Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2

I. Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này giúp học sinh:

- Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Biết được đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Hiểu được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

- Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi

 II. Chuẩn bị.

 - Hình 54 SGK

 - Bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài một số giống vật nuôi

 - Sơ đồ 8 SGK.

 III. Tiến trình bài học học:

 1. Tổ chức ổn định lớp:

[[[[ơ

 2. Kiểm tra bài cũ:

 * Thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ

 * Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

 3 . Bài mới :

 

doc35 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/ 1 / 2010 Phần iii : chăn nuôi Chương i : đại cương về kĩ thuật chăn nuôi Tiết 28 Bài 30: vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi Ngày giảng / 1/ 2010 / 1/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh: - Hiểu được vai trò của chăn nuôi và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta. - Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta. - Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi - Vận dụng những kiến thức đã học vào chăn nuôi tại gia đình II. Chuẩn bị. - Hình 50 và sơ đồ 7 SGK phóng to - sưu tầm tranh ảnh các loại thức ăn, các sản phẩm chế biến từ chăn nuôi, sức kéo của vật nuôi - Sưu tầm tranh ảnh các giống vật nuôi III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: [[[[ơ 2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra học kì I 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Giới thiệu bài Gv: Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, chăn nuôi phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu. Vậy chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi. GV : đặt câu hỏi, treo tranh để HS quan sát và trả lời ? Chăn nuôi có vai trò như thế nào trong nền kinh tế nước ta? ? Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? ? Sản phẩm chăn nuôi như :thịt, trứng, sữa... có vai trò gì trong đời sống? HS: Quan sát, trao đổi, trả lời GV: Treo tranh H 50 SGK cho hs quan sát và trả lời. ? Hiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không? ? Em hãy cho biết những loại vật nuôi nào có thể cho sức kéo? ? Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng? ? Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi? ? Em hãy kể những đồ dùng được làm từ sản phẩm chăn nuôi? ?Em hãy cho biết ngành y ngành dược dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì? Cho ví dụ HS: Trao đổi, thảo luận, trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới GV: Dùng các tranh ảnh đã chuẩn bị để dẫn dắt học sinh xây dựng bài. ? Nước ta có những loại vật nuôi nào? ? Em hãy kể 1 số vật nuôi ở quê em. ?Quê em có trang trại chăn nuôi nào không? Thế nào là chăn nuôi trang trại? HS : Thảo luận, trả lời I. Vai trò của chăn nuôi. a. Cung cấp thực phẩm cho con người. b. Cung cấp sức kéo c. Cung cấp phân bón cho cây trồng. d. Cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác. Các sản phẩm như thịt, trứng, sữa... có vai bổ sung chất dinh dưỡng cho con người và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác Hiện nay vẫn cần sức kéo từ vật nuôi đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng núi Những loại vật nuôi có thể dùng cho sức kéo như: Trâu, bò , ngựa Phân chuồng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và góp phần cải tạo đất ủ phân kín bằng bùn ao Giầy, dép, cặp sách, quần áo.. Nghiên cứu khoa học và sản xuất vác xin II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. + Phát triển chăn nuôi toàn diện. + Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. + Đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 4. Củng cố bài. - Gv: Hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Đặt câu hỏi để HS trả lời - Nhận xét ý thức giờ học 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 31 - Sưu tầm tranh, ảnh về các giống vật nuôi Ngày soạn: 7/ 1 / 2010 Tiết 29 Bài 31 : giống vật nuôi Ngày giảng / 1/ 2010 / 1/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi. - Hiểu được vai trò của giống trong chăn nuôi - Biết cách phân loại giống vật nuôi. - Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi - Vận dụng những kiến thức đã học vào chọn giống vật nuôi tại gia đình II. Chuẩn bị. - Hình 51; 52; 53 SGK - Tranh ảnh các giống vật nuôi có tại địa phương. III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: [[[[ơ 2. Kiểm tra bài cũ: * Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta ? * Em hãy cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới ? 