Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 48: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết cách xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.

2. Kĩ năng:

Rèn cho HS cách xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản khi tiến hành nuôi thuỷ sản.

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh lòng yêu lao động, ý thức làm việc cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK + giáo án

2. Học sinh: Học thuộc bài, nghiên cứu trước bài học ở nhà.

+ Dụng cụ: thang màu pH, giấy đo pH, nhiệt kế, chậu nhựa, đĩa sếch xi.

+ Vật liệu: Nước nuôi thuỷ sản.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh

2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.

3. Giảng bài mới:

 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Chúng ta đã nghiên cứu môi trường nuôi thuỷ sản, nắm được các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.Vậy khi tiến hành nuôi thuỷ sản thì ta cấn phải làm gì?.Đó là nội dung của bài học hôm nay: “Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 48: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:48 THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ pH CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN Ngày dạy : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết cách xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản. 2. Kĩ năng: Rèn cho HS cách xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản khi tiến hành nuôi thuỷ sản. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu lao động, ý thức làm việc cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK + giáo án 2. Học sinh: Học thuộc bài, nghiên cứu trước bài học ở nhà. + Dụng cụ: thang màu pH, giấy đo pH, nhiệt kế, chậu nhựa, đĩa sếch xi. + Vật liệu: Nước nuôi thuỷ sản. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Chúng ta đã nghiên cứu môi trường nuôi thuỷ sản, nắm được các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.Vậy khi tiến hành nuôi thuỷ sản thì ta cấn phải làm gì?.Đó là nội dung của bài học hôm nay: “Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu Vật liệu và dụng cụ cần thiết trong tiết thực hành. (PP vấn đáp) GV:Yêu cầu HS tham khảo thông tin ở SGK HS: Xem thông tin GV:Giới thiệu cho HS các vật liệu và dụng cụ cần thiết. Kiểm tra các vật liệu và dụng cụ chuẩn bị của HS các nhóm. HS: Xem lại các dụng cụ * Hoạt động3: Giới thiệu quy trình thực hành ( PP vấn đáp, trực quan) GV: Cho HS quan sát hình ảnh minh hoạ ở SGK Lần lượt giới thiệu các quy trình thực hành : + Đo nhiệt độ nước. + Đo độ trong + Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản HS:Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn quy trình. GV: Theo dõi HS thực hành và sửa chữa những sai sót mà HS gặp phải. HS thực hành theo nhóm * Hoạt động4: Báo cáo kết quả thực hành (PP vấn đáp, thảo luận) GV: Yêu cầu HS viết bảng tường trình. HS: Hợp tác nhóm và báo cáo kết quả sau khi đã thực hành. I. Dụng cụ và vật liệu cần thiết. - Vật liệu: Nước nuôi thuỷ sản - Dụng cụ: Nhiệt kế, thang màu pH, giấy đo pH, chậu nhựa, đĩa sếch xi II. Quy trình thực hành 1. GV giới thiệu quy trình thực hành a. Đo nhiệt độ nước : - Nhúng nhiệt kế vào nước khoảng 5-10 phút - Đọc kết qủa b. Đo độ trong: - Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không còn phân biệt màu của đĩa.Ghi độ sâu của đĩa. - Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên từ từ cho đến khi thấy vạch đen trắng.Ghi kết quả. - Kết quả độ trong là trung bình của hai bước đo. c. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản: - Nhúng giấy đo pH vào chậu nước (1 phút). - Đưa lên so sánh với thang màu.Ghi độ pH tương đương trên thang màu 2. HS thực hành theo nhóm Các nhóm thực hành III. Báo cáo kết quả HS báo cáo theo bảng ở SGK 4. Củng cố và luyện tập GV: Cho HS thu dọn các dụng cụ và vật liệu sau khi thực hành. Đánh giá kết quả thực hành và nhận xét thái độ học tập của HS. HS: Vệ sinh sau khi thực hành. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Xem lại quy trình thực hành. - HS chuẩn bị trước: “Thức ăn của động vật thuỷ sản” Chú ý: Các câu hỏi ở sách giáo khoa, các dạng bài tập V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_48_thuc_hanh_xac_dinh_nhiet_do.doc
Giáo án liên quan