A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống kiền thức đã học trong chương khai thác và bảo vệ rừng, đại cương về kĩ thuật chăn nuôi.
2. Kĩ năng
- Hệ thống được kiến thức đã học dưới dạng các câu trả lời.
3. Thái độ
- Tích cực, hứng thú với môn học.
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên.
2. Học sinh.
C. Tổ chức giờ học
* Khởi động (2 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ
2. Giới thiệu bài
Trong học kì II các em đã có lượng kiến thức cơ bản về khai thác bảo vệ rừng,kĩ thuật chăn nuôi. Để các em có thể hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và có kĩ năng trình bày trong bài kiểm tra 1 tiết sắp tới thì chúng ta cùng vào tiết học ôn tập.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 44: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 3/2013.
Ngày giảng: 19/3/2013.
Tiết 44: ôn tập
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống kiền thức đã học trong chương khai thác và bảo vệ rừng, đại cương về kĩ thuật chăn nuôi.
2. Kĩ năng
- Hệ thống được kiến thức đã học dưới dạng các câu trả lời.
3. Thái độ
- Tích cực, hứng thú với môn học.
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên.
2. Học sinh.
C. Tổ chức giờ học
* Khởi động (2 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ
2. Giới thiệu bài
Trong học kì II các em đã có lượng kiến thức cơ bản về khai thác bảo vệ rừng,kĩ thuật chăn nuôi. Để các em có thể hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và có kĩ năng trình bày trong bài kiểm tra 1 tiết sắp tới thì chúng ta cùng vào tiết học ôn tập.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Hệ thống lại kiến thức phần khai thác và bảo vệ rừng. (8 phút)
- Mục tiêu: Biết hệ thống lại kiến thức trọng tâm phần khai thác và bảo vệ rừng
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành.
? Nêu các loại khai thác rừng?
HS: cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức.
?Nêu điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam?
HS: cá nhân phát biểu, HS khác nhận xét.
GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức
? Em hãy trình bày các biện pháp phục hồi rừng sau khai thác?
HS: cá nhân trả lời, HS khác nhận xét.
GV: nhận xét, bổ sung và củng cố lại kiến thức.
?Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta?
HS: cá nhân phát biểu và nhận xét
GV: nhận xét và củng cố lại kiến thức.
?Kể tên các biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?
HS: trả lời câu hỏi và HS khác bổ sung.
GV: nhận xét và tổng kết kiến thức.
?Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi,phục hồi rừng?
HS: trả lời câu hỏi và HS khác bổ sung
GV: nhắc lại kiến thức
HĐ2: Hệ thống lại kiến thức phần kĩ thuật chăn nuôi. (32 phút)
- Mục tiêu: Biết hệ thống lại kiến thức trọng tâm phần kĩ thuật chăn nuôi.
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành.
? Em hãy kể những sản phẩm chăn nuôi cung cấp cho gia đình em?
-HS: hoạt động nhóm và đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét và kết luận
? Nhiệm vụ phát triển của chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới như thế nào?
- HS: cá nhân phát biểu, em khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét và kết luận
- GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm (3 phút) trình bày khái niệm và phân loại giống vật nuôi?
- HS: hoạt động nhóm và đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức.
? Trình bày khái niệm chọn giống vật nuôi và phương pháp chọn tạo giống vật nuôi?
HS: trình bày. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức.
? Em hãy nêu các phương pháp chọn phối và lấy ví dụ minh hoạ?
- HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét và kết luận.
? Thế nào là nhân giống thuần chủng? Lấy ví dụ minh hoạ?
- HS: cá nhân nhắc lại kiến thức. HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét và kết luận.
?Trình bày khái niệm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
?Yếu tố nào tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
- HS: hoạt động nhóm và đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức.
? Em hãy trình bày nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi?
- HS: trình bày. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét và kết luận
?Thức ăn có vai trò như thế nào đối với vật nuôi?
- HS: cá nhân phát biểu, em khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét và kết luận
?Trình bày mục đích và phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
- HS: trình bày. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức.
? Em hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit?
- HS: hoạt động cá nhân trình bày. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét và nhắc lại kiến thức.
?Em hãy nêu quy trình chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men?
- HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét và kết luận.
I.Khai thác và bảo vệ rừng.
- Các loại khai thác rừng:
+Khai thác trắng.
+Khai thác dần.
+Khai thác chọn.
-Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam:
+Chỉ được khai thác chọn không được khai thác trắng.
+Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
+Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác.
- Phục hồi rừng sau khai thác.
(SGK-T72)
-Mục đích của bảo vệ rừng :(sgk-T75)
- Mục đích của khoanh nuôi rừng. T76
- Biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng. T75.
- Những đối tượng và những biện pháp được áp dụng trong khoanh nuôi,phục hồi rừng. T76,77.
II. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi.
1. Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi.
- Vai trò: cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
- Nhiệm vụ: (SGK- Tr 82)
2. Giống vật nuôi
- Khái niệm: (SGK – Tr 85)
- Phân loại giống vật nuôi:
+. Theo địa lí.
+. Theo hình thái, ngoại hình
+. Theo mức độ hoàn thiện của giống.
+. Theo hướng sản xuất.
3. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
- Khái niệm chọn giống vật nuôi: SGK – Tr 89.
- Phương pháp chọn tạo giống vật nuôi:
+. Chọn lọc hàng loạt.
+. Kiểm tra năng suất.
4. Nhân giống vật nuôi.
- Phương pháp chọn phối:
+. Chọn phối cùng giống.
+. Chọn phối khác giống.
- Nhân giống thuần chủng:
(SGK – Tr 91)
5. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Khái niệm:
+. Sự sinh trưởng: (SGK – Tr 87)
+. Sự phát dục: (SGK – Tr 87)
- yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
+. Di truyền
+. Điều kiện ngoại cảnh.
6. Thức ăn vật nuôi.
- Nguồn gốc: thực vật, động vật và chất khoáng.
- Thành phần dinh dưỡng: có nước và chất khô. Trong chất khô của thức ăn có prôtêin, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
7. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
- Cung cấp cho vật nuôi năng lượng và các chất dinh dưỡng để vận động và tạo ra sản phẩm chăn nuôi.
8. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Mục đích:
+. Chế biến: làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.
+. Dự trữ: giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có nguồn thức ăn cho vật nuôi.
- Phương pháp:
+. Chế biến: cắt ngắn, nghiền nhỏ, rang, hấp
+. Dự trữ: làm khô và ủ xanh.
9. Sản xuất thức ăn vật nuôi
- Giàu prôtêin: chế biến sản phẩm nghề cá. Nuôi giun đất. Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.
- Giàu gluxit: luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất nhiêu lúa, ngô...
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút)
1. Củng cố:
GV nhắc lại khái quát kiến thức vừa ôn tập.
2. Hướng dẫn học bài.
- Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_44_on_tap.doc