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Khái niệm về giống vật nuôi. Gv: Treo tranh các loại vật nuôi và phân tích để học sinh nắm được khái niệm. Gv: Lấy một số ví dụ và các số liệu về các vật nuôi. Để nhận biết vật nuôi của một giống cần chú ý: - Đặc điểm và ngoại hình, các số liệu về năng suất và sản lượng - Sự ổn định về di truyền các đặc điểm của giống về đời sau. Gv: hướng dẫn học sinh làm bài tập ở bảng phụ. HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của GV GV: Có mấy loại giống vật nuôi? ? Cho ví dụ minh hoạ. HS: Trả lời GV: Để công nhận là giống vật nuôi cần phải có những điều kiện nào? HS: Trả lời Gv: lấy thêm ví dụ minh họa cho từng điều kiện. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. Gv: Qua các ví dụ ở SGK chúng ta thấy rõ giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng suất và sản lương chăn nuôi. ? Trong chăn nuôi muốn có năng suất cao chất lượng tốt ta phải làm gì? HS: Thảo luận, trả lời GV: Phân tích để học sinh thấy rõ được vai tò của giống và việc không ngừng chọn lọc giống để tạo ra giống tốt. I. Khái niệm về giống vật nuôi. 1. Thế nào là giống vật nuôi. Những vật nuôi có chung nguồn gốc, có đặc điểm ngoại hình và sức sản xuất giống nhau và những đặc điểm đó được truyền lại cho đời sau. 2. Phân loại giống vật nuôi. a. Theo địa lí. b. Theo hình thái, ngoại hình. c. Theo mức độ hoàn thiện của giống. d. Theo hướng sản xuất. 3. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi. - Có nguồn gốc chung. - Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau. - Có đặc điểm di truyền ổn định. - Có số lượng cá thể đông và phân bố trên một địa bàn rộng. II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. 1. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. 2. Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 4. Củng cố bài. - Gv: Hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Đặt câu hỏi để HS trả lời - Nhận xét ý thức giờ học 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 32 - Sưu tầm tranh, ảnh về các giống vật nuôi Ngày soạn: 11/ 1 / 2010 Tiết 30 Bài 32 : sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Ngày giảng / 1/ 2010 / 1/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh: - Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Biết được đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Hiểu được yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi II. Chuẩn bị. - Hình 54 SGK - Bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài một số giống vật nuôi - Sơ đồ 8 SGK. III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: [[[[ơ 2. Kiểm tra bài cũ: * Thế nào là giống vật nuôi ? Cho ví dụ * Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ? 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Gv: Treo bảng phụ và phân tích cho học sinh thấy sự thay đổi về khối lượng của ngan con so với ngày tuổi. ? Lấy thêm ví dụ khác về sự dài ra, cao thêm của lợn ? Thế nào là sự sinh trưởng? HS: Quan sát, trả lời GV : Thế nào là sự phát dục? HS : Thảo luận, trả lời GV: phân tích ví dụ sự sinh trưởng và sự phát dục của buồng trứng để học sinh phân biệt được 2 quá trình này. Gv: Gợi ý, học sinh phân tích sự phát triển tinh hoàn con đực. ? Cho học sinh làm bài tập vào vở các hiện tượng đã cho trong sách giáo khoa. HS: Làm bài tập vào vở theo bảng mẫu ở SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Gv: Dùng sơ đồ đã chuẩn bị ở bảng phụ để hướng dẫn hs thảo luận tại lớp. ? Em hãy quan sát sơ đồ và cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có những đặc điểm nào? ? Em hãy quan sát sơ đồ trên và chọn xem các ví dụ ở SGK (Ghi vào bảng phụ) minh hoạ cho đặc điểm nào. HS: Thảo luận, trả lời GV: Kết luận Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Gv: dùng sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vật nuôi đã chuẩn bị ở bảng phụ để hướng dẫn hs nhận biết các yếu tố đó. Gv: Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể tác động điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo hướng có lợi cho người dùng. HS : Quan sát, theo dõi I. Khái niệm về sự sinh trưởng phát dục của vật nuôi. 1. Sự sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. 