Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 6, Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi.

- Biết cách nhận biết được một số loại phân vô cơ bằng phương pháp hoàn tan trong nước và đốt trên ngon lửa đèn cồn.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, thực hiện tốt từng thao tác trong mỗi bước của quy trình để xác định đúng tên, loại phân vô cơ chứa đạm, chứa lân, hay chứa kali mất tên nhãn.

3. Thái độ:

- Có ý thức thực hiện an toàn lao động, tiết kiệm phân bón và bảo vệ môi trường.

B. Đồ dùng dạy học.

1. Giáo viên:

- Mẫu các loại phân bón hoá học, ống nghiệm thuỷ tinh, thìa nhỏ, đèn cồn, kẹp gắp than.

- Bật lửa, than củi.

2. Học sinh:

- Mẫu phân bón vô cơ, nước sạch.

C. Phương pháp dạy học

- Trực quan, thực hành.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 6, Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/ 9/2012 Ngày giảng:12/9/2012 Tiết 6 - Bài 8: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi. - Biết cách nhận biết được một số loại phân vô cơ bằng phương pháp hoàn tan trong nước và đốt trên ngon lửa đèn cồn. 2. Kĩ năng: - Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, thực hiện tốt từng thao tác trong mỗi bước của quy trình để xác định đúng tên, loại phân vô cơ chứa đạm, chứa lân, hay chứa kali mất tên nhãn. 3. Thái độ: - Có ý thức thực hiện an toàn lao động, tiết kiệm phân bón và bảo vệ môi trường. B. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên: - Mẫu các loại phân bón hoá học, ống nghiệm thuỷ tinh, thìa nhỏ, đèn cồn, kẹp gắp than. - Bật lửa, than củi. 2. Học sinh: - Mẫu phân bón vô cơ, nước sạch. C. Phương pháp dạy học - Trực quan, thực hành. D. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 2 phút). 1. Kiểm tra đầu giờ. ? Em hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh hại ? ? Hãy so sánh ưu, nhược điểm của phương pháp phòng trừ thủ công và phương pháp phòng trừ hoá học? 2. Giới thiệu bài: Để xác định được các loại phân bón vô cơ khi không có nhãn chúng ta dùng các biện pháp nào ? Tiết này thầy trò ta cùng nhau thực hành bài “Nhận biết một số loại phân hoá học thông thường” Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1: Hướng dẫn mở đầu. (5 phút). * Mục tiêu: - Biết được tên và công dụng của các dụng cụ, vật liệu phục vụ cho bài thực hành. - Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi. - Biết cách nhận biết được một số loại phân vô cơ bằng phương pháp hoàn tan trong nước và đốt trên ngon lửa đèn cồn. * Đồ dùng. - Mẫu các loại phân bón hoá học, ống nghiệm thuỷ tinh, thìa nhỏ, đèn cồn, kẹp gắp than. - Bật lửa, nước sạch, than củi. * Cách tiến hành. GV: Chia nhóm và phân công thư kí, nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên trong tổ. Báo cáo với GV. HS: kiểm tra sự chuẩn bị của thành viên. GV nêu mục tiêu và nội quy bài thực hành. HS nghe lưu ‎ý. GV giới thiệu công dụng của từng dụng cụ và vật liệu. HS nghe. GV: gọi HS đọc nội dung quy trình thực hành SGK – Tr 18, 19. HS: đọc nội dung. GV: thao tác thực hành và hướng dẫn quy trình thực hành theo nội dung trong SGK. HS: quan sát thao tác của GV và lắng nghe hướng dẫn ? Nêu các tính chất và màu sắc của các loại phân bón: Đạm, kali, lân, vôi? HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. HS nghe. HĐ2: Huớng dẫn thường xuyên. (28 phút). * Mục tiêu: - Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, thực hiện tốt từng thao tác trong mỗi bước của quy trình để xác định đúng tên, loại phân vô cơ chứa đạm, chứa lân, hay chứa kali mất tên nhãn. * Đồ dùng: - Mẫu các loại phân bón hoá học, ống nghiệm thuỷ tinh, thìa nhỏ, đèn cồn, kẹp gắp than. - Bật lửa, nước sạch, than củi. * Cách tiến hành. GV: phát dụng cụ thiếu cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thực hành nhận biết một số loại phân theo quy trình đã hướng dẫn HS: thực hành theo nhóm được phân công. GV: quan sát HS thực hành, hướng dẫn và chỉnh sửa. HĐ 3: Hướng dẫn kết thúc. ( 5 phút) * Mục tiêu: - Đánh giá kết quả và thu dọn vệ sinh bảo vệ môi trường. * Đồ dùng: * Cách tiến hành. GV: yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và vệ sinh dụng cụ và khu thực hành. HS: thu dọn dụng cụ, vệ sinh. GV: cho HS các nhóm tự đánh giá quá trình thực hành của nhóm mình. HS: đánh giá theo yêu cầu của giáo viên. GV thu báo cáo thực hành. HS nộp báo cáo thực hành. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. + Mẫu các loại phân bón hoá học, ống nghiệm thuỷ tinh, thìa nhỏ, đèn cồn, kẹp gắp than. + Bật lửa, nước sạch, than củi. II. Quy trình thực hành. 1. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và ít hoà tan hoặc không hoà tan (3 bước) 2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan (2 bước) 3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan III.Thực hành. D. Đánh giá kết quả (5 phút). - GV Hướng dẫn học sinh kiểm tra chéo báo cáo thực hành. - GV Nhận xét tinh thần thái độ, ý thức học tập của học sinh và đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chí đã xây dựng. - Về nhà đọc trước bài “Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường”. Bảng tiêu chí đánh giá nội dung bài thực hành. Nội dung Thang điểm Điểm thực 1.Chuẩn bị: - Mẫu phân bón, nước sạch. 1 2. Thực hiện đúng quy trình: - Thao tác đúng theo các bước của quy trình. 5 3. Yêu cầu sản phẩm: - Phân biệt được các loại phân bón vô cơ. 3 4. Thái độ: làm việc theo quy trình, an toàn, tiết kiệm phân bón, bảo vệ môi trường. 1 5. Tổng điểm. 10

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_6_bai_8_thuc_hanh_nhan_biet_mot.doc