Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 31: Nhân giống vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Giải thích được khái niệm về chọn đôi giao phối.

- Hiểu được mục đích và phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi.

- Hiểu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng chọn đôi và phương pháp giao phối trong chăn nuôi.

3. Thái độ: Giáo dục HS vận dụng chọn đôi và phương pháp giao phối giúp gia đình chăn nuôi có kết quả tốt.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh gia cầm (.hoặc gia súc) quen thuộc. Phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 92

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm, diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 31: Nhân giống vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 31 NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI Ngày dạy : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS - Giải thích được khái niệm về chọn đôi giao phối. - Hiểu được mục đích và phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi. - Hiểu được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. 2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng chọn đôi và phương pháp giao phối trong chăn nuôi. 3. Thái độ: Giáo dục HS vận dụng chọn đôi và phương pháp giao phối giúp gia đình chăn nuôi có kết quả tốt. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh gia cầm (.hoặc gia súc) quen thuộc. Phiếu học tập. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/ 92 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 7A1 : .................................................................................................................. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1. Em hãy cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang dùng ở nước ta? Nêu Khái niệm về chọn giống vật nuôi? (10đ) 2. Muốn quản lý tốt giống vật nuôi ta cần phải làm gì? (10đ) Đáp án Trình bày sạch, đúng chính tả, chuẩn bị bài đủ. 1. - Chọn lọc hàng loạt - Kiểm tra năng suất Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là giống vật nuôi. 2. Thực hiện theo 4 biện pháp - Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. - Phân vùng chăn nuôi. - Chính sách chăn nuôi. - Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. Điểm 1đ 4đ 5đ 1đ 2đ 2đ 2đ 2đ 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong chăn nuôi muốn duy trì và phát huy đặc điểm cũng như số lượng giống vật nuôi. Người chăn nuôi phải làm gì? ( Chọn con đực và con cái tốt có thể cùng hoặc khác giống) Để con cái thụ thai tốt việc làm đầu tiên là: “Nhân giống vật nuôi” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về chọn phối giống. - GV thông báo trong chăn nuôi việc cần thiết nhất là nhân giống và chọn phối.   HS đọc thông tin mục 1 SGK /91 ? Muốn đàn vật nuôi có những đặc điểm tốt của giống thì bố mẹ phải như thế nào? ( Vật nuôi bố mẹ là giống tốt) ? Sau khi chọn lọc được con đực, con cái tốt người chăn nuôi cần phải làm gì để tăng số lượng giống vật nuôi? (Ghép đôi cho sinh sản) - GV kết luận: người chăn nuôi chọn con đực tốt ghép với con cái tốt cho sinh sản gọi là chọn phối ? Thế nào là chọn phối?   HS Liên hệ thực tế nêu ví dụ: Chọn phối gà, lợn, vịt, ngang, ngỗng . . . Ú Tuỳ theo mục đích của công tác chọn giống mà ta có những phương pháp chọn khác nhau. ? Khi đã có giống vật nuôi tốt làm thế nào để tăng số lượng cá thể giống đó đúng nhu cầu người chăn nuôi mong muốn? (Chọn con đực và con cái cùng giống cho giao phối để sinh con)   HS nêu ví dụ minh hoạ (Gà lai Rốt - Ri) ? Chọn phối khác giống nhằm mục đích gì? (tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả 2 giống). ? Có những phương pháp chọn phối giống nào? - GV kết luận ghi bảng - GV phát phiếu học tập Điền đúng tên vật nuôi vào bảng: Con đực Con cái PP chọn lọc Lợn móng cái Lợn móng cái Chọn phối cùng giống Lợn lanđrat Lợn móng cái Chọn phối khác giống Bò vàng VN Bò vàng VN Chọn phối cùng giống Bò sin Ấn Độ Bò vàng VN Chọn phối khác giống Vịt cỏ Vịt cỏ Chọn phối cùng giống Vịt Bắc kinh Vịt cỏ Chọn phối khác giống   HS thảo luận làm bài tập   Đại diện nhóm báo cáo * Hoạt động 3: Tìm hiểu mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng. ? Nhân giống thuần chủng là gì? (Hình thức chọn phối cùng giống) ? Mục đích nhân giống thuần chủng? ( Tạo ra nhiều cá thể của giống Hoàn thiện đặc tính tốt của giống)   HS đọc ví dụ SGK/92 ? Các phương pháp nhân giống thuần chủng? ? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt? - GV: Người chăn nuôi dựa vào các yêu cầu của nhân giống thuần chủng nhằm đạt kết quả: Tăng số lượng cá thể. Củng cố chất lượng giống. I. Chọn phối giống 1. Thế nào là chọn phối Chọn con đực tốt ghép đôi với con cái tốt cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối. 2. Các phương pháp chọn phối - Chọn phối cùng giống: Ghép đôi con đực với con cái cùng giống cho sinh sản nhằm tăng số lượng cá thể của giống đó. - Chọn phối khác giống: Chọn ghép đôi con đực với con cái khác giống cho sinh sản nhằm tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai giống. II. Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng 1. Nhân giống thuần chủng là gì? Là phương pháp chọn ghép đôi con đực và con cái cùng giống để được đời con cùng giống vối bố mẹ. 2. Mục đích nhân giống thuần chủng - Tăng số lượng cá thể. - Củng cố đặc điểm tốt của giống. 3. Phương pháp nhân giống thuần chủng - Chọn cá thể đực, cái tốt của giống. - Chọn giao phối để sinh con. - Chọn con tốt trong đàn con đã lớn. 4. Kết quả nhân giống thuần chủng. - Phải có mục đích rõ ràng. - Chọn được nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẻ và biết được quan hệ huyết thống. - Nuôi dưỡng, chăm sóc chọn lọc. 4. Củng cố và luyện tập - Mục đích nhân giống thuần chủng? (HS nêu phần 2. II) - Phương pháp nhân giống thuần chủng? ( HS nêu phần 3. III) - BT 2 SGK/ 92: Đánh dấu nhân vào các phương pháp nhân giống Chọn phối phương pháp nhân giống Con đực Con cái Thuần chủng Lai tạo Gà Lơgơ Gà Lơgơ x Lợn Móng cái Lợn Móng cái x Lợn Móng cái Lợn Ba Xuyên x Lợn Lanđrat Lợn Móng cái x Lợn Lanđrat Lợn Lanđrat x 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK/ 92. - Chuẩn bị: Đọc trước thông tin bài 35“ Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kìch thước các chiều”SGK / 93 ( Sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài thực hành: Vịt, ngỗng, lợn, trâu, bò, . . . Phiếu thực hành SGK/96 : Đo trước gà mái chọn ở nhà theo bước 2 SGK/95 ) V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_31_nhan_giong_vat_nuoi_nguyen_d.doc