2. Sự phát dục: Là sự thay đổi về bản chất của các bộ phận trong thể Bảng SGK/ 87 II. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Có 3 đặc điểm: + Không đồng đều nhau. + Theo giai đoạn. + Theo chu kỳ (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí). ví dụ: a. Minh hoạ cho đặc điểm không đồng đều. b. Minh họa cho đặc điểm theo giai đoạn. c. Minh hoạ cho đặc điểm theo chu kỳ (trao đổi chất, hoạt động sinh lí ) III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Thức ăn Vật nuôi Chuồng trại, chăm sóc Khí hậu. Yếu tố bên trong (Đ2 di truyền ) Yếu tố bên ngoài ( điều kiện ngoại cảnh ) 4. Củng cố bài. - Gv: Hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Đặt câu hỏi để HS trả lời - Nhận xét ý thức giờ học 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 33 - Sưu tầm tranh, ảnh về các giống vật nuôi Ngày soạn: 13 / 1 / 2010 Tiết 31 Bài 33 : một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi Ngày giảng / 1/ 2010 / 1/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm, về chọn lọc giống vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn lọc giống giống vật nuôi đang dùng ở nước ta. - Hiểu được vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi. - Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi II. Chuẩn bị. - tranh, ảnh sưu tầm - Bảng phụ - Sơ đồ 9 SGK. III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: [[[[ơ 2. Kiểm tra bài cũ: * Em hãy cho biết các đặc điểm sinh trưởng vầ phát dục của vật nuôi *Em hãy cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trướng và phát dục của vật nuôi ? 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Gv: Giống có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi cần phải chọn lọc ra những giống tốt đồng thời phải biết quản lý giống để sử dụng lâu dài. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi GV: Muốn có giống tốt thì phải làm gì? GV: dùng tranh ảnh để minh hoạ ? Thế nào là chọn giống vật nuôi? HS: Trả lời Gv: lấy ví dụ như SGK. ? Em hãy nêu ví dụ khác để chọn giống vật nuôi. HS: Trao đổi, trả lời Gv: Nêu khái niệm như SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi Gv: Lấy các ví dụ về số liệu sữa sản xuất của một số giống vật nuôi ở địa phương. Gv gợi ý để hs nắm được ví dụ và chọn giống hàng loạt mà gia đình và địa phương em đã áp dụng. ? Vậy thế nào là phương pháp chọn lọc hàng loạt? HS: Đọc thông tin, trả lời Gv: Nêu ví dụ và ứng dụng của phương pháp kiểm tra năng suất đối với lợn ở nước ta để học simh hiểu rõ một nôi dung của phương pháp này. HS: Thảo luận, trả lời Hoạt động 4: Tìm hiểu việc quản lí giống vật nuôi. GV: Đặt câu hỏi để HS thảo luận ? Quản lí giống vật nuôi bao gồm những công việc gì? ? Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì? HS: Đọc thông tin SGK, trả lời GV: Dựa vào sơ đồ 9 SGK . Em hãy cho biết biện pháp nào là cần thiết trong việc quản lí giông vật nuôi? HS: Thảo luận, trả lời Gv: Giải thích ý nghĩa của mỗi biện pháp để giúp hs hiểu rõ hơn về vai trò của công tác quản lí giống vật nuôi. I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi đề ra để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống là chọn giống vật nuôi. II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. 