Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28, Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

A.MỤC TIÊU

Học xong bài này học sinh phải:

-Kiến thức:Hiểu được khái niệm,đặc điểm về sự sinh trưởng,phát dục của vật nuôi.

Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,phát dục của vật nuôi.

-Kỹ năng:Nhận biết được sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

Kỹ năng hợp tác nhóm,trình bày diễn đạt vấn đề.

-Thái độ:Ý thức chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi trong gia đình.

B.PHƯƠNG PHÁP

-Thảo luận nhóm

-Quan sát

-Hỏi đáp

-Nêu và giải quyết vấn đề

C.PHƯƠNG TIỆN-CHUẨN BỊ.

GV:Nội dung bài giảng,hình ảnh về sự sinh trưởng,phát dục của vịt xiêm,phiếu học tập,bảng phụ của BT I.2,sơ đồ 8,BT II,Bt củng cố(6 câu hỏi trắc nghiệm),bảng chu kì động dục của vật nuôi.

HS:Tìm hiểu sự sinh trưởng và phát dụccủa một số vật nuôi ở địa phương.Trả lời các lệnh ở trong bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28, Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp dạy: Người soạn: Bài 32:SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI A.MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh phải: -Kiến thức:Hiểu được khái niệm,đặc điểm về sự sinh trưởng,phát dục của vật nuôi. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,phát dục của vật nuôi. -Kỹ năng:Nhận biết được sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Kỹ năng hợp tác nhóm,trình bày diễn đạt vấn đề. -Thái độ:Ý thức chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi trong gia đình. B.PHƯƠNG PHÁP -Thảo luận nhóm -Quan sát -Hỏi đáp -Nêu và giải quyết vấn đề C.PHƯƠNG TIỆN-CHUẨN BỊ. GV:Nội dung bài giảng,hình ảnh về sự sinh trưởng,phát dục của vịt xiêm,phiếu học tập,bảng phụ của BT I.2,sơ đồ 8,BT II,Bt củng cố(6 câu hỏi trắc nghiệm),bảng chu kì động dục của vật nuôi. HS:Tìm hiểu sự sinh trưởng và phát dụccủa một số vật nuôi ở địa phương.Trả lời các lệnh ở trong bài. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. I.Ổn định(1phút) II.Kiểm tra bài cũ(3phút) ?Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?Trong cùng điều kiện,gà Lơgo và gà ri gà nào có năng suất trứng cao hơn? III.Bài mới 1.Đặt vấn đề(1phút) Vật nuôi có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi,quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.Do đó người chăn nuôi cần nắm vững các đặc tính về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi để có các biện pháp tác động thích hợp.Vậy sự sinh trưởng và phát dục là gì?Nó có đặc điểm như thế nào?Và các yếu tố ảnh hưởng ra sao?Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 32:Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 2.Triển khai bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1(10phút)Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng,phát dục của vật nuôi. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là gì?Chúng ta vào mục I:Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục cuả vật nuôi. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I trang 86-87 ?Em hãy cho biết quá trình phát triển của vật nuôi? GV nhận xét Đó chính là quá trình phát triển của vật nuôi. ?Vậy quá trình đó bao gồm những yếu tố nào? GV nhận xét Vậy 2 quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Vật nuôi chỉ có thể phát dục khi đã đạt đến mức độ sinh trưởng nhất định. ?Thế nào là sự sinh trưởng.chúng ta qua 1 GV treo tranh H54,hướng dẫn học sinh quan sát ?Nhận xét về hình dạng và kích thước của vật nuôi? GV nhận xét Sự thay đổi đó chính là sự sinh trưởng của vật nuôi ?Sự sinh trưởng của vật nuôi là gì? ?Hãy ví dụ về sự sinh trưởng của vật nuôi trong thực tế mà em biết GV nhận xét Tiểu kết 1:Sự sinh trưởng của vật nuôi là sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi ?Quá trình có mối quan hệ mật thiết và không tách rời với quá trình sinh trưởng là quá trình nào? Vậy thế nào là sự phát dục của vật nuôi.Các em qua 2.Sự phát dục GV hướng dẫn học sinh đọc thông tin mục 2 trang 87 Sgk “Gà biết gáy”là một biểu hiện của sự phát dục của vật nuôi. ?Em hãy lấy ví dụ khác thể hiện sự phát dục của vật nuôi? GV nhận xét Khi còn nhỏ,cùng với sự phát triển của cơ thể,buồng trứng của con cái lớn dần,đó là