Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21, Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 _ Biết được vai trò quan trọng của rừng.

 _ Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.

 2. kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.

 3. Thái độ:

Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 _ Hình 33,34,35 SGK phóng to.

 _ Phiếu học tập.

 2. Học sinh:

 Xem trước bài 22.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Kiểm tra bài cũ: ( không có)

 * Đặt vấn đề: Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 21, Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: 7A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Lớp dạy: 7B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. PHẦN 2: LÂM NGHIỆP CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG Tiết 21. BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: _ Biết được vai trò quan trọng của rừng. _ Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta. 2. kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Hình 33,34,35 SGK phóng to. _ Phiếu học tập. 2. Học sinh: Xem trước bài 22. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: ( không có) * Đặt vấn đề: Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung * Hoạt động 1: Vai trò của rừng và trồng rừng. _ Treo tranh, yêu cầu Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: + Cho biết vai trò của rừng và trồng rừng? _ Học sinh quan sát và trả lời: _ Học sinh trả lời I. Vai trò của rừng và trồng rừng: _ Làm sạch môi trường không khí. _ Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy. _ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống. _ phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí. * Hoạt động 2: Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta. _ Giáo viên treo hình 35 và giải thích sơ đồ và trả lời các câu hỏi: + Em thấy diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng và diện tích đồi trọc thay đổi như thế nào từ năm 1943 đến năm 1995? + Điều đó đã chứng minh điều gì? + Em có biết rừng bị phá hại, diện tích rừng bị suy giảm là do nguyên nhân nào không? + Em hãy nêu một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng. _ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi: +Trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì? + Trồng rừng sản xuất là như thế nào? + Trồng rừng phòng hộ để làm gì? + Trồng rừng đặc dụng là như thế nào? + Em cho một số ví dụ về trồng rừng đặc dụng? + Ở địa phương em,nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu, vì sao? _ Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ của rừng giảm nhanh còn diện tích đồi trọc càng tăng. Rừng bị suy giảm là do khai thác bừa bãi, khai thác cạn kiệt, đốt rừng làm nương rẩy và lấy củi, phá rừng khai hoang,mà không trồng rừng thay thế. Học sinh cho ví dụ: _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài. _ Giáo viên đọc và trả lời: _ Học sinh lắng nghe. Nêu nhiệm vụ trồng rừng của địa phương mình II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta. 1. Tình hình rừng ở nước ta. Rừng nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng. 2. Nhiệm vụ của trồng rừng: Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có: _ Trồng rừng sản xuất. _ Trồng rừng phòng hộ. _ Trồng rừng đặc dụng. 3. Củng cố: _ Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào? _ Nêu những nhiệm vụ của trồng rừng. 4. Dặn dò: _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 23.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_21_bai_22_vai_tro_cua_rung_va_n.doc