Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 4-13 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Biết được 1 số loại phân bón thường dung.

- Biết được tác dụng của phân bón đối với đất, năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.

 2. Kỹ năng:

- Phân loại được phân bón thường dùng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Bón phân hợp lý để đạt được kết quả tốt trong sản xuất nông nghiệp.

 3. Thái độ:

Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ (than, cành, lá), cây hoang dại để làm phân bón.

II. Chuẩn bị:

 1. Chuẩn bị của GV:

 - Hình 6 phóng to, bảng phụ bài tập củng cố.

 - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan.

 2. Chuẩn bị của HS:

Nghiên cứu nội dung SGK.

III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp, trình bày trực quan.

IV. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định lớp

 2. Bài mới:

 Giới thiệu bài: Trải qua quá trình sản xuất nông nghiệp, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm trong câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu tục ngữ này đã phần nào nói lên được tác dụng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Vậy phân bón có tác dụng gì? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay, bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 4-13 - Nguyễn Thị Tuyết Trinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4 Ngày soạn : 11/9/2010 Ngày dạy : 14/9/2010 Tiết 4: Bài 4+5: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay) – XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay. - Biết cách xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được quy trình thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay. - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và xác định được độ pH của đất bằng phương pháp so màu. 3. Thái độ: Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Các mẫu đất theo điều kiện của SGK. - Dụng cụ thực hành: 5 ống hút, 5 lọ đựng nước, 5 thìa nhựa, 5 thang màu pH chuẩn, 1 lọ chất chỉ thị màu. - Bảng chuẩn phân cấp đất. - Nghiên cứu SGK, SGV. 2. Chuẩn bị của HS: - Các mẫu đất theo yêu cầu SGK. - Nghiên cứu nội dung TH. III. Phương pháp dạy học: thực hành, trình bày trực quan, nêu vấn đề, giải thích. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp:. 2. Kiểm tra bài cũ: (1 HS) Câu hỏi: Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? Nêu các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: GV hướng dẫn thực hành - GV chia nhóm (mỗi tổ một nhóm). - Kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm. - Nhận xét các mẫu đất đã đạt yêu cầu hay chưa? * - Gọi 1 HS đọc phần chuẩn bị của bài thực hành xác định thành phần cơ giới của đất SGK/10 - Gọi 2 HS đọc quy trình thực hành SGK/11. - Yêu cầu HS quan sát chuẩn phân cấp đất, GV treo mẫu chuẩn phân cấp đất đã phóng to trên bảng giải thích: sau khi thực hành xong các bước chúng ta sẽ dựa vào bảng này để xác định loại đất. - GV thao tác mẫu theo 4 bước trong quy trình, GV lưu ý HS cách nhỏ nước cho đất đủ ẩm. - Hướng dẫn HS ghi kết quả thực hành. *- Gọi 1 HS đọc phần chuẩn bị của bài thực hành xác định độ PH của đất. - Gọi 2 HS đọc quy trình thực hành. - GV thao tác mẫu theo 3 bước của quy trình TH. - GV lưu ý HS nhỏ chất chỉ thị màu từng giọt và nhỏ từ từ cho tới khi dư một giọt, 1 phút sau mới nghiêng thìa để chất chỉ thị màu chảy ra rồi so sánh với thang màu pH chuẩn. - Hướng dẫn HS ghi kết quả TH, mỗi mẫu đất HS thực hành 3 lần lấy kết quả trung bình. - Lấy mẫu đất đã chuẩn bị cho GV kiểm tra. - Đọc SGK. - Đọc SGK. Quan sát. - Quan sát GV thao tác mẫu. - Đọc SGK. - Đọc quy trình TH. - Quan sát. A. TH: xác định thành phần cơ giới của đất. I. Chuẩn bị: SGK II. Quy trình TH: 4 bước. III. Thực hành B. TH: xác định độ pH của đất I. Chuẩn bị: SGK II. Quy trình TH: 3 bước III. Thực hành Hoạt động 2: HS thực hành - Gv yêu cầu HS bỏ hết sách, vở vào cặp để đảm bảo vệ sinh khi thực hành. - Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm lên nhận dụng cụ thực hành của nhóm mình. - GV nêu yêu cầu khi TH: HS phải giữ trật tự, giữ vệ sinh lớp học. - Yêu cầu HS thực hành xác định thành phần cơ giới của đất trước sau đó mới thực hành xác định độ pH của đất. - Lưu ý HS chất chỉ thị màu chỉ có 1 lọ nên HS phải sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí. - GV quan sát, hướng dẫn các nhóm TH. - Làm theo yêu cầu của GV. - Nhóm trưởng nhận dụng cụ TH. - Các nhóm HS thực hành, ghi kết quả vào giấy. Hoạt động 3: Kết thúc thực hành - GV yêu cầu các nhóm nêu kết quả thực hành của nhóm mình. - GV nhận xét các thao tác thực hành của từng nhóm. - Đại diện từng nhóm HS nêu kết quả. 3. