Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 47: Môi trường nuôi thủy sản - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS

- Hiểu được một số đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.

- Biết được một số tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước ao.

- Biết được các biện pháp cải tạo nước và đáy ao.

2. Kĩ năng: Rèn HS

- Kĩ năng cải tạo và sử dụng, cải tạo nước ao để nuôi thuỷ sản.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, lòng yêu lao động.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh hình 76, 77, 78 SGK/ 134 - 136.

2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/137.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ :

- GV: Trình bày vai trò của nuôi thuỷ sản?

- HS: trả lời: - Cung cấp thực phẩm cho xã hội.

 - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản và các ngành sản xuất khác(chăn nuôi, .)

 - Làm sạch môi trường nước

- GV: Nhận xét và ghi điểm cho HS (đúng đạt 9đ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 47: Môi trường nuôi thủy sản - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 47 MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN Ngày dạy: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS - Hiểu được một số đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản. - Biết được một số tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước ao. - Biết được các biện pháp cải tạo nước và đáy ao. 2. Kĩ năng: Rèn HS - Kĩ năng cải tạo và sử dụng, cải tạo nước ao để nuôi thuỷ sản. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, lòng yêu lao động. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh hình 76, 77, 78 SGK/ 134 - 136. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK/137. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận, diễn giảng. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : - GV: Trình bày vai trò của nuôi thuỷ sản? - HS: trả lời: - Cung cấp thực phẩm cho xã hội. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản và các ngành sản xuất khác(chăn nuôi, .) - Làm sạch môi trường nước - GV: Nhận xét và ghi điểm cho HS (đúng đạt 9đ) 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Các động vật thuỷ sản và hầu hết các loại thức ăn của nó đều sống trong nước.Nước là môi trường sống của thuỷ sản.Nước có nhiều đặc điểm và tính chất có ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước.Bài học giúp chúng ta hiểu được vấn đề này: “ Môi trường nuôi thuỷ sản” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu của nước nuôi thuỷ sản thuỷ sản. - GV cho HS nghiên cứu thông tin ở SGK. Yêu cầu: trình bày các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản - HS: Trình bày các đặc điểm - GV: Bổ sung, nhận xét - HS: ghi nội dung bài học * Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta. - GV cho HS quan sát hình 76/134 và tham khảo thông tin ở SGK ? Nhiệt độ được tạo ra trong ao chủ yếu là do nguồn nào? ? Độ trong có ảnh hưởng gì đến việc nuôi thuỷ sản ? ? Màu nước phải như thế nào mới thích hợp cho ao nuôi tôm, cá? ? Sự chuyễn động của nước ảnh hưởng gì đến tôm, cá? - HS: Suy nghĩ và thảo luận nhóm trả lời - GV:Nhận xét và bổ sung. - GV: cho HS liên hệ thực tế ở địa phương mình. -GV: nhận xét, bổ sung. - GV cho HS tham khảo thông tin ở SGK ? Các chất khí hoà tan như thế nào vào nước? ? Các muối hoà tan bằng cách nào ? ? Độ pH thế nào là thích hợp? - HS: Suy nghĩ và thảo luận nhóm trả lời - GV:Nhận xét và bổ sung. - GV cho HS quan sát hình 78/136 và tham khảo thông tin ở SGK ? Nêu những sinh vật thuộc nhóm thực vật thuỷ sinh? - HS: Suy nghĩ và thảo luận nhóm trả lời - GV:Nhận xét và bổ sung. * Hoạt động 4: Tím hiểu biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao - GV: Cho HS tham khảo thông tin ở SGK Trình bày các biện pháp cải tạo nước ao, cải tạo đất đáy ao - HS: trả lời câu hỏi - GV: nhận xét và bổ sung I. Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản. - Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ. - Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước. - Thành phần oxi thấp, và cacbonic cao (oxi trong nước ít hơn 20 lần trong không khí). II. Tính chất của nước nuôi thuỷ sản 1. Tính chất lí học: - Nhiệt độ: có ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm cá.Mỗi loài tôm, cá đều thích ứng ở nhiệt độ nhất định. - Độ trong: Đo độ trong bằng đĩa sếch xi, độ trong tốt nhất cho tôm, cá là 20 – 30cm - Màu nước: Màu nước tốt nhất là màu nõn chuối hoặc vàng lục. - Sự chuyễn động của nước: Làm tăng lượng oxi, thức ăn và quá trình sinh sản của tôm, cá. 2. Tính chất hoá học: - Các chất khí hoà tan: phụ thuộc và nhiệt độ, áp suất, nồng độ muối, . - Các muối hoà tan: do sự hoà tan các chất hữu cơ, nước mưa, phân bón. - Độ pH: Độ pH thích hợp của tôm, cá: 6-9. 3. Tính chất sinh học: - Trong các vùng nước nuôi thuỷ sản có rất nhiều sinh vật sống: thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy. III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao. 1. Cải tạo nước ao: SGK 2. Cải tạo đất đáy ao: SGK 4. Củng cố và luyện tập - GV: Đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi ở SGK - HS trả lời các câu hỏi - GV hệ thống lại kiến thức của bài học 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK/137. - Chuẩn bị: đọc trước thông tin bài “Thực hành: xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản” Chuẩn bị: nước nuôi cá, tôm; chậu nhựa; nhiệt kế; thang pH; giấy đo pH; đĩa sếch xi. V. RÚT KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_47_moi_truong_nuoi_thuy_san_ngu.doc