gì? 2. Mục đích và phương pháp của nhân giống thuần chủng? b, Bài mới: 35 phút HĐ1: Hướng dẫn ban đầu - Mục tiêu: HS biết phân biệt đặc điểm, nhớ tên một số giống gà nuôi phổ biến ở nước ta thông qua tranh ảnh và mẫu vật. Biết dùng tay đo khoảng cách giữa hai xương háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng loại tốt. - Thời gian: 12 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh một số giống gà, mẫu vật con gà mái. - Cách tiến hành: + GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành. + GV hướng dẫn HS quan sát ngoại hình để nhận biết các giống gà: hình dáng toàn thân, màu sắc của lông da, đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống. + GV hướng dẫn cách đo một số chiều đo để chọn gà mái: đo khoảng cách giữa hai xương háng, đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái. HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên - Mục tiêu: HS biết phân biệt đặc điểm một số giống gà nuôi phổ biến. Biết dùng tay đo khoảng cách giữa hai xương háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng. - Thời gian: 20 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh một số giống gà, mẫu vật con gà mái. - Cách tiến hành: + GV nêu nội qui và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh. + GV phân nhóm, giao mẫu vật cho các nhóm cho HS thực hành và ghi vào báo cáo theo trình tự tiến hành (thực hiện xong thì đổi mẫu gà với nhóm khác). + GV theo dõi, sửa sai và rèn luyện ý thức thực hành cho HS. HĐ3: Hướng dẫn kết thúc - Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu bài học. - Thời gian: 3 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS các nhóm thu dọn vệ sinh khu vực thực hành, lớp học, hoàn thiện kết quả vào báo cáo thực hành, tự nhận xét đánh giá kết quả. 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút - GV thu báo cáo thực hành. - GV nhận xét giờ thực hành: sự chuẩn bị, ý thức, kết quả thực hành. - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 36 và chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu SGK/98. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 32 - Bài 36 Thực hành Nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: - Biết tên và đặc điểm ngoại hình một số giống lợn nuôi ở địa phương và ở nước ta. - Biết dùng thước để đo chiều dài thân và vòng ngực để biết chu vi lồng ngực của lợn. 2. Kĩ năng: Biết quan sát và nhận biết trong thực tiễn. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Mô hình các giống lợn. 2. Học sinh: Báo cáo thực hành theo mẫu SGK/98. III- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận. IV- Lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 1 phút ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: Không b, Bài mới: 39 phút HĐ1: Hướng dẫn ban đầu - Mục tiêu: HS biết tên và đặc điểm ngoại hình của một số giống lợn nuôi ở địa phương và ở nước ta. Biết dùng thước để đo chiều dài thân và vòng ngực để biết chu vi lồng ngực của lợn. - Thời gian: 13 phút. - Đồ dùng dạy học: Mô hình các giống lợn. - Cách tiến hành: + GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành. + GV hướng dẫn HS phương pháp quan sát ngoại hình của một số giống lợn: quan sát hình dạng chung, quan sát màu sắc lông da, quan sát để tìm các đặc đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống. + GV hướng dẫn HS cách đo một số chiều đo của lợn: đo chiều dài thân, đo vòng ngực. HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên - Mục tiêu: HS biết tên và đặc điểm ngoại hình của một số giống lợn. Biết dùng thước để đo chiều dài thân và vòng ngực để biết chu vi lồng ngực của lợn. - Thời gian: 22 phút. - Đồ dùng dạy học: Mô hình các giống lợn. - Cách tiến hành: + GV nêu nội qui và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh. + GV phân nhóm, giao mẫu vật cho các nhóm cho HS thực hành và ghi vào báo cáo theo trình tự tiến hành (thực hiện xong thì đổi mẫu với nhóm khác). + GV theo dõi, sửa sai và rèn luyện ý thức thực hành cho HS. HĐ3: Hướng dẫn kết thúc - Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu bài học. - Thời gian: 4 phút. - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành: GV yêu cầu HS các nhóm thu dọn vệ sinh khu vực thực hành, lớp học, hoàn thiện kết quả vào báo cáo thực hành, tự nhận xét đánh giá kết quả. 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút - GV thu báo cáo thực hành về nhà chấm lấy điểm kiểm tra 15 phút. - GV nhận xét giờ thực hành: sự chuẩn bị, ý thức, kết quả thực hành. - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 37 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 33 - Bài 37 Thức ăn vật nuôi I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: - Biết được nguồn gốc một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm. - Biết được các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. 2. Kĩ năng: Biết quan sát và nhận biết trong thực tiễn chăn nuôi. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình. II- Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ H63->H65 SGK. - Bảng phụ bảng 4 SGK. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại. IV- Lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 1 phút ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: Không b, Bài mới: 39 phút HĐ1: Tìm hiểu về nguồn gốc thức ăn vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được nguồn gốc một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm. - Thời gian: 22 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H63 và H64 SGK. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H63 SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu. - H: Em hãy cho biết những vật nuôi ăn gì? -> HS dựa vào hình vẽ trả lời. - H: Em hãy cho biết ta có thể đổi thức ăn của trâu cho lợn hoặc cho gà được không? Vì sao? -> TL: Không, vì đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng khác nhau. - H: Vậy thức ăn vật nuôi phải như thế nào? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - GV nêu: Trâu, bò tiêu hoá được chất sơ là nhờ hệ vi sinh vật trong dạ dày, nhờ đó mà chất sơ được chuyển hoá thành chất dinh dưỡng. -> HS lắng nghe, tiếp thu. - H: Em hãy cho biết thức ăn cho vật nuôi có nguồn gốc từ những đâu? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - GV chú ý HS: Vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thuỷ sản làm thức ăn, là một mắt xích trong mô hình VAC hoặc RVAC. -> HS lắng nghe, tiếp thu. I- Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: 1. Thức ăn vật nuôi: Vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng. 2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. * Kết luận: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. HĐ2: Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi - Mục tiêu: HS biết được các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. - Thời gian: 17 phút. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H65, bảng phụ bảng 4 SGK. - Cách tiến hành: HĐ của GV - HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát bảng 4 SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu. - H: Trong thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Em hãy nhận xét về nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng trên? -> HS trả lời cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát H65 và làm bài tập SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu và làm bài tập theo yêu cầu SGK. II- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi: Trong thức ăn vật nuôi có nước, prôtêin, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng. * Kết luận: Thức ăn có nước và chất khô, tuỳ loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút - H: Em hãy cho biết thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ những đâu? - H: Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? - GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK. - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 38 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 34 - Bài 38 Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS: 1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình tiêu hoá và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hoá của vật nuôi. - Biết được vai trò quan trọng của thức ăn đối với quá trình sinh trưởng, phát dục và tạo ra sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm. 2. Kĩ năng: Rèn luyện sự quan sát và nhận biết trong thực tiễn chăn nuôi. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã họ

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_28_51_vu_quang_vinh.doc
Giáo án liên quan