Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 34: Thức ăn vật nuôi - Trường THCS Hảo Đức

1.Mục tiêu:

 a.Kiến thức:

Học sinh biết được nguồn gốc các loại thức ăn vật nuôi, khái niệm về thức ăn vật nuôi.

Nắm được thành phần dinh dương của thức ăn vật nuôi.

 b.Kĩ năng:

 Học sinh biết cách phân loại nguồn gốc thức ăn vật nuôi.

 c.Thái độ:

 Giáo dục học sinh lòng yêu lao động, ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

2.Chuẩn bị:

 a.Giáo viên: SGK + giáo án

 b.Học sinh: SGK + soạn bài trước ở nhà

3.Phương pháp dạy học:

 Phương pháp trực quan, vấn đáp.

Phương pháp thảo luận.

4.Tiến trình:

 4.1 Ổn định tổ chức:Điểm danh

 4.2 Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

 4.3 Giảng bài mới:

 Chúng ta đã nghiên cứu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ cần biết phương pháp sản xuất ra thức ăn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 34: Thức ăn vật nuôi - Trường THCS Hảo Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:34 THỨC ĂN VẬT NUÔI ND:// 1.Mục tiêu: a.Kiến thức: Học sinh biết được nguồn gốc các loại thức ăn vật nuôi, khái niệm về thức ăn vật nuôi. Nắm được thành phần dinh dương của thức ăn vật nuôi. b.Kĩ năng: Học sinh biết cách phân loại nguồn gốc thức ăn vật nuôi. c.Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu lao động, ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. 2.Chuẩn bị: a.Giáo viên: SGK + giáo án b.Học sinh: SGK + soạn bài trước ở nhà 3.Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, vấn đáp. Phương pháp thảo luận. 4.Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức:Điểm danh 4.2 Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 4.3 Giảng bài mới: Chúng ta đã nghiên cứu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ cần biết phương pháp sản xuất ra thức ăn. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Nguồn gốc thức ăn vật nuôi (PP vấn đáp, trực quan) GV: yêu cầu HS quan sát hình 63/99 và trả lời câu hỏi ở SGK (2phút). HS: quan sát và suy ngĩ trả lời câu hỏi(Trâu:ăn rơm;Heo:ăn cám;Gà:ăn thóc. GV: yêu cầu HS cho thêm một vài ví dụ khác về các loại thức ăn của các vật nuôi khác. Có thể đổi thức ăn của vật nuôi này với vật nuôi khác không? Tại sao? HS: Cho ví dụ và trả lời câu hỏi(không, vì không phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng) GV: Hướng dẫn HS rút ra kết luận. HS: kết luận GV: Cho HS quan sát hình 64/99 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở SGK/99 HS: quan sát hình 64 và trả lời + TĂ thực vật: cám, ngô, sắn, khô dầu đậu tương. + TĂ động vật: bột cá + TĂ chất khoáng: premic khoáng, premic vitamin. GV: hệ thống lại kiến thức HS: ghi bài học. * Hoạt động 2: thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi GV: cho HS nghiên cứu bảng 4: thành phần hoá học của một số loại thức ăn. Quan sát hình 65/101 và thảo luận nhóm bài tập ở SGK(7 phút) HS: Quan sát hình 65 và đọc thông tin bảng 4 Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét kết quả của nhau. GV: nhận xét và bổ sung(nếu có). Yêu cầu HS rút ra nhận xét về thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn HS: rút ra kết luận. I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: 1. Thức ăn vật nuôi Mỗi loại vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hoá của chúng. 2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi Căn cứ vào thành phần của thức ăn người ta chia thức ăn thành 3 loại: + TĂ thực vật: cám, ngô, sắn, khô dầu đậu tương. + TĂ động vật: bột cá + TĂ chất khoáng: premic khoáng, premic vitamin. II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi Thức ăn vật nuôi có nước và chất khô; Phần chất khô của thức ăn có: protein, gluxit, lipit, vitamin và khoáng chất Tuỳ loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. * Ví dụ: + Rau muống: nước: 89,4%; protein:2,1%; lipit:0,7%; gluxit: 6,3%; khoáng và vitamin: 1,5%. + Rơm lúa: nước:9,19%; protein: 8,9%; lipit: 4,4%; gluxit: 72,6%; khoáng và vitamin: 1,4%. 4. Củng cố và luyện tập: - GV Cho HS đọc thông tin “Có thể em chưa biết” ở SGK/101 - Phân tích và hệ thống lại kiến thức của bài học bằng các câu hỏi - HS trả lời các câu hỏi của GV đưa ra. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học thuộc bài học - Xem trước bài “ Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi” Chú ý: các bài tập ở SGK V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_34_thuc_an_vat_nuoi_truong_thcs.doc