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt Tuần : 5 Ngày dạy : 21/9/2010 Ngày soạn : 18/9/2010 Tiết 5: Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được 1 số loại phân bón thường dung. - Biết được tác dụng của phân bón đối với đất, năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. 2. Kỹ năng: - Phân loại được phân bón thường dùng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. - Bón phân hợp lý để đạt được kết quả tốt trong sản xuất nông nghiệp. 3. Thái độ: Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ (than, cành, lá), cây hoang dại để làm phân bón. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Hình 6 phóng to, bảng phụ bài tập củng cố. - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan. 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung SGK. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp, trình bày trực quan. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Trải qua quá trình sản xuất nông nghiệp, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm trong câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu tục ngữ này đã phần nào nói lên được tác dụng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Vậy phân bón có tác dụng gì? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay, bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu phân bón là gì? - Yêu cầu HS đóng Sgk lại. - Yêu cầu HS cho ví dụ về phân bón thường dùng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. - GV ghi câu trả lời của HS trên bảng (áp dụng cho phần phân loại). - GV nêu vấn đề để HS rút ra được khái niệm phân bón. + Những loại phân này bón cho cây để làm gì? + GV giải thích: Con người sử dụng thức ăn để cung cấp chất dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu sống của mình. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng để cây trồng sinh trưởng và phát triển, vậy có thể nối phân bón là thức ăn của cây trồng. (GV ghi ý: “thức ăn của cây” lên trên bảng dưới phần cho ví dụ của HS). + Hỏi: phân bón có phải tự nhiên có sẵn hay do ai cung cấp cho cây trồng? + GV ghi ý: “do con người cung cấp” trên bảng dưới ý “thức ăn của cây”. - Qua tìm hiểu, GV yêu cầu HS nêu khái niệm về phân bón. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét và nêu kết luận: Phân bón là thức ăn của cây trồng. - Ghi bảng. - Yêu cầu HS mở SGK ra. - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết có những nhóm phân bón nào? - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS nêu các loại phân trong nhóm phân hữu cơ. - Gọi HS khác nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu khái niệm các loại phân chuồng, phân rác, phân xanh, khô dầu. - GV gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát các ví dụ HS cho lúc nãy, hỏi loại phân nào là phân hữu cơ? - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS nêu các loại phân bón trong nhóm phân hoá học. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, yêu cầu HS quan sát ví dụ trên bảng cho biết phân nào là phân hoá học. - Yêu cầu HS khác nhận xét và cho ví dụ về phân đa nguyên tố. - Nhận xét. - Yêu cầu HS nêu các loại phân bón trong nhóm phân vi sinh. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS đọc nội dụng bài tập trong SGK/16. - GV chia nhóm (mỗi nhóm 1 tổ) yêu cầu HS thảo luận, ghi kết quả vào giấy, thời gian 5 phút. - Yêu cầu các nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS nêu lại các nhóm phân bón chính. - GV nhận xét, ghi bảng. - Đóng SGK. - Cho ví dụ: phân trâu bò, lân, kali, đạm.. - Quan sát. + Trả lời: cung cấp chất dinh dưỡng. + Trả lời: do con người cung cấp. - Trả lời: phân bón là thức ăn của cây do con người cung cấp. - Nhận xét. - Ghi bài. - Mở SGK. - Trả lời: có 3 nhóm phân bón: hữu cơ, hoá học, vi sinh. - Nhận xét - Trả lời: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn, khô dầu. - Nhận xét. - Nêu khái niệm theo gợi ý SGK. - Nhận xét. - HS trả lời. - Nhận xét. - Nêu theo SGK. - Nhận xét. - Trả lời. - Nêu ví dụ. - Nêu theo SGK. - Đọc SGK. - Thảo luận nhóm. - Nêu kết quả và nhận xét. - Nêu lại. - Ghi bài. 1. Phân bón là gì? - Phân bón là thức ăn của cây trồng. - Có 3 nhóm phân bón chính: + phân hữư cơ. + phân hoá học. + phân vi sinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của phân bón. - GV treo hình 6 phóng to trên bảng, yêu cầu HS quan sát hình 6. - Yêu cầu HS lên bảng giải thích tác dụng của phân bón theo hình. - Gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn. - GV nhận xét, giải thích lại nội dung hình. - Yêu cầu HS nêu tác dụng của phân bón. