Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 29+30 - Nguyễn Thị Thu Hà

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức:

- HS biết phân biệt được 1 số giống lợn qua quan sát 1 số đặc điểm ngoại hình

- HS hiểu và nhận dạng 1 số giống lợn. .

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được kĩ năng nhận dạng 1 số giống lợn qua quan sát ngoại hình .

-HS thực hiện thành thạo kĩ năng quan sát

1.3. Thái độ:

 -Thói quen : Giáo dục cho HS ý thức cẩn thận, chính xác.

- Tính cách : Tự tin rong việc tìm hiều kiến thức về các giống lợn

2/ Nội dung học tập

- Nhận dạng 1 số giống lợn.

3. Chuẩn bị

3.1/Giáo viên:

- Tranh 1 số giống lợn.

- Mô hình lợn.

3.2/ Học sinh:

- Tranh 1 số giống lợn.

- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 29+30 - Nguyễn Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 36 - Tiết 29 Tuần 25 ND: Thực hành: NHẬN BIẾT 1 SỐ GIỐNG LỢN (HEO) QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - HS biết phân biệt được 1 số giống lợn qua quan sát 1 số đặc điểm ngoại hình - HS hiểu và nhận dạng 1 số giống lợn. . 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được kĩ năng nhận dạng 1 số giống lợn qua quan sát ngoại hình . -HS thực hiện thành thạo kĩ năng quan sát 1.3. Thái độ: -Thói quen : Giáo dục cho HS ý thức cẩn thận, chính xác. - Tính cách : Tự tin rong việc tìm hiều kiến thức về các giống lợn 2/ Nội dung học tập - Nhận dạng 1 số giống lợn. 3. Chuẩn bị 3.1/Giáo viên: - Tranh 1 số giống lợn. - Mô hình lợn. 3.2/ Học sinh: - Tranh 1 số giống lợn. - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. 4. Tổ chức các hoạt độ ng học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số học sinh. 7ª4 7ª5 4.2. Kiểm tra miệng: GV :Câu 1/ Phân biệt gà Ri và gà Lơgo dựa vào màu sắc lông, da? 8đ HS :1/ Phân biệt gà Ri và gà Lơgo dựa vào màu sắc lông, da: 8đ - Gà Ri: Màu da vàng hoặc vàng trắng. Màu lông pha tạp từ: nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía. - Gà Lơ go: Màu lông toàn trắng Câu 2/ Kể tên 1 số giống lợn mà em biết? 2đ 2.Lợn Móng Cái ,lợn Đại Bạch ,lợn Ỉ... 4.3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 5’ Để nhận biết và chọn lợn giống ta dựa vào đâu? (Quan sát ngoại hình ). Hôm nay chúng ta thực hành “Nhận biết và chọn một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều” Hoạt động 2: Giới thiệu vật liệu và dụng cụ bài thực hành. 5’ MT: Vật liệu và dụng cụ bài thực hành. - GV: lần lượt giới thiệu vật liệu và dụng cụ của bài thực hành. - HS: theo dõi và ghi nhớ kiến thức. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện quy trình:25’ MT: Thực hiện các bước theo quy trình GV: Hướng dẫn HS quan sát H61: Mõm, đầu, lưng, chân của các giống lợn. HS: Quan sát theo hướng dẫn của GV ? Đặc điểm điển hình để phân biệt lợn: Landrat, Đại Bạch, Móng Cái? HS: Xác định trên tranh. GV: Hoàn chỉnh: ? Có thể dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt 1 số giống lợn? HS : Mõm, đầu, lưng, chân... ? Màu sắc của lông, da của lợn Đại Bạch, Landrat, Ỉ, Móng Cái? Hoạt động 4: Tổ chức thực hành: GV: Phát dụng cụ cho các nhóm: Mô hình heo. GV: Hướng dẫn HS thực hiện bảng. I. Vật liêu và dụng cụ cần thiết - Mô hình lợn. II. Quy trình thực hành: * Quan sát đặc điểm ngoại hình - Hình dạng chung: + Tai lợn Landrat to, rủ xuống phía trước. + Mặt lợn Đại Bạch Gãy, tai to hướng về phái trước. + Lợn Móng