1. Chọn lọc hàng loạt. - Là phương pháp dựa trên các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất - Phương pháp này đơn giản, phù hợp với trình độ, kĩ thuật còn thấp về công tác giống 2. Kiểm tra năng suất. - SGK - Ví dụ: Để chọn lợn đực và lợn cái giống thì nuôi từ 90->300 ngày tuổi. Sau đó căn cứ vào tăng khối lượng, mức tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng để chọn con tốt nhất giữ lại làm giống. III. Quản lí giống vật nuôi. - Công việc Tổ chức và sử dụng giống vật nuôi Mục đích: Giữ cho giống vật nuôi không bị pha tạp và nâng cao chất lượng của giống. - Biện pháp: + Quản lí quốc gia các giống vật nuôi. + Phân vùng chăn nuôi. + Chính sách chăn nuôi. + Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đành. 4. Củng cố bài. - Gv: Hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Đặt câu hỏi để HS trả lời - Nhận xét ý thức giờ học 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 34 - Sưu tầm tranh, ảnh về nhân giống vật nuôi Ngày soạn: 15 / 1 / 2010 Tiết 32 Bài 34 : nhân giống vật nuôi Ngày giảng / 1/ 2010 / 1/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm về các phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi. - Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối vật nuôi. - Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi II. Chuẩn bị. - Tranh, ảnh sưu tầm - Bảng phụ III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: * Em hãy cho biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta ? *Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi ta cần phải làm gì ? 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Gv: nêu mục tiêu của bài. - Sự phối hợp để phát huy tác dụng của chọn lọc. Tuỳ mục tiêu nhân giống mà chọn phối con đực và con cái cùng giống hay khác giống. - Nhân giống thuần chủng để tạo ra nhiều cá thể của giống đã có để giữ vững hoàn chỉnh phẩm giống Hoạt động 2: Tìm hiểu về chọn phối GV :Thế nào là chọn phối? HS : Trả lời GV: Dùng tranh ảnh để giới thiệu, cho hs đọc 2 ví dụ trong sách giáo khoa. ? Hãy tìm các ví dụ khác về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống? ? Thế nào là chọn phối cùng giống và khac giống HS: Đọc thông tin SGK, trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân giống thuần chủng GV:Thế nào là nhân giống thuần chủng? HS: đọc thông tin SGK, trả lời GV: Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì? Gv: lấy ví dụ và tranh ảnh để minh hoạ cho định nghĩa và mục đích của phương pháp này. Gv :cho hs nêu thêm ví dụ khác dùng bảng phụ (ghi bảng ỏ SGK). Để hướng dẫn học sinh đánh dẫu (x) vào cột 3 hoặc cột 4 ở bảng. HS: Trả lời, làm bài tập SGK GV:Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao phải có những điều kiện gì? Gv có thể nêu ví dụ khi nhân giống thuần chủng gà ri thì những cá thể nào có sản lượng trứng thấp, có tính ấp bóng mạnh kéo dài bị loại bỏ. HS: Thảo luận, trả lời I. Chọn phối. 1. Thế noà là chọn phối? Chọn phối là chọ con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. 2. Các phương pháp chọn phối. - Chọn phối cùng giống (nhân giống thuần chủng). - Chọn phối khác loài ( lai tạo giống mới ) II. Nhân giống thuần chủng. 1. Nhân giống thuần chủng là gì? + Định nghĩa: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực và con cái cùng một giống + Mục đích: Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giũ vững và hoàn chỉnh độc tính đã có. 2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả. + Có mục đích rõ ràng. + Có số lượng lớn vật nuôi đực và cái của giống thuần chủng tham gia vào ghép đôi giao phối. + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn vật nuôi, bao gồm cả việc phát hiện, loại thải kịp thời những đặc điểm không mong muốn 4. Củng cố bài. - Gv: Hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Đặt câu hỏi để HS trả lời - Nhận xét ý thức giờ học 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 34 - Sưu tầm tranh, ảnh về các giống gà - Thước đo - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành Ngày soạn: 17 / 1 / 2010 Tiết 33 Bài 35 : thực hành Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều Ngày giảng / 1/ 2010 / 1/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh: - Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình. - Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản - Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác II. Chuẩn bị. - Tranh, ảnh các giống gà nuôi - Mô hình con gà - Thước đo III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: * Kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Chuẩn bị Kiểm tra dụng cụ các nhóm Chia nhóm thực hành Hoạt động 2: Quy trình thực hành GV: Cho HS quan sát hình 55 SGK Hướng dẫn HS quan sát HS: Quan sát để phân biệt các loại gà GV: Cho HS quan sát hình 56; 57; 58 SGK Hướng dẫn HS quan sát HS: Quan sát để phân biệt các loại gà GV: Cho HS quan sát hình 59; 60 SGK Hướng dẫn HS các thao tác đo HS: Quan sát và thực hiện theo GV: Cho HS quan sát hình 59; 60 SGK Hướng dẫn HS các thao tác đo HS: Quan sát và thực hiện theo Hoạt động 3 : Thực hành GV: Quan sát, điều chỉnh những trường hợp thao tác sai Hoạt động 4: Đánh giá kết quả GV: Hướng dẫn học sinh cách đánh giá kết quả bài thực hành theo các bước thực hiện HS: Thực hiện đánh giá kết quả theo hướng dẫn của GV I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết SGK II. Quy trình thực hành Bước 1: Nhận xét ngoại hình Hình dáng toàn thân + Loại sản xuất trứng: Thể hình dài + Loại sản xuất thị: Thể hình ngắn Màu sắc lông, da + Gà ri: Da vàng ( vàng trắng ) : lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ + Gà Lơ go: Lông trắng toàn thân Các đặc điểm nổi bật như mào, tích, tai, chân Bước 2: Đo một số chiều để chọn gà mái Đo khoảng cách giữa hai xương háng ( Dùng 2 hay 3 ngón tay, đặt vào khoảng cách giữa hai xương háng của gà mái. Nếu lọt 3 ngón tay trở lên là gà tốt, đẻ trứng to, khoảng cách giữa hai xương hẹp gà đẻ trứng nhỏ ) Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái ( Dùng các ngón tay, đặt vào khoảng cách giữa xươnglưỡi hái và xương háng của gà mái. Nếu lọt 2 ngón tay là gà có khoảng cách hẹp đẻ trứng nhỏ III. Thực hành HS Thực hành và ghi các kết quả thực hiện được vào mẫu báo cáo thực hành IV. Đánh giá kết quả Công tác chuẩn bị Quả trình thực hiện + Thuận lợi + Khó khăn - Kết quả bài thực hành 4. Củng cố bài. - Gv: Hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Thu báo cáo thực hành của HS - Đặt câu hỏi để HS trả lời - Nhận xét ý thức giờ học 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 36 - Sưu tầm tranh, ảnh về các giống lợn - Thước dây - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành Ngày soạn: 19 / 1 / 2010 Tiết 34 Bài 36 : thực hành Nhận biết một số giống lợn ( heo ) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều Ngày giảng / 1/ 2010 / 1/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này giúp học sinh: - Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình của giống. - Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn - Có ý thức học tập say sưa, quan sát tỷ mỉ trong việc nhận biết các loại giống lợn nuôi II. Chuẩn bị. - Tranh, ảnh các giống lợn nuôi - Mô hình con lợn - Thước dây III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: * Kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết Phân chia nhóm thực hành Kiểm tra dụng cụ của các nhóm Các nhóm nhận dụng cụ thực hành Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành GV: Cho HS quan sát hình 61 SGK Hướng dẫn HS quan sát HS: Quan sát để phân biệt hình dáng các giống lợn GV: Cho HS quan sát hình 61 SGK Hướng dẫn HS quan sát HS: Quan sát để phân biệt các giống lợn GV: Cho HS quan sát cách đo hình 62 SGK Hướng dẫn HS các thao tác đo HS: Quan sát và thực hiện theo GV: Cho HS quan sát cách đo hình 62 SGK Hướng dẫn HS các thao tác đo HS: Quan sát và thực hiện theo Hoạt động 3 : Thực hành GV: Quan sát, điều chỉnh những trường hợp thao tác sai Hoạt động 4: Đánh giá kết quả GV: Hướng dẫn học sinh cách đánh giá kết quả bài thực hành theo các bước thực hiện HS: Thực hiện đánh giá kết quả theo hướng dẫn của GV I. Dụng cụ và vật liệu cần thiết SGK II. Quy trình thực hành Bước 1: Quan sát ngoại hình Hình dạng chung + Hình dáng + Đặc điểm: Mõm, đầu, lưng, chân... Màu sác lông, da + Giống lợn Đại Bạch: Lông cứng, da trắng + Giống lợn Lan đơ rát; Lông, da trắng tuyền + Giống lợn ỉ: Toàn thân màu đen + Giống lợn Móng Cái: Lông đen và trắng Bước 2: Đo một số chiều đo Dài thân: Đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi Đo vòng ngực: Dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai III. Thực hành HS thực hành theo nhóm