A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hiểu được các bước của quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản vê tay.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng năng chuẩn bị được mẫu đất, dụng cụ cần thiết để xác định thành phân cơ giới của đất.
- Thực hiện được quy trình thực hành và xác định được đúng từng loại đất bằng phương pháp vê tay.
3. Thái độ.
+ Có ý thức làm việc theo quy trình, cẩn thận, có ý thức bảo vệ tài nguyên , môi trường đất.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
- 3 mẫu đất khác nhau,
2. Học sinh:
- Đất lấy ở ruộng, ở đồi, ven nhà, nước.
C. Phương pháp dạy học.
- Quan sát, thực hành.
D. Tổ chức giờ học.
* Khởi động(2 phút):
1. Kiểm tra bài cũ (không).
2. Giới thiệu bài:
Chúng ta đã được nghiên cứu về thành phần cơ giới của đất trồng để nhận dạng các loại đất ở thực tế chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành hôm nay.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 4, Bài 4: Thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2012
Ngày giảng: 29/8/2012.
TIẾT 4 - BÀI 4: THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hiểu được các bước của quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản vê tay.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng năng chuẩn bị được mẫu đất, dụng cụ cần thiết để xác định thành phân cơ giới của đất.
- Thực hiện được quy trình thực hành và xác định được đúng từng loại đất bằng phương pháp vê tay.
3. Thái độ.
+ Có ý thức làm việc theo quy trình, cẩn thận, có ý thức bảo vệ tài nguyên , môi trường đất.
B. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
- 3 mẫu đất khác nhau,
2. Học sinh:
- Đất lấy ở ruộng, ở đồi, ven nhà, nước.
C. Phương pháp dạy học.
- Quan sát, thực hành.
D. Tổ chức giờ học.
* Khởi động(2 phút):
1. Kiểm tra bài cũ (không).
2. Giới thiệu bài:
Chúng ta đã được nghiên cứu về thành phần cơ giới của đất trồng để nhận dạng các loại đất ở thực tế chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn mở đầu( 10 phút).
* Mục tiêu
- Hiểu được các bước của quy trình xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản vê tay.
* Đồ dùng dạy học:
- Đất, nước, ống hút nước,
* Cách tiến hành:
GV: Thông qua mục tiêu của bài TH để học sinh có phương hướng cho công việc thực hành của mình.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS: Các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị của nhóm mình.
? Để chuẩn bị bài thực hành ta cần chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì ?
HS: Mẫu đất, thước đo, nước, ống hút nước.
GV nhận xét bổ sung và giới thiệu từng dụng cụ vật liêu để học sinh quan sát.
HS: nghe, quan sát.
GV: yêu cầu hs quan sát các hình của quy trình thực hành.
HS quan sát hình.
? Nêu cac bước của quy trình thực hành ?
HS trả lời.
GV: hướng dẫn HS quy trình thực hành.
GV thao tác theo quy trình và hướng dẫn cách kết luận.
HS: quan sát.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên(20 phút).
* Mục tiêu:
- Có kĩ năng năng chuẩn bị được mẫu đất, dụng cụ cần thiết để xác định thành phân cơ giới của đất.
- Thực hiện được quy trình thực hành và xác định được đúng từng loại đất bằng phương pháp vê tay.
* Đồ dùng dạy học:
- Đất, nước, ống hút nước,
* Cách tiến hành:
GV: chia lớp thành 5 nhóm. Yêu cầu 6 nhóm thực hành xác định thành phần cơ giới của đất.
HS: thực hành theo các bước GV đã hướng dẫn và ghi kết quả báo cáo.
GV: quan sát các nhóm TH và nhắc nhở các em cẩn thận khi dùng nước tránh để nước rơi ra lớp. Đồng thời nhắc nhở những nhóm có thao tác thực hành chưa chuẩn.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc ( 9 phút).
* Mục tiêu:
- Đánh giá thực hành và thu dọn, vệ sinh.
* Đồ dùng dạy học: Sản phẩm thực hành.
* Cách tiến hành:
THMT
GV: Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, mẫu đất, dọn vệ sinh nơi thực hành.
HS: Dọn vệ sinh nơi làm việc và nộp báo cáo thực hành.
GV hướng dẫn học sinh các nhóm tự nhận xét kết quả bài làm.
HS các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành.
GV thu báo cáo thực hành của các nhóm.
I. Chuẩn bị .
- Đất, nước, ống hút nước,
II. Quy trình thực hành.
* Xác định thànhphần cơ giới của đất.
- Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.
- Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm.
- Bước 3: Dùng hai bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.
- Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm.
- Bước 5: Quan sát trạng thái của đất.
III. Thực hành.
- Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
* D. Đánh giá kết quả (4 phút).
- GV: Hướng dẫn học sinh các nhóm kiểm tra chéo báo cáo thực hành.
- GV: Nhận xét tinh thần thái độ, ý thức học tập của học sinh và đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chí đã xây dựng.
- Vê nhà nghiên cứu trước bài 7 “Tác dụng của phân bón trong trồng trọt” và cho biết phân bón là gì ?
Bảng tiêu chí đánh giá nội dung bài thực hành.
Nội dung
Thang điểm
Điểm thực
1. Chuẩn bị: Đất, nước.
2
2. Thực hiện đúng quy trình:
- Bài 4: 4 bước - SGK Tr 11.
3
3. Yêu cầu sản phảm:
- Vê đúng quy trình, kích thước, phân loại được các loại đất.
4
4. Thái độ: nghiêm túc, làm việc đúng quy trình, giữ vệ sinh.
1
5. Tổng điểm:
10
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_4_bai_4_thuc_hanh_xac_dinh_than.doc