Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 29: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

2. Kĩ năng: Rèn HS phân biệt và so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

3. Thái độ: Xây dựng HS ý thức “ Biết đều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn của con người.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh hình 54 SGK/ 86, sơ đồ 8 SGK/87. Bảng phụ BT

2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 88

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm, diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 29: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 29 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI Ngày dạy : . I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. 2. Kĩ năng: Rèn HS phân biệt và so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. 3. Thái độ: Xây dựng HS ý thức “ Biết đều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn của con người. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh hình 54 SGK/ 86, sơ đồ 8 SGK/87. Bảng phụ BT Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 88 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1. Chăn nuôi có vai gì trong nền kinh tế nước ta? Nhiệm vụ của phát triển ở nước ta trong thời gian tới? (10đ) 2. Thế nào là giống vật nuôi? Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? (10đ) Đáp án Trình bày sạch, đúng chính tả, chuẩn bị bài đủ. - Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ, phân bón cho trồng trọt và chăn nuôi, sức kéo cho trồng trọt và giao thông vận tải. - Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi: phát triển chăn nuôi toàn diện, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí. - Giống vật nuôi là những con vật có cùng nguồn gốc về đặc điểm di truyền, những con vật cùng giống sẽ có cùng đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất. Những đặc điểm đó được truyền lại cho đời sau. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Điểm 1đ 5đ 4đ 5đ 4đ 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu của ngành chăn nuôi nước ta là gì? (tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm). Để đạt được mục tiêu đó ta cần phải nắm rõ quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, để điều khiển vật nuôi theo ý muốn. Vậy quá trình “sinh trưởng và phát dục của vật nuôi” như thế nào? Chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - GV treo tranh hình 54 SGK/ 86.   HS quan sát tranh nhận xét quan hệ giữa lứa tuổi và khối lượng của ngan (vịt xiêm) ( ngày tuổi càng nhiều ngang càng tăng về khối lượng, hình dạng, kích thước)   Tương tự HS nhận xét đặc điểm các giống lợn qua các gia đoạn: Lúc sơ sinh cai sữa trưởng thành ? (tăng về khồi lượng, kích thước, hình dáng) ? Sự tăng về khối lượng, kích thước, hình dáng của ngang, lợn người ta gọi sự tăng đó là gì? (sự sinh trưởng) ? Sự sinh trưởng là gì? - GV chốt nội dung, ghi bảng. Ÿ GV mở rộng: Sự sinh trưởng do cơ chế phân chia tế bào, tế bào được sinh ra giống tế bào đã sinh ra nó. Ví dụ: Tế bào cơ sinh ra tế bế bào cơ do đó cơ to và dài thêm Tế bào gan cơ sinh ra tế bào gan, gan sẽ to thêm.   1 HS đọc mục 2.I SGK/87   Các HS khác tiếp tục quan sát tranh và đọc thông tin SGK mục 2.I SGK/87 ? Mào con ngan lớn nhất có đặc điểm gì so với con ngan thứ hai? (mào rõ hơn con thứ hai và có màu đỏ) ? Con gà trống thành thục có điểm gì khác con gà trống còn nhỏ? (mào đỏ, to, biết gáy) - GV kết luận: Đó là đặc điểm thành thục sinh dục của ngan và gà Ví dụ: Ngan mào to đỏ, gà trống mào to đỏ, gáy, đạp mái thể hiện sự phát dục của con vật. ? Khi tăng cân cơ thể con vật phát triển. Vậy các bộ phận bên trong con vật nuôi như thế nào? (cũng phát triển) Ÿ GV: Vật nuôi con cái khi lớn lên buồng trứng lớn dần sinh ra trứng đó là sự phát dục của buồng trứng. Con đực cũng vậy: tinh hoàn lớn lên cùng sự phát triển của cơ thể đến lúc tinh hoàn xuất tinh trùng và hoóc môn sinh dục kích thích gà gáy, biết đạp mái đó là sự phát dục ? Vậy sự phát dục là gì? - GV treo bảng phụ bài tập   HS thảo luận hoàn thành bài tập SGK/87   Đại diện nhóm báo cáo – các nhóm khác bổ sung - GV bổ sung sửa chữa sai sót Ú Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có hỗ trợ cho nhau không? (Có sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẻ và hỗ trợ cho nhau) * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - GV treo sơ đồ 8 SGK/ 87   HS quan sát sơ đồ ? Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có mấy đặc điểm?(3 đặc điểm: không đồng đều, theo giai đoạn, theo chu kì)   HS dựa vào 3 đặc điểm của sơ đồ làm BT SGK/88 theo nhóm   Đại diện nhóm báo cáo Không đồng đều b. Không đồng đều c. Theo chu kì d. Theo giai đoạn) - GV diển giảng: + Không đồng đều: Tăng cân chiều cao rộng không đều nhau ở các lứa tuổi. + Theo gai đoạn: vật nuôi trải qua nhiều giai đoạn trong thai, ngoài thai. + Theo chu kì: Hoạt động sinh sản của vật nuôi khác nhau lập lại theo chu kì. Ú Tác động cũa con người đến vật nuôi có cần thiết không? (có) * Hoạt động 4: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và dục triển của vật nuôi Các yếu tố bên ngoài (các Đkiện ngoại cảnh : thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, kh í hậu ) Các yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền) - GV treo sơ đồ Vật nuôi ? Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi mấy yếu tố? Kể ra? ( 2yếu tố: đặc điểm di truyền và các điều kiện ngoại cảnh) ? Dựa vào những yếu tố trên con người có thể điều khiển của vật nuôi theo ý muốn được không? (nắm được các yếu tố này con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn) ? Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao ta phải làm gì? (Chọn giống tốt, chăn nuôi đúng kĩ thuật) - GV kết luận: năng suất chăn nuôi là kết quả của quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 1. Sự sinh trưởng Là sự tăng lên về khối lượng kích thước các bộ phận của cơ thể. 2. Sự phát dục Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể II. Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Có 3 đặc điểm - Không đồng đều. - Theo giai đoạn. - Theo chu kì ( trao đổi chất hoạt động sinh lí) III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Gồm 2 yếu tố: - Đặc điểm di truyền. - Điều kiện ngoại cảnh. 4. Củng cố và luyện tập - Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? (HS nêu phần I) - Cho biết các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? ( HS nêu phần II) - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vât nuôi?(HS nêu phần II) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK/ 88. - Chuẩn bị: đọc trước thông tin bài “Một số ppháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi” ( Trả lời các câu hỏi cuối bài SGK/ 90 vào vở bài tập hay vở bài soạn ) V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_29_su_sinh_truong_va_phat_duc_c.doc