theo quy trình trên Ghi kết quả vào báo cáo theo mẫu IV. Đánh giá kết quả Sự chuẩn bị Quá trình thực hiện + Thuận lợi + Khó khăn - Kết quả bài thực hành 4. Củng cố . - GV: Hệ thống lại kiến thức toàn bài. - Thu báo cáo thực hành của HS - Đặt câu hỏi để HS trả lời - Nhận xét ý thức giờ học 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 37; 38 - Sưu tầm tranh, ảnh về các loại thức ăn vật nuôi - Thước dây - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành Ngày soạn: 19 / 1 / 2010 Tiết 35 Bài 37 : thức ăn vật nuôi Bài 38: vai trò của thức ăn đối với vật nuôi Ngày giảng / 2/ 2010 / 2/ 2010 Sĩ số/ Lớp 7A 7B I. Mục tiêu: - Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi. - Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. - Hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. - Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. II. Chuẩn bị. - Tranh vẽ 63, 64 sách giáo khoa - Bảng phụ ghi bảng tóm tắt sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn. Sơ đồ tóm tắt về vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn: III. Tiến trình bài học học: 1. Tổ chức ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3 . Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung cần ghi nhớ Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn vật nuôi GV: Hãy quan sát hình vẽ và cho biết các loại vật nuôi đang ăn những thức ăn gì? ? Tại sao bò ăn được rơm rạ và lợn lại không ăn được rơm? Hs: trả lời câu hỏi. GV: Vậy thế nào là thức ăn vật nuôi? ? Em hãy kể các loại thức ăn vật nuôi mà vật nuôi ăn? HS: Trao đổi , trả lời Gv: yêu cầu hs quan sát tranh vẽ 64 (vẽ ở bảng phụ) và tìm nguồn gốc của từng loại thức ăn rồi xếp chúng 1 trong 3 loại sau: TV, ĐV, chất khoáng. ? Vậy thức ăn có nguồn gốc từ đâu? HS: Quan sát, thảo luận, trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu về thnàh phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi Gv: treo bảng phụ (ghi thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn vật nuôi). ? Trong thức ăn có những loại chấtdinh dưỡng nào? ? Thức ăn thực vật chứa nhiều loại chất dinh dưỡng nào? ? Những loại thức ăn nào mà lại chứa nhiều nước (rau xanh, củ quả)? ? Thức ăn nào chứa nhiều Gluxit? ? Thứa ăn nào chứa nhiều Protein? Gv: Treo bảng phụ hĩnh vẽ 65: 5 hình là biểu thị hàm lượng nước và chất khô (Protein, gluxit, lipit, chất khoáng) tương ứng với mỗi loại thức ăn ở Bảng. ? Hãy điền tên các loại thức ăn tương ứng với mỗi hình trên. Gv: gọi 1 học sinh lên bảng điền vào bảng phụ. HS: Lên bản điền GV: Thức ăn vật nuôi có thành phần dinh dưỡng như thế nào? Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự tiêu hoá thức ăn Gv: Dùng bảng tóm tắt (bảng phụ) về sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn để hướng dẫn học sinh tìm hiểu. ? Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hoá được cơ thể hấp thụ theo dạng nào? Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào bảng trên điền vào bảng trên em hãy điền vào chổ trống các câu hỏi ở sách giáo khoa. Hs: Lên bảng điền, cả lớp ghi vào vở bài tập Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. GV: Nhắc lại những kiến thức đã học về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với cơ thể người? ? Từ các vai trò của các chất dinh dưỡng đối với người, hãy cho biết protein, gluxit, lipit, chất khoáng, vitamin, nước có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi? HS: Trao đổi , trả lời Gv: Giải thích các chức năng làm tăng kích thước làm tái tạo tế bào đã chết, tạo ra năng lượng, tăng sức đề kháng cơ thể của các chất dinh dưỡng trong thức ăn chính là tạo ra các dạng sản phẩm chăn nuôi khác nhau như: Thịt, trứng, sữa. Gv: Treo sơ đồ về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn sau khi tiêu hoá. Gv: Yêu cầu học sinh quan sát bảng rồi làm bài tập điền khuyết đơn giản về vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Gv: Chia lớp thành 03 nhóm trả lời câu hỏi. Hs: Đại diện từng nhóm trả lời câu hỏi I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi. 1. Thức ăn vật nuôi. Là những thứ vật nu

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc
Giáo án liên quan