Cái có lan trắng đen hình yên ngựa. - Màu sắc lông, da + Giống lợn Đại Bạch: Lông cứng, da trắng. + Giống lợn Landrat: Lông, da trắng tuyền. + Giống lợn Ỉ: Toàn thân đen. + Giống lợn Móng Cái: Lông đen và trắng. IV/ Tổ chức thực hành: Giống vật nuôi Đặc điểm quan sát HS: Thực hành và hoàn thành bảng 4.4 . Tổng kết :3’ Câu 1/ Dựa vào đặc điểm ngoại hình nào để phân một số giống lợn? ĐA: - Hình dạng chung: + Tai lợn Landrat to, rủ xuống phía trước. + Mặt lợn Đại Bạch Gãy, tai to hướng về phái trước. + Lợn Móng Cái có lan trắng đen hình yên ngựa. - Màu sắc lông, da + Giống lợn Đại Bạch: Lông cứng, da trắng. + Giống lợn Landrat: Lông, da trắng tuyền. + Giống lợn Ỉ: Toàn thân đen. + Giống lợn Móng Cái: Lông đen và trắng. 4.5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học nội dung lí thuyết của bài học này. - Viết bài thu hoạch theo mẫu - Liên hệ thực tế chăn nuôi ở địa phương. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Tìm hiểu và soạn các yêu cầu của bài 37: + Nguồn gốc thức ăn vật nuôi? + Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi? 5. PHỤ LỤC Bài 37 - Tiết 30 Tuần 25 ND:24/2/2012 THỨC ĂN VẬT NUÔI 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - HS biết: Xác định được tên một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc gia cầm. Nguồn gốc một số loại thức ăn quen thuộc của gia súc gia cầm. - HS hiểu: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. 1.2. Kỹ năng - HS thực hiện được kĩ năng phân tích, quan sát . -HS thực hiện thành thạo được kĩ năng vận dụng. 1.3. Thái độ -Thói quen : Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc vật nuôi, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. -Tính cách :GV Giáo dục môi trường cho học sinh . 2/ Nội dung học tập: - Nguồn gốc thức ăn vật nuôi. 3. Chuẩn bị 3.1. Giáo viên - Bảng phụ ghi nội dung bài tập. - Tranh: Thức ăn vật nuôi. 3.2. Học sinh - Viết bài thu hoạch theo mẫu - Học bài, tìm hiểu và soạn bài mới. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số học sinh.1’ 7a4 7a5 4.2. Kiểm tra miệng: 6’ GV :Câu 1/ Dựa vào đặc điểm ngoại hình để phân biệt 1 số giống lợn? 8đ HS : 1/ Dựa vào đặc điểm ngoại hình để phân biệt 1 số giống lợn: 8đ - Hình dạng chung: 4đ + Tai lợn Landrat to, rủ xuống phía trước. + Mặt lợn Đại Bạch Gãy, tai to hướng về phái trước. - Màu sắc lông, da: 4đ + Giống lợn Đại Bạch: Lông cứng, da trắng. + Giống lợn Landrat: Lông, da trắng tuyền. Câu 2/ Kể tên 1 vài loại thức ăn vật nuôi? 2đ 2/ Kể tên 1 vài loại thức ăn vật nuôi: 2đ - Rơm, cỏ, khô dầu... 4.3/ Tiến trình bài học : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 4’ Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như sinh trưởng, phát triển, sản xuất ra sản phẩm: thịt, trứng, sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Thầy trò ta cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài “Thức ăn vật nuôi” Hoạt động 2: Khái niệm thức ăn vật nuôi 10’ MT:Tìm hiểu khái niệm thức ăn vật nuôi - GV: yêu cầu HS quan sát hình 63 và cho biết các vật nuôi (trâu, gà, lợn) đang ăn gì? - HS: quan sát hình, trả lời câu hỏi: Rơm, rạ, thóc, cháo... - HS: bằng hiểu biết thực tế kể tên các loại thức ăn của trâu bò, lợn, gà. ? Tại sao trâu bò tiêu hoá được rơm, rạ, cỏ khô? ? Con lợn, con gà có ăn được rơm khô không? ? ? Con trâu có đi nhặt từng hạt thóc để ăn không? ? Có ăn cá thịt như lợn không? HS: Độc lập trả lời, nhận xét. GV: Hoàn chỉnh: 1/ Cấu tạo hệ tiêu hóa phù hợp để tiêu hóa. 2/ Không. 