Đề cương ôn tập Học kì 1 Công nghệ Khối 7 (Bản đẹp)

CÂU 1: Đất trồng là gì?

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi từ đá.

Câu 2:Vai trò của đất trồng:

- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

Câu 3: Thành phần của đất trồng:

 - Gồm có 3 phần:

 + Phần rắn: chất vô cơ, chất hữu cơ

 + Phần lỏng: nước

 + Phần khí: khí oxi, nitơ, cacbonic

Câu 4: Thành phần cơ giới của đất là gì?

- Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất. Hạt cát ( 0.05 đến 2mm), hạt limon (bột, bụi 0.002 đến 0.05mm), hạt sét ( nhỏ hơn 0.002mm)

- Căn cứ vào các hạt có trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt, đất sét.

Câu 5: Độ chua, độ kiềm của đất

- Độ chua, độ kiềm của đất dược đo bằng độ pH

- pH < 6.5 là đất chua

- pH = 6.6 đến 7.5 là đất trung tính

- pH > 7.5 là đất kiềm

Câu 6: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.

- Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ hạt cát, limon, sét và chất mùn. Trong đó chất mùn giữ nước tốt nhất, đến hạt sét, đến hạt limon, hạt cát giữ nước kém nhất.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 Công nghệ Khối 7 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 7 - HKI Năm Học: 2012 - 2013 CÂU 1: Đất trồng là gì? Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi từ đá. Câu 2:Vai trò của đất trồng: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững. Câu 3: Thành phần của đất trồng: - Gồm có 3 phần: + Phần rắn: chất vô cơ, chất hữu cơ + Phần lỏng: nước + Phần khí: khí oxi, nitơ, cacbonic Câu 4: Thành phần cơ giới của đất là gì? Tỉ lệ % các hạt cát, limon, sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất. Hạt cát ( 0.05 đến 2mm), hạt limon (bột, bụi 0.002 đến 0.05mm), hạt sét ( nhỏ hơn 0.002mm) Căn cứ vào các hạt có trong đất người ta chia đất ra làm 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Câu 5: Độ chua, độ kiềm của đất Độ chua, độ kiềm của đất dược đo bằng độ pH pH < 6.5 là đất chua pH = 6.6 đến 7.5 là đất trung tính pH > 7.5 là đất kiềm Câu 6: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ hạt cát, limon, sét và chất mùn. Trong đó chất mùn giữ nước tốt nhất, đến hạt sét, đến hạt limon, hạt cát giữ nước kém nhất. Câu 7: Độ phì nhiêu của đất là gì? Là khả năng đất có thể cho cây trồng năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao cần phải có các điều kiện: đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt. Câu 8: Phân bón là gì? Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. chia làm 3 nhóm chính + Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn, khô dầu + Phân hóa học: Phân đam (N), phân lân (P), Phân kali (K), phân đa nguyên tố (NPK, DAP..), phân vi lượng + Phân vi sinh: Phân bón có chứa VSV chuyển hóa lân, Phân bón có chứa VSV chuyền hóa đạm, Phân bón có chứa VSV phân giải chất hữu cơ. Câu 9: Các cách bón phân: Căn cứ vào thời kì bón chia làm hai cách bón: + Bón lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng + Bón thúc: Bón phân vào đất trong thời kì sinh trưởng của cây. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây Căn cứ váo hình thức bón chia làm các cách: bón vãi ( rải), bón theo hang, theo hốc, phun trên lá. Chú ý: Phân hữu cơ trước khi bón phải ủ cho hoai mục. Câu 10: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: Có 4 phương pháp: + Phương pháp chọn lọc + Phương pháp lai. + Phương pháp gây đột biến( dùng tia anpha , gamma gây đột biến trên các bộ phận mầm, hạt, nụ hoa,,) + Phương pháp nuôi cấy mô( tách lấy mô sống của chồi đỉnh sinh trưởng của cây nuôi cấy trong môi trường thanh trùng) Câu 11: Khái niệm về côn trùng: Côn trùng ( sâu bọ) là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng. Đầu có một đôi râu, ngực mang ba đôi chân, và thường có hai đôi cánh. Côn trùng có 2 kiểu biến thái: + Biến thái hoàn toàn: Trứng à sâu non à nhộng à sâu trưởng thành. + Biến thái không hoàn toàn: Trứng à sâu non à sâu trưởng thành Vòng đời là khoảng thời gian từ trứng đến côn trùng trưởng thành rồi lại đẻ trứng rồi chết. Câu 12: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh : làm đất, vệ sinh đồng ruộng, gieo trồng đúng thời vụ Biện pháp thủ công: bắt sâu, bẫy đèn, bả độc.. Biện pháp hóa học: dung thuốc trừ sâu Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch như bọ rùa, ong mắt đỏ, chim, ếch Biện pháp kiểm dịch thực vật: kiểm tra, xử lí nông, lâm sản khi xuất, nhập khẩu. Câu 13: Các công việc làm đất Cày đất: là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu 20-30 cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, vùi lấp cỏ dại. Độ ẩm đất khoảng 60%, . Bừa và đập đất: làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân, san phẳng mặt ruộng. Lên luống: để dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triền. + Quy trình lên luống: xác định hướng luống, xác định kích thước luống, đánh rảnh kéo đất tạo luống, làm phẳng mặt luống Câu 14: Thời vụ gieo trống Căn cứ để xác định thời vụ: dựa vào các yếu tố khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu bệnh ở mỗi địa phương. Các vụ gieo trồng: Vụ Đông – Xuân ( tháng 11 đến tháng 4, 5), vụ Hè – Thu ( tháng 4 đến tháng 7), vụ mùa ( tháng 6,7 đến 11) Câu 15:Mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống Mục đích: Kích thích hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu bệnh. Hạt giống phải đạt tiêu chí: Tỉ lệ nảy mầm cao. – Độ ẩm thấp Không có sâu bệnh. Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại. Sức nảy mầm mạnh. Câu 16: Phương pháp xử lí hạt giống Xử lí bằng nhiệt độ: ngâm hạt trong nước ấm ( 3 sôi 2 lạnh), thời gian ngâm tùy thuộc từng loại hạt. Xử lí bằng hóa chất: ngâm hạt trong hóa chất, thời gian ngâm tùy thuộc từng loại hạt. Câu 17: Tỉa , dặm cây. Tỉa cây: là loại bỏ cây yếu, cây bị sâu bệnh, cây mọc dày. Dặm cây: là trồng cây vào chổ hạt không mọc hoặc cây bị chết. Mục đích: Nhằm đảm bảo mật độ, khoảng cách . Câu 18: Tưới tiêu nước Tưới nước: Để cây sinh trưởng, phát triển tốt cần tưới nước đầy đủ, kịp thời. Phương pháp tưới: Tưới theo hàng , vào gốc cây; Tưới thấm; Tưới ngập; Tưới phun mưa. Tiêu nước: Là thoát nước cho cây để cây không bị ngập úng. Tiêu nước nhanh chóng , kịp thời. Câu 19: Thu hoạch Các phương pháp thu hoạch: Hái , nhổ ,đào ,cắt Yêu cầu: Thu hoạch đúng độ chin, nhanh gọn, cẩn thận. Câu 20: Phương pháp bảo quản Có 3 phương pháp Bảo quản thong thoáng Bảo quản kín Bảo quản lạnh Câu 21: Phương pháp chế biến Sấy khô Chế biến thành bột mịn hay tinh bột Muối chua: làm cho thức ăn lên men Đóng hộp

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_cong_nghe_khoi_7_ban_dep.doc