Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 30, Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng (Bản hay)

A. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ những ưu điểm, nhược điểm cảu việc bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay.

- Chi ra được mục đích đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh, nuôi rừng có hiệu quả.

2. Kĩ năng.

- Vận dụng những hiểu biết đã học vào thực hiện bảo vệ rừng

3. Thái độ.

- Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loại có tên trong sách đỏ.

B. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên.

2. Học sinh.

- Bài cũ, đồ dùng học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 30, Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2013 Ngày giảng:08/01/2013. Tiết 30 - Bài 29 Bảo vệ và khoanh nuôI rừng A. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. - Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ những ưu điểm, nhược điểm cảu việc bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay. - Chi ra được mục đích đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh, nuôi rừng có hiệu quả. 2. Kĩ năng. - Vận dụng những hiểu biết đã học vào thực hiện bảo vệ rừng 3. Thái độ. - Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loại có tên trong sách đỏ. B. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên. 2. Học sinh. - Bài cũ, đồ dùng học tập. C. Tổ chức giờ học. * Khởi động (7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ ? Nêu các loại khai thác rừng và điều kiện khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam? ? Trình bày các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác? 2. Giới thiệu bài Rừng nước ta đang giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng. Chính các hoạt động của con nguời là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng. Phá hoại rừng đã gây ra bao nhiêu khó khăn và thảm hoạ cho cuộc sống và sản xuất xã hội. Bảo vệ và phát triển rừng cũng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống của cộng đồng và dân cư. Bài học này cho các em biết ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi rừng. (5 phút) - Mục tiêu + Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. ? em hãy nhắc lại tình hình rừng nứơc ta từ năm 1943 – 1995 và nguyên nhân làm cho rừng suy giảm? HS: cá nhân trả lời câu hỏi GV: giới thiệu tác hại của phá rừng và kết luận. HĐ2: Tìm hiểu hoạt động bảo vệ rừng (15 phút) - Mục tiêu: + Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ những ưu điểm, nhược điểm cảu việc bảo vệ rừng ở địa phương hiện nay. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. ? Em hãy kể những thành phần của tài nguyên rừng? HS: Các loại thực vật, động vật rừng, đất có rừng và đồi trọc, đất hoang thuộc sản xuất đất lâm nghiệp. GV: kết luận và cho HS quan sát H 48 và giới thiệu một số động vật quý hiếm. ? Theo em các hoạt động nào của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng? HS: cá nhân trả lời ? Chúng ta cần tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào? HS: cá nhân trả lời GV: liện hệ địa phương biện pháp định canh, định cư. ? những đối tượng nào được phép kinh doanh rừng? HS: lắng nghe và cá nhân phát biểu GV: nhận xét. GV: yêu cầu HS quan sát H 49 và giới thiệu tác hại của phá rừng, cháy rừng ở địa phương. HĐ3: Tìm hiểu khoanh nuôi phục hồi rừng. (15 phút) - Mục tiêu: + Chi ra được mục đích đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh, nuôi rừng có hiệu quả. - Đồ dùng: - Cách tiến hành. GV: giới thiệu mục đích của khoanh nuôi phục hồi rừng HS: nghe và ghi vở. GV: hướng dẫn HS xác định đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng. HS: lắng nghe hướng dẫn và ghi vở GV: phân tích các biện pháp kĩ thuật trong SGK. HS: lắng nghe GV phân tích. GV: kết luận các biện pháp ở mức độ thấp và ở mức độ cao. GV tích hợp môi trường: qua các kiến thức đã tìm hiểu trong bài các em đã biết cách bảo vệ và nuôi dưỡng rừng, đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền và phát hiện, ngăn chặn những hiện tượng vi phạm Luật Bảo vệ rừng ở địa phương. I. ý nghĩa - Việc bảo vệ và khoanh nuôi phục hồi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với đời sống và sản xuất của nhân dân II. Bảo vệ rừng 1. Mục đích - Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển cho sản phẩm cao và tốt nhất 2. Biện pháp - Nghiêm cấm mọi hoạt động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm. - Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có biện pháp định canh, định cư, phòng chống cháy rừng.. - Cá nhân và tập thể chỉ được khai thác rừng khi có giấy phép. III. Khoanh nuôi phục hồi rừng 1. Mục đích - Tạo hoàn cảnh thuận lợi để các nơi đã mất rừng phục hồi lại rừng có sản lượng cao 2. Đối tượng khoanh nuôi rừng - Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng. +. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng +. Đồng cở, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày. 3. Biện pháp - ở mức độ thấp: chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ chống phá rừng, chống cháy rừng - ở mức độ cao: ngoài các biện pháp ở mức độ thấp còn áp dụng phát dọn cây hoang dại * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút) 1. Củng cố: - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK và có thể em chưa biết ? Nêu mục đích và biện pháp bảo vệ rừng? ? Nêu các biện pháp khoanh nuôi rừng? Bảo vệ và khoanh nuôi rừng ý nghĩa Khoanh nuôi phục hồi rừng Bảo vệ rừng 2. Hướng dẫn học bài. - Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 30, 31 và liện hệ kiến thức với địa phương em.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_30_bai_29_bao_ve_va_khoanh_nuoi.doc