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, ghi bảng. - GV yêu cầu HS quan sát hình 6, chú ý HS nên bón phân hợp lý, đây là điều kiện để nâng cao chất lượng và tác dụng cảu phân bón. - Hỏi: bón phân hợp lý nghĩa là gì? - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, giải thích: bón phân hợp lý là bón đúng chủng loại, đúng liều lượng, cân đối tỉ lệ các loại phân. - Yêu cầu HS nêu lại tác dụng của phân bón. - GV nhận xét, ghi bảng. - Quan sát hình. - Lên bảng giải thích. - Nhận xét. - Nghe giảng. - Trả lời: tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản. - Nhận xét. - Ghi bài - Trả lời. - Nhận xét. - Trả lời. - Ghi bài. 2. Tác dụng của phân bón: - Tăng độ phì nhiêu của đất. - Tăng năng suất cây trồng. - Tăng chất lượng nông sản. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ cuối bài và phần “có thể em chưa biết.” - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Làm phần bài tập trong bảng phụ GV chuẩn bị. * Bài tập: 1. Chọn câu đúng nhất: a. Phân bón là chất thải của gia súc, gia cầm và chất độn chuồng. b. Phân bón là thức ăn của cây trồng. c. Phân bón là phân NPK, kali, phân chuồng. 2. Chọn câu đúng nhất: a. Phân bón gồm 3 nhóm: phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh, b. Phân bón gồm 3 nhóm: phân bắc, phân hữu cơ, phân hoá học. c. Phân bón gồm 3 nhóm: phân vi sinh, phân lân, phân đạm. 3. Câu nào đúng nhất: a. Bón phân làm cho đất thoáng khí. b. Bón phân nhiều năng suất cây trồng cao. c. Bón phân đạm hoá học chất lượng sản phẩm mới tốt. d. Bón phân hợp lý cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt. * Đáp án: 1b, 2a, 3d. 5. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu HS học bài. - Nghiên cứu nội dung bài 9: cách sử dụng, bảo quản các loại phân bón thông thường. Tuần : 6 Ngày soạn : 25/9/2010 Ngày dạy : 28/9/2010 Tiết 6: Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG, BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được các cách bón phân. -Biết được cách sử dụng các loại phân bón thông thường. - Biết được cách bảo quản các loại phân bón. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được việc bón phân cho các cây trồng ở gia đình. - Thực hiện được việc bảo quản và sử dụng các loại phân bón ở gia đình. 3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý các loại phân bón. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Hình 7,8,9,10 phóng to. - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan. 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung bài 9 SGK. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp, trình bày trực quan. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (2 HS) - Phân bón là gì? Có mấy nhóm phân bón chính? Cho ví dụ? - Nêu tác dụng của phân bón? Nêu điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ơ tiết trước, chúng ta đã làm quen với một số loại phân bón thường dùng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Bài này chúng ta sẽ học cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bón phân - Nêu vấn đề: bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, vậy bón phân theo cách nào? Người ta căn cứ vào thời kì bón và hình thức bón để phân loại cách bón phân. - Căn cứ vào thời kì bón người ta chia ra các cách bón phân nào? - Thế nào là bón lót, bón thúc? - GV nêu nhận xét, yêu cầu HS nêu mục đích của bón lót, bón thúc. - GV gọi HS khác nhận xét và rút ra kết luận: + Bón lót: Cung cấp chất dinh dưỡng khi cây mới mọc, mới bén rễ. + Bón thúc: Cung cấp chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. - Căn cứ vào thời lì bón người ta chia ra các cách bón nào? - Gv gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét câu trả lời. - GV treo hình 7,8,9,10 phóng to trên bảng yêu cầu HS quan sát và cho biết tên từng cách bón. - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, nêu kết luận: h7- bón theo hốc, h8 – bón theo hàng, h9 – bón vải, h9 – phun trên lá. - GV giảng giải: Bón phân trực tiếp vào đất thì có thể bón được lượng phân bón lớn, tuy nhiên cách bón này phân bón có thể bị đất giữ chặt hoặc bị chuyển hoá thành dạng khó tan cây trồng không hấp thụ được, hoặc bị nước mưa rửa trôi gây lãng phí phân bón. Bón phân tập trung theo hàng, theo hốc hoặc phun trên lá, cây trồng dễ sử dụng hơn so với bón vải. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT/20SGK. - GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi vào giấy ưu, nhược điểm của từng cách bón (thời gian thảo luận 5’). - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của từng cách bón. - Yêu cầu các nhóm khác theo dõi câu trả lời và nhận xét. - GV nhận xét chung kết quả thảo luận của các nhóm. - GV yêu cầu HS nêu lại các cách bón phân chia theo thời kì, chia theo hình thức. - Gv nhận xét, ghi bảng - trả lời: bón lót, bón thúc. - Trả lời theo nội dung SGK/20. - Trả lời: bón theo hốc, bón theo hàng, bón vải, phun lên lá. - Trả lời. - Nhận xét. - HS nghe giảng. - Đọc sách - Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào giấy. - Trình bày kết quả thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. - Nhận xét. - Nêu lại. - Ghi bài. 1. Cách bón phân: - Phân bón có thể bón trước khi gieo trồng (bón lót), trong thời gian sinh trưởng của cây (bón thúc). - Cách bón: bón vải, bón theo hốc, bón theo hàng, phun trên lá. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón thông thường. - Nêu vấn đề: Mỗi loại phân bón có những đặc điểm khác nhau, dựa vào đặc điểm đó người ta có cách sử dụng phù hợp. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm chủ yếu của phân hữu cơ. - Yêu cầu HS khác nhận xét. - Với đặc điểm như trên phân hữu cơ phù hợp với cách bón nào? - Gọi HS khác nhận xét và nêu vì sao? - Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, giải thích: Những loại phân bón hữu cơ cần có thời gian để chất dinh dưỡng phân huỷ, chuyển hoá thành dạng hoà tan. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm phân đạm, phân kali và phân hỗn hợp. - Yêu cầu HS khác nhận xét. - Nhận xét và yêu cầu HS nêu cách bón. - Nhận xét. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm phân lân. - Yêu cầu HS nêu cách bón. - Nhận xét và yêu cầu HS nêu cách bón của từng loại phân đã học. - Nhận xét, ghi bảng - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về phân vi sinh đã học ở tiết trước. - Đối với phân vi sinh nên sử dụng cách bón nào cho phù hợp? - GV nhận xét và giải thích phân vi sinh tuỳ theo mục đích sử dụng người ta có cách sử dụng phù hợp. Ví dụ đối với đậu tương, lạc phân VS có tác dụng bằng cách trộn với hạt giống rồi đem gieo ngay trong ngày. - Gv ghi bảng cách bón phân VS. - Nêu theo SGK. - Nhận xét. - Trả lời: bón lót. - Trả lời. - Nhận xét. - Nghe giảng. - Nêu đặc điểm theo SGK. - Nhận xét. - Trả lời: bón thúc. - Nêu đặc điểm theo SGK. - Trả lời: bón lót. - Nêu lại. - Ghi bài - Nhắc lại. - Trả lời. - Nghe giảng. - Ghi bài 2. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường - Phân hữu cơ: bón lót. - Phân đạm, kali, hỗn hợp: bón thúc. - Phân lân: bón lót. - Phân VS: cách sử dụng tuỳ theo mục đích Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản các loại phân bón thông thường - Yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu cách bảo quản phân bón ở gia đình. - Nhận xét. - Yêu cầu HS nêu cách bảo quản phân hoá học. - Yêu cầu HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung. - Hỏi: vì sao không để lận lộn các loại phân hoá học với nhau. - Nhận xét, giải thích vì xảy ra phản ứng hoá học làm giảm chất lượng của phân. - Đối với phân chuồng nên bảo quản như thế nào? - Gọi Hs khác nhận xét, và nhận xét chung. - Hỏi: vì sao phải dùng bùn ao trét kín bên ngoài. - Gv nhận xét, giải thích nhằm tạo điều kiện VSV hoạt động, hạn chế đạm bay đi, giữu vệ sinh môi trường. - GV yêu cầu Hs tổng kết lại cách bảo quản. - Nhận xét, ghi bảng. - Nêu theo thực tế. - Nêu cách bảo quản. - Nhận xét. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Nghe giảng. - Nêu lại. - Ghi bài. 3. Cách bảo quản các loại phân bón thông thường: - Phân hoá học: để trong chum vại sành, túi nilong, đặt ở nơi khô ráo thoáng mát, không để lẫn lộn các loại phân. - Phân hữu cơ: ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ cuối bài - Trả lời các câu hỏi cuối bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu HS học bài. - Nghiên cứu nội dung bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng. Tuần 7 Ngày soạn: 1/10/2010 Ngày dạy: 5/10/2010 Tiết 7: Bài 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng. - Biết được một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng. 2. Kỹ năng: Thực hiện được một số phương pháp chọn giống đơn giản. 3. Thái độ:Có ý thức quý trọng và bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất của địa phương. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Hình 11, 12, 13, 14 phóng to. - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan. 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung bài 10 SGK. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp, trình bày trực quan. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (2 HS) - Nêu cách bón phân. - Nêu cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, giống cây trồng chiếm vị trí hàng đầu. Phân bón, thuôc trừ sâu là những thứ cần thiết nhưng không phải yếu tố trước tiên của hoạt động trồng trọt, và người ta dùng cách nào để chọn tạo giống mới. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của giống - Treo hình 11 phóng to trên bảng, yêu cầu HS quan sát. - Yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối trang 23. - Yêu cầu HS quan sát hình thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi cuối trang 23. (thời gian: 5’) - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác n hận xét, sửa chữa. - Nhận xét chung phần trình bày của các nhóm, kết luận vai trò của giống theo hình 11 phóng to (ví dụ theo hình): tăng năng suất, tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng. - Nêu vấn đề: Ở địa phương A, trước đây cây lúa cho gạo ăn không thơm, không dẻo. Ngày nay, cấy giống lúa khác cho gạo ăn thơm, dẻo. Vậy có thể kết luận, giống đã có vai trò như thế nào trong trồng trọt. - GV nhận xét và kết luận: giống còn có vai trò tăng chất lượng nông sản. - Gọi HS nêu lại các vai trò của giống. - Nhận xét, ghi bảng. - Quan sát. - Đọc SGK. - Thảo luận nhóm. - Trả lời, nhận xét. - Nghe giảng. - Trả lời. - Nêu lại các vai trò. - Ghi bài. I. Vai trò của giống: - Tăng năng suất cây trồng. - Tăng chất lượng nông sản. - Tăng vụ. - Thay đổi cơ cấu cây trồng Hoạt động 2: Tìm hiểu các tiêu chí của giống cây trồng tốt - Gọi 1 HS đọc nội dung phần II SGK/24. - Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn các tiêu chí để đánh giá một giống tốt. - Gọi HS khác nhận xét. - Nhận xét, các tiêu chí đúng là 1, 3, 4, 5. - Giảng giải: Giống có năng suất cao chưa hẳn là giống tốt, ví dụ 1 giống lúa đạt năm suất là 4tấn/ha/vụ nhưng vụ sau chỉ đạt 2.5tấn/ha/vụ, giống lúa như vậy không phải là giống tốt. Vậy giống tốt là giống có năng suất cao và ổn định. - Ghi bảng. - Đọc SGK. - Trả lời. - Nhận xét - Ghi bài. II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt SGK Hoạt động 3: Tìm hiếu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng - Treo hình 12, 13, 14 phóng to trên bảng yêu cầu HS quan sát. - Yêu cầu HS quan sát tranh nêu tên các phương pháp chọn tạo giống? - Nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát tranh, kết hợp với thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của các phương pháp chọn tạo giống cây trồng? (thời gian: 4phút) - Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét. - Nhận xét thảo luận của học sinh. - Gọi HS nêu lại các phương pháp chọn tạo giống. - Nhận xét, ghi bảng - Quan sát hình. - Trả lời: chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô. - Thảo luận nhóm. - Trả lời, nhận xét. - Trả lời - Ghi bảng III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: - Phương pháp chọn lọc: - Phương pháp lai: - Phương pháp gây dột biến: - Phương pháp nuôi cấy mô: 4. Củng cố: - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/25. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới: bài 11. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng. Tuần 8 Ngày soạn: 9/10/2010 Ngày dạy: 12/10/2010 Tiết 8: Bài 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt - Biết được kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt, chiết cành. - Biết được cách bảo quản hạt giống. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được một số phương pháp nhân giống vô tính như: giâm cành, ghép mắt, chiết cành. - Bảo quản được hạt giống cây lương thực, thực phẩm trong gia đình. 3. Thái độ: - Có ý thức áp dụng kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo được giống tốt. - Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sản xuất ở gia đình. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Sơ đồ 3, hình 15, 16, 17 phóng to. - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan. 2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu nội dung bài 11 SGK. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, trình bày trực quan. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (2 HS) - Nêu vai trò của giống cây trồng. Nêu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. - Nêu các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. Trình bày phương pháp chọn lọc. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Ở tiết trước, chúng ta đã biết giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nông sản. Vậy phải làm thế nào để tạo ra nhiều hạt giống, cây giống tốt phục vụ sản xuất đại trà? Và phải làm cách nào để bảo quản tốt những hạt giống đó. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt. - Giải thích: mục đích của chọn tạo giống là tạo ra những giống mới, vậy mục đích của sản xuất giống là gi? - Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét ghi bảng. - Treo hình vẽ phóng to của sơ đồ 3, giới thiệu đây là sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt giống đã được phục tráng. - Giải thích: Trong quá trình gieo trồng, do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều đặc tính tốt của giống dần bị mất đi. Vì vậy chúng ta cần phải phục tráng, duy trì đặc tính tốt của giống. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và cho biết để tạo ra được hạt giống sản xuất đại trà từ hạt giống phục tráng cần qua những bước nào? - Yêu cầu vài HS lên bảng giải thích sơ đồ3. - Nhận xét, giải thích lại. - Yêu cầu HS nêu điểm khác nhau giữa các bước. - Nhận xét, giải thích. - Ghi bảng sơ đồ 3. - Trả lời. - Nghe giảng. - Quan sát, trả lời. - Giải thích - Trả lời. I. Sản xuất giống cây trồng: Mục đích: tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống. 1. Sản xuất hạt giống bằng hạt: Sơ đồ 3/ 26. Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính - Treo hình 15, 16, 17 phóng to trên bảng, yêu cầu HS nêu các phương pháp nhân giống vô tính. - Nhận xét. - Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nêu kỹ thuật thực hiện các phương pháp nói trên.(thời gian: 5’) - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. - Nhận xét rút ra kết luận. - Hỏi thêm: vì sao khi giâm cành cần cắt bớt lá?, vì sao khi chiết cành dùng túi nilon bó kín lại? . - Nhận xét, kết luận: giảm thoát hơi nước; giữ ẩm cho bầu đất, hạn chế xâm nhập sâu, bệnh. - Gọi HS nêu ví dụ về các cây phù hợp với từng phương pháp. - Nhận xét - Yêu cầu HS nhắc lại kỹ thuật nhận xét, ghi bảng. - Trả lời: giâm cành, ghép mắt, chiết cành. - Thảo luận nhóm theo yêu cầu. - Trả lời và nhận xét. - Trả lời - Trả lời. - Nêu ví dụ. - Nêu lại, ghi bảng. 2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính: - Giâm cành: từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ, đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành hình thành rễ, vd: khoai lang, rau ngót - Ghép mắt: lấy mắt ghép ghép vào một cây khác (gốc ghép), vd: bưởi, chanh - Chiết cành: bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó bầu đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất, vd: chanh, táo Hoạt động 3: Tìm hiếu các cách bảo quản hạt giống - Giải thích: Nguyên nhân gây ra hao hụt về chất lượng, số lượng hạt giống trong quá trình bảo quản là do hô hấp của hạt, sâu, mọt và bị chim chuột ăn.. Hô hấp của hạt phụ thuộc vào độ ẩm của hạt, độ ẩm và nhiệt độ nơi bảo quản. Nhiệt độ, độ ẩm càng cao thì hô hấp hạt càng mạnh nên hao hụt càng lớn, ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. - Bảo quản hạt giống nhằm mục đích gì? - Nhận xét. - Yêu cầu HS liên hệ thực tế khi bố, mẹ muốn chọn hạt lúa làm giống thì hạt lúa đó phải như thế nào? - Nhận xét và kết luận đó là điều kiện để bảo quản hạt giống, hạt giống đó phải bảo quản ở mội trường đảm bảo. - Liên hệ thực tế, bố mẹ bảo quản hạt giống như thế nào? - Nhận xét, ghi bảng. - Nghe giảng. - Trả lời. - Trả lời: khô, sạch sẽ, không sâu bệnh, chắc. - Nghe giảng. - Trả lời theo thực tế. II. Bảo quản hạt giống: Mục tiê

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_4_13_nguyen_thi_tuyet_trinh.doc
Giáo án liên quan