3/ Không. 4/ Không. ? Thức ăn vật nuôi là gì? Hoạt động 3:Nguồn gốc thức ăn vật nuôi 15’ MT:Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi - GV: yêu cầu HS quan sát hình 64, treo bảng phụ bài tập và hướng dẫn HS cách thực hiện. HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau: Nguồn gốc Tên các loại thức ăn Thực vật Động vật Chất khoáng - HS: quan sát hình 64, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. Nguồn gốc Tên các loại thức ăn Thực vật Cám, gạo, ngô, sắn... Động vật Bột cá, tôm... Chất khoáng Premic khoáng, premic vitamin. - GV: cho HS rút ra kết luận về nguồn gốc thức ăn vật nuôi. GV giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Vật nuôi sử dụng các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản làm thức ăn, là 1 mắc xích quan trọng trong mô hình VAC hoặc RVAC. Tận dụng các sản phẩm nông nghiệp thành nguồn năng lượng hữu ích trong chuỗi thức ăn. Hoạt động4:Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi 10’ MT:Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi - GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK/Tr 100 và cho biết các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi? - HS: đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 65 và đọc bảng 4 SGK/Tr 100, thảo luận nhóm làm bài tập sau: Kí hiệu hình tròn Tên thức ăn vật nuôi Hình tròn a Rau muống Hình tròn b Rơm lúa Hình tròn c Khoai lang Hình tròn d Ngô Hình tròn e Bột cá - HS: quan sát hình và đọc bảng 4 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. - GV: treo bảng phụ ghi nội dung bài tập lên bảng, gọi đại diện nhóm trình bày. - HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV: thành phần dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn có giống nhau không? - HS: không. GV mở rộng: +Thức ăn nhiều nước: Rau, củ, quả.... + Thức ăn nhiều gluxit: hạt, củ.... + Nhiều xơ: Rơm lúa... + Thức ăn nhiều protein: Bột cá... GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS: Cần bảo vệ môi trường để có đủ thức ăn cung cấp cho vật nuôi, không làm cho vât nuôi bị ngộ độc. I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi 1. Thức ăn vật nuôi - Mỗi vật nuôi chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hoá của chúng. 2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi - Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. - HS: Ghi nội dung ở bảng. II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi - Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: nước, protêin, lipít, gluxít, vitamin và chất khoáng. - Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau. 4.4 . Tổng kết 4’ Câu 1/ Hãy tóm tắt nôi dung bài học bằng sơ đồ tư duy? ĐA: Câu 2/ Thức ăn của vật nuôi? Ví dụ? ĐA: - Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. + Thực vật: Ngô, rơm... + Động vật: Bột cá, bột tôm... + Khoáng: Khoáng và vitamin. 4.5. Hướng dẫn học tập : 3’ * Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Liên hệ thực tế chăn nuôi ở địa phương. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Tìm hiểu và soạn các yêu cầu của bài 38: + Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn vật nuôi? + Vai trò của thức ăn vật nuôi? + GV hướng dẫn cách soạn bài. 5/ PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_2930_nguyen_thi_thu_ha.doc