sự sinh trưởng của buồng trứng.Khi đã lớn,buồng trứng của con cái bắt đầu sản sinh ra trứng,đó là sự phát dục của buồng trứng ?Em có biết sự phát dục ở tinh hoàn của con đực là thế nào không? GV phân tích Cũng như con cái,cùng với sự phát triển của cơ thể,tinh hoàn của con đực lớn dần,đó là sự sinh trưởng của tinh hoàn.Khi đã lớn,tinh hoàn của con đực bắt đầu sản sinh ra tinh trùng,đó là sự phát dục của tinh hoàn. ?Sự phát dục của vật nuôi là gì? Tiểu kết 2:Sự phát dục của vật nuôi là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể GV yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm(Mỗi bàn 1 nhóm) Phiếu học tập số 1:Em hãy đọc rồi đánh dấu X vào vị trí tương ứng để phân biệt sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục 1.Xương ống chân của Bê dài thêm 5cm 2.Thể trọng lợn con tăng từ 5kg lên 8kg 3.Gà trống biết gáy 4.Gà mái bắt đầu đẻ trứng 5.Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa GV nhận xét hoạt động của các nhóm GV khẳng định lại sự sinh trưởng,phát dục:Các ý 1,2,5 thể hiện sự sinh trưởng,3,4 thể hiện sự phát dục của vật nuôi. Hoạt động 2(12phút):Tim hiểu đặc điểm sự sinh trưởng,phát dục của vật nuôi Như vậy sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi biểu hiện ở sự thay đổi về số lượng và chất lượng các tổ chức,bộ phận của cơ thể.Sự sinh trưởng và phát dục luôn đan xen và hỗ trợ lẫn nhau.Vậy sự sinh trưởng và phát dục có đặc điểm gì?chúng ta qua II.Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. GV Yêu cầu,hướng dẫn hs đọc nội dung thông tin mục II trang 87-88 Sgk GV treo bảng sơ đồ 8(Hoặc là học sinh quan sát Sgk) ?Em hãy cho biết các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi GV treo bảng BT trang 88:Em hãy quan sát sơ đồ và chọn xem các ví dụ 1,2,3,4 minh hoạ cho đặc điểm nào? GV gọi học sinh lên bảng hoàn thành(Gắn các bông hoa vào vị trí thích hợp) Gv lần lượt làm rõ các đặc điểm ?Em hãy nghiên cứu ví dụ 1(Sự sinh trưởng của ngan) ?Có nhận xét gì về khối lượng của ngan trong 6ngày tuổi đầu và 6 ngày tuổi tiếp theo? GV nhận xét,khẳng định lại đó chính là sự phát triển không đồng đều:sự tăng cân,tăng chiều cao,chiều rộng của cơ thể không như nhau ở các lứa tuổi. GV lấy ví dụ 4:Sự phát triển của lợn theo giai đoạn:Lợn sơ sinh-Lợn nhỡ-Lợn trưởng thành. ?Quá trình trên thể hiện điều gì? ?Sự phát triển của lợn diễn ra như thế nào? GV khẳng định:Sự phát triển theo giai đoạn:Vật nuôi nói riêng và động vật nói chung đều trải qua giai đoạn trong thai rồi mới đến giai đoạn ngoài thai.Ở mỗi giai đoạn trải qua các thời kì kế tiếp không đảo ngược. ?Em hãy lấy ví dụ khác? GV:Đặc điểm tiếp theo đó là sự sinh trưởng-phát dục diễn ra theo chu kỳ GV cho Hs tham khảo bảng:Chu kỳ động dục của vật nuôi. Gia súc Chu kỳ động dục(Ngày) Ngựa Bò Lợn Dê Chó 19-23 21 21 19 1năm1lần Tiểu kết 3:Đặc điểm về sự sinh trưởng-phát dục của vật nuôi là:Không đồng đều,theo giai đoạn,theo chu kỳ. Hoạt động 3(8phút):Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố.Đó là những yếu tố nào?Các em qua III.Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng-phát dục của vật nuôi. I.Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hs trả lời:Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử Hs bổ sung:Hợp tử phát triển thành cá thể non lớn lên rồi già Hs trả lời:Sự sinh trưởng và phát dục. 1.Sự sinh trưởng Hs quan sát và trả lời:khối lượng,hình dạng,kích thước của vật nuôi có sự thay đổi Hs:Kích thước tăng,khối lượng tăng,hình dạng thay đổi Hs trả lời:Là sự tăng lên về khối lượng,kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi. Hs lấy ví dụ: Bò:Nghé-bò trưởng thành Lợn:Lợn con-Lợn trưởng thành Gà:Gà con-gà giò-gà mẹ(gà trống) Hs trả lời:Quá trình phạt dục 2.Sự phát dục Hs đọc sgk Hs;Vịt đẻ trứng Bò tiết sữa Hs trả lời Hs trả lời:Là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể Hs tiến hành thảo luận nhóm và trả lời II.Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hs trả lời:Không đồng đều,theo giai đoạn,theo chu kỳ Hs làm theo nhóm và trả lời Hs tính toán và trả lời: 79-42=37 152-79=73 Do đó có sự thay đổi Hs trả lời:Sự phát triển của vật nuôi Hs:Theo từng giai đoạn Hs lấy ví dụ Hs tham khảo bảng III.Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng-phát dục của vật nuôi Trong bài trước chúng ta đã nghiên cứu:Trong cùng điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng,Gà Lơgo cho 250-270 quả trứng/năm/con,Gà Ri cho 70-90 quả trứng/năm/con. ?Sự sinh trưởng-phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? ?Yếu tố di truyền là yếu tố bên trong hay bên ngoài? Yếu tố di truyền là yếu tố bên trong,yếu tố bên ngoài cũng có tác động đến sự sinh trưởng-phát dục của vật nuôi GV lấy ví dụ:2con lợn được sinh ra từ 1mẹ,sức khoẻ là như nhau,1con được nuôi trong điều kiện chuồng trại thoáng khí,thức ăn đầy đủ,chăm sóc tốt,1con thì ngược lại Theo các em con nào sẽ sinh trưởng tốt? Gv nhận xét:Như vậy các yếu tố bên ngoài đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng-phát dục của vật nuôi ?Em hãy cho biết những yếu tố bên ngoài là yếu tố nào? GV nhận xét ?con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi bằng những cách nào? Tiểu kết 4:Các đặc điểm về di truyền và các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hs trả lời:di truyền Hs:Bên trong Hs:Con có điều kiện chăm sóc đầy đủ Hs:Chăm sóc,thức ăn,khí hậu,chuồng trại Hs trả lời IV.Củng cố(7phút) 1.Gv hệ thống lại nội dung kiến thức,hs đọc ghi nhớ 2.Gv cho hs làm bài tập trắc nghiệm(phiếu học tập số 3) Hãy chọn đáp án đúng nhất: Câu 1:Sự sinh trưởng của vật nuôi là: a.Sự thay đổi về kích thước các bộ phận của cơ thể. b.Sự thay đổi về kích thước,khối lượng của cơ thể. c.Sự tăng lên về khối lượng kích thước các bộ phận của cơ thể. d.Sự thay đổi về khối lượng cơ thể. Câu 2:Sự phát dục của vật nuôi là: a.Sự thay đổi về lượng các bộ phận trong cơ thể. b.Sự tăng lên về chất các bộ phận trong cơ thể. c.Sự tăng lên về lượng các bộ phận trong cơ thể. d.Sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể. Câu 3;Biểu hiện về sự sinh trưởng của vật nuôi là: a.Gà trống biết gáy. b.Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. c.Bò tiết sữa. d.Vịt đẻ trứng. Câu 4:Biểu hiện về sự phát dục của vật nuôi là: a.Lợn tăng trọng 5kg sau 1 tuần. b.Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. c.Gà mái đẻ trứng. d.Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. Câu 5:Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có đặc điểm: a.Đồng đều,theo giai đoạn,theo chu kì. b.Không đồng đều,không theo giai đoạn,theo chu kì. c.Không đồng đều,theo giai đoạn,không theo chu kì. d.Không đồng đều,theo giai đoạn,theo chu kì. Câu 6:Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,phát dục của vật nuôi là: a.Các đặc điểm về di truyền. b.Các điều kiện ngoại cảnh. c.Kỉ thuật nuôi dưỡng,chăm sóc. d.Các đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh. V.Dặn dò(3phút) Học bài củ,trả lời 2 câu hỏi cuối bài Xem trước bài 33,trả lời các lệnh trong bài. - Khoảng 50-60mg chất Xy-a-nit trong măng đắng có thể gây chết người, Thạc sĩ Đỗ Văn Bản, Viện Khoa học lâm nghiệp, cho biết. Măng đắng là sản vật của núi rừng. Ảnh: sapa.com.vn Đây chính là hợp chất làm cây măng luôn luôn có vị đắng. Mỗi kg măng tre có thể chứa hơn 1.000 mg chất này. Trong khi đó, chỉ từ 50 – 60mg chất Xy-a-nit nói trên đã có thể gây chết người. Trên cây măng, phần ngọn có hàm lượng độc tố cao nhất. Măng càng đắng càng chứa nhiều xy-a-nít và khả năng gây ngộ độc càng cao. Ngoài ra, hợp chất này có thể làm tổn thương hệ thần kinh. Do đó, sẽ gây mệt mỏi chân tay, đi không vững, tai ù, nôn ói. Nếu bị ngộ độc nặng hơn sẽ gây thở gấp, tim đập nhanh, huyết áp giảm, đau đầu. Dẫn tới hôn mê và khả năng tử vong cao. Chất độc của măng bị phân hủy nhanh trong nước sôi. Chỉ luộc măng trong 20 phút có thể giảm gần 70% xy-a-nít. Ở nhiệt độ cao hơn, thời gian luộc kéo dài, hàm lượng độc chất có trong măng giảm đến 96%, sẽ không còn khả năng tác hại đến con người. Do đó, để bảo đảm an toàn, khi sử dụng măng làm thực phẩm nên luộc kỹ, nấu chín để loại bỏ độc tố. Măng đắng là thứ sản vật dân dã và phổ biến đối với nhiều dân tộc ở khu vực miền núi phía bắc, đặc biệt là các dân tộc Tày, Thái, Mường... Măng đắng có thể chế thành nhiều món như xào mẻ, luộc, hầm xương, hấp quấn thịt vịt hoặc thịt lợn, ăn ngon và lạ miệng. Khôi Nguyên

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_28_bai_32_su_sinh_truong_va_pha.doc