1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về chăn nuôi
1.2. Kĩ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống, sản xuất.
3. Thái độ: Rèn học sinh tính siêng năng, làm việc độc lập.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Bảng hệ thống kiến thức phần chăn nuôi.
3.2 Học sinh: Ôn lại phần chăn nuôi ( chương II).
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
4.3. Tiến trình bài học:
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 36: Ôn tập - Lâm Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 36
Tuần ( CM): . . . . . . .
Ngày dạy:. ÔN TẬP
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức về chăn nuôi
1.2. Kĩ năng: Rèn HS Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống, sản xuất.
3. Thái độ: Rèn học sinh tính siêng năng, làm việc độc lập.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi.
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng hệ thống kiến thức phần chăn nuôi.
Học sinh: Ôn lại phần chăn nuôi ( chương II).
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu bài ôn tập
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2: Câu hỏi ôn tập kiến thức về chương I (30p)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: như 1.1
- Kỹ năng: như 1.2
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp chủ yếu.
- Phương tiện dạy học: bảng phụ ghi câu hỏi ôn tập
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Đưa ra nội dung câu hỏi ( Treo bảng phụ), yêu cầu hs các nhóm tư nghiên cứu và thảo luận các vấn đề chính Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi.
HS: Tiến hành hoạt động nhóm theo các yêu cầu của gv, cử đại diện nhóm báo cáo – Hs nhóm khác nhận xét và bổ sung kết quả ( Nếu cần)
Câu 1: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta ?
Câu 2: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi ? Cho ví dụ ? Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi tốt ?
Câu 3: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ?
Câu 4: Em cho biết thế nào sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi ?
Câu 5: Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta ?
Câu 6: Chon phối là gì ? Các pp chọn phối ? Cho ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống ?
Câu 7: Cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi ? (tự nghiên cứu)
Câu 8: Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào ?
Câu 9: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi ?
Câu 10: Tại sao phải chế biến và dự chữ thức ăn vật nuôi ?
Câu 11: Em hãy phân biệt thức ăn giàu P, thức ăn giàu G, thức ăn thô xanh ?
Câu 12: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu p, giàu G ở địa phương em ? (tự nghiên cứu)
Câu 13 : Giải thích mô hình RVAC trong phát triển chăn nuôi ?
GV: Nhận xét,đánh giá các kết quả của các nhóm và giải đáp thắc mắc (nếu có)
GV: Đánh giá từng kết quả của hs và có kết luận lại các vấn đề chính.
GV chốt ý - nhận xét chung.
Câu hỏi ôn tập :
Câu 1 : Vai trò của chăn nuôi.
a. Cung cấp thực phẩm cho con người.
b. Cung cấp sức kéo
c. Cung cấp phân bón cho cây trồng.
d. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
Câu 2: Thế nào là giống vật nuôi.
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra
- Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau
- Có năng suất chất lượng sản phẩm như nhau
- Có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
* Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.
- Có nguồn gốc chung.
- Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau.
- Có đặc điểm di truyền ổn định.
- Có số lượng cá thể đông và phân bố trên một địa bàn rộng.
Câu 3: Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
a. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng xuất chăn nuôi khác nhau.
b. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Câu 4:
- Sự sinh trưởng:Là sự lớn lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
VD: Sự lớn lên con ngan.
- Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong của cơ thể.
VD: Gà mái biết đẻ trứng.
Câu 5: Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
1. Chọn lọc hàng loạt.
Chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất để làm giống
2. Kiểm tra năng suất.
Câu 6: Chọn phối.
1. Thế nào là chọn phối?
Chọn phối là chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
Mục đích: - Nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống
Chất lượng đời sau sẽ đáng giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng
2. Các phương pháp chọn phối.
- Chọn phối cùng giống (nhân giống thuần chủng).
- Chọn phối khác giống. (giống lai)
Câu 7: Nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng.
Câu 8: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô.
Trong chất khô của thức ăn có: Protein, Lipít, Gluxit, chất khoáng và Vitamin, nước.
Mỗi loại thức ăn khác nhau thì có thành phần tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
Câu 9: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
+ Tạo ra năng lượng cho cơ thể để làm việc như: Cày, kéo, cưỡi và các hoạt động khác của cơ thể.
+ Cung cấp các chất dinh dưỡng lớn lên và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra sữa, lông, da, sừng
Câu 10: Chế biến thức ăn:
- Làm tăng mùi vị, tăng ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, giảm khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
Câu 11: Tiêu chí phân loại:
+ Thức ăn có hàm lượng Protêin > 14% thuộc loại thức ăn giàu Protêin.
+ Thức ăn có hàm lượng Gluxit > 50% thuộc loại thức ăn giàu Gluxit.
+ Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thuộc loại thức ăn thô.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
Yêu cầu HS vẽ BĐTD về nôi dung kiến thức đã được học.
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học ôn các kiến thức trồng trọt và bài ôn tập.
+ Trả lời câu hỏi 1 ® 6 SGK
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_36_on_tap_lam_trang.doc