Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách phân loại thức ăn vật nuôi.(10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
? Hàm lượng prôtêin, Gluxit, xơ có trong các loại thức ăn như thế nào thì có thể chia thức ăn thành thức ăn giàu Protêin, Gluxit, thô? Cho VD?
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Dựa vào thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong thức ăn, hãy phân loại các loại thức ăn sau:
- GV: Nhận xét
- HS : Trả lời
Thức ăn giàu protêin : Hàm lượng protêin > 14%
Thức ăn giàu gluxit :Hàm lượng Gluxit > 50%
Thức ăn thô : Hàm lượng xơ > 30%
- HS : Thảo luận nhóm làm bài tập.
- HS : Lắng nghe.
I. Phân loại thức ăn.
1. Thức ăn giàu protêin :
Hàm lượng protêin > 14%
VD : Bột cá, bột sò, khô dầu đậu tương.
2. Thức ăn giàu gluxit :
Hàm lượng Gluxit > 50%
VD : Bắp, gạo, lúa, khoai, sắn.
3. Thức ăn thô :
Hàm lượng xơ > 30%
VD : Rơm, cỏ khô.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 36: Sản xuất thức ăn vật nuôi - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn: 23/01/2010
Tiết 36 Ngày dạy:
Bài 40 : SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải :
1. Kiến thức:
- Trình bày được cách phân loại thức ăn cho vật nuôi dựa vào thành phần dinh dưỡng.
- Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu Prôtêin, Gluxit, Thức ăn thô xanh.
- Liệt kê một số thức ăn, sản xuất thức ăn cho vật nuôi ở gia đình và địa phương .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tranh ảnh để lấy thông tin.
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thẩn, có ý thức ham học hỏi từ mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV: Hình 68 SGK phóng to.
2. HS: Xem trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1’) : 7A1./ 7A2/
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
- Hãy cho biết các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:(1’) Để cung cấp thức ăn cho vật nuôi thì người sản xuất cần áp dụng những phương pháp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách phân loại thức ăn vật nuôi.(10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:
? Hàm lượng prôtêin, Gluxit, xơ có trong các loại thức ăn như thế nào thì có thể chia thức ăn thành thức ăn giàu Protêin, Gluxit, thô? Cho VD?
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Dựa vào thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong thức ăn, hãy phân loại các loại thức ăn sau:
- GV: Nhận xét
- HS : Trả lời
Thức ăn giàu protêin : Hàm lượng protêin > 14%
Thức ăn giàu gluxit :Hàm lượng Gluxit > 50%
Thức ăn thô : Hàm lượng xơ > 30%
- HS : Thảo luận nhóm làm bài tập.
- HS : Lắng nghe.
I. Phân loại thức ăn.
1. Thức ăn giàu protêin :
Hàm lượng protêin > 14%
VD : Bột cá, bột sò, khô dầu đậu tương...
2. Thức ăn giàu gluxit :
Hàm lượng Gluxit > 50%
VD : Bắp, gạo, lúa, khoai, sắn...
3. Thức ăn thô :
Hàm lượng xơ > 30%
VD : Rơm, cỏ khô...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin (10’)
GV : Treo hình 68 SGK, giới thiệu tranh. YCHS quan sát tranh thảo luận nhóm 3 phút :
+ Hình a nói lên cách chế biến loại thức ăn gì? Sử dụng nguyên liệu nào? Chế biến chúng như thế nào?
+ Hình b cho biết phương pháp nuôi giun? Giun đất sử dụng cung cấp cho loại vật nuôi nào?
+ Hình c: Nêu những phương thức để sản xuất thức ăn giàu đạm thực vật? ? Tại sao cây họ đậu lại cung cấp nhiều đạm?
- GV : Yêu cầu HS làm bài tập/SGK 108.
- GV : Nhận xét
- HS : Quan sát tranh, trả lời:
+ Hình a : Chế biến sản phẩm nghề cá.
+ Hình b : Phương pháp nuôi giun đất.
Giun đất làm thức ăn để nuôi cá, vịt, ngan...
+ Hình c : Sản xuất thức ăn giàu đạm thực vật bằng cách xen canh, tăng vụ.
- HS : Làm bài tập: a, c, d.
- HS : Lắng nghe.
II. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
- Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc)
- Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm.
- Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh(10’)
- GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập trong SGK. Cho biết:
+ Những loại thức ăn nào thuộc nhóm thức ăn giàu gluxit? Thức ăn thô xanh?
+ Các phương pháp để sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
- GV : Nhận xét
- HS : Thảo luận nhóm làm bài:
+ Thức ăn giàu gluxit: Lúa, ngô, khoai, sắn.
Thức ăn thô xanh: Rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ, các loại cỏ, rau xanh.
+ HS: Trả lời.
- HS: Lắng nghe.
III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
1. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit:
- Luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai ,sắn.
2. Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh:
- Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng cỏ, rau xanh cho vật nuôi.
- Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt
4. Cũng cố :(5’) Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK / 109.
5. Nhận xét – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn các em học bài và chuẩn bị bài mới thực hành : Nhận biết một số giống lợn và đo kích thước các chiều .
6. Rút kinh nghiệm :
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_36_san_xuat_thuc_an_vat_nuoi_tr.doc