Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 8-10 - Nguyễn Văn Hạnh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: nêu được đặc điểm và tính chất vật lí của phân hoá học làm cơ sở cho nhận biết từng loại. Mô tả được quy trình nhận biết từng loại phân hoá học.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.

3. Giáo dục: Ý thức đảm bảo an toàn trong thực hành và trong mọi công việc.

II. CHUẨN BỊ

Gv: Chuẩn bị mẫu và làm thử ở nhà.

Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị 3 mẫu phân khác nhau.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Thực hành:

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 8-10 - Nguyễn Văn Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: Tiết 8 Ngày dạy: Bài 8: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG MỤC TIÊU BÀI HỌC. Kiến thức: nêu được đặc điểm và tính chất vật lí của phân hoá học làm cơ sở cho nhận biết từng loại. Mô tả được quy trình nhận biết từng loại phân hoá học. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích. Giáo dục: Ý thức đảm bảo an toàn trong thực hành và trong mọi công việc. CHUẨN BỊ Gv: Chuẩn bị mẫu và làm thử ở nhà. Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị 3 mẫu phân khác nhau. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Thực hành: Bước 1: Giới thiệu nội dung thực hành và tổ chức thực hành. Gv: - Kiểm tra chuẩn bị của hs Chia nhóm, giao dụng cụ cho các nhóm. Nhắc nhở vệ sinh cá nhân. Bước 2: Hướng dẫn hs thực hành. Gv: Làm mẫu: - Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và ít hoặc không hoà tan trong nước. + Dùng ống thuỷ tinh sau đó lấy 1 mẫu phân nhỏ cho vào ống nghiệm. + Cho 10 – 15ml nước sạch vào và lắc mạnh khoảng 1 phút. + Để lắng và quan sát mức độ hoà tan. + Kết luận. - Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan. + Dùng đèn cồn đốt than củi đến khi nóng đỏ + lấy 1 ít phân bón khô rắc lên than củi. + Quan sát. + Kết luận. Nếu có mùi khai ( mùi NH3đ) đó là phân đạm Nếu không có mùi khai( phân kali) - Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không tan bằng quan sát. Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng-> phân lân. Nếu có màu trắng, dạng bột-> vôi bột. Bước 3: Yêu cầu các nhóm lần lượt thực hiện theo mỗi cá nhân. Ghi kết quả vào bảng. Bước 4: Gv: Đánh giá và thu dọn đồ. Vệ sinh phòng học. Học sinh chuẩn bị bài học 9. Tuần 5 Ngày soạn: Tiết 9 Ngày dạy: Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong hs nắm: Kiến thức: - Trình bày được các cách bón phân nói chung, cách sử dụng phân bón và giải thích cơ sở của việc sử dụng phân bón 1 cách tổng quát. - Xác định cách bảo quản phù hợp với từng loại phân bón. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy khoa học dựa trên cơ sở, đặc điểm của phân bón mà suy ra cách sử dụng, bảo quản hợp lí. 3. Giáo dục: Có ý thức giữ gìn, chống ô nhiễm môi trường đất CHUẨN BỊ GV: Đọc tài liệu tham khảo và SGV, SGK HS: Đọc SGK ĐỒ DÙNG - H7, 8, 10/SGK phóng to. - 1 số mẫu phân bón. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ (7’) ( Câu hỏi 3, 4/17/ SGK) Bài mới: (1’) Trong thực tế các loại phân bón cần phải bảo quản tốt để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cây trồng và hạn chế tối đa hao hụt trong bảo quản phân bón. Vậy chúng ta phải bảo quản phân bón như thế nào là tốt nhất tránh được những hiện tượng trên. Để hiểu được vấn đề đó chung ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Thời gian Những kiến thức cơ bản Phương pháp dạy - học Hoạt động của Thầy H. động của Trò 8’ 10’ 12’ I. Cách bón phân. - Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng khi cây mới bén rễ. - Bón thúc: là bón trong thời gian sinh trưởng của cây tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường. - Phân hữu cơ: Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu( không hoà tan) cây không sử dụng được ngay. Phải có thời gian phân huỷ thành các chất dễ hoà tan mới sử dụng được. + Cách sử dụng: Bón lót. - Phân hoá học, phân hỗn hợp: + Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan, cây sử dụng được ngay. + Cách sử dụng: Bón thúc. III. Bảo quản các loại phân bón thông thường. - Phân hoá học: Có thể để trong chum, vại sành, bao gói nilông + Để nơi khô ráo, thoáng mát. + Không để lẫn với các loại phân với nhau. -Phân chuồng: Có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc ủ thành đống trát kín bên ngoài, tránh gây ô nhiễm môi trường. Gv: yêu cầu hs đọc phần I SGK và quan sát H 7, 8, 9, 10/. - Có mấy cách bón phân? - Bón lót là bón như thế nào? - Bón thúc là bón như thế nào? - Tại sao phải bón thúc? Gv: yêu cầu hs làm bài tập. - Đối với đặc điểm từng loại phân bón thời gian hoà tan lâu hay nhanh thì người ta bón vào thời điểm thích hợp. - Vậy dựa vào bảng SGK/22 Hãy hoàn thành vào bảng cách sử dụng của phân bón. - Từ những đặc điểm trên chúng ta phải cần bón như thế nào? - Bón qua rễ hay qua lá? - Sử dụng phân bón như thế nào để có hiệu quả? - Tại sao các loại phân bón khác nhau phải bảo quản khác nhau? ( Vì các loại phân bón có thể rất hút ẩm, phân huỷ trong điều kiện thuận lợi) - Hsinh quan sát H7,8,9,10/SGK - Có 2 cách bón - Thường bón trước khi gieo trồng. - Bón thúc là bón khi cây trồng đang trong thời gian phát triển. - Hs: làm b tập - Các loại phân bón: tuỳ theo đặc điểm của từng loại phân bón có cách sử dụng khác nhau. - Phân bón: lâu tan có thể bón lót chocây trồng. - Phân dễ tan có thể bón thúc cho cây trồng sử dụng được ngay. - Đựng trong chum vại, bao ni lông. Để nơi khô thoáng mát. - Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. + phân chuồng có thể bảo quản thành đống và trát bùn kín tránh gây ô nhiễm môi trường. Củng cố:(5’) Câu hỏi SGK, đọc phần ghi nhớ. Dặn dò: (2’) Học kĩ bài và trả lời các câu hỏi, đọc trước và chuẩn bị bài 10. Tuần 5 Ngày soạn: Tiết 10 Ngày dạy: Bài 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG MỤC TIÊU BÀI HỌC. Kiến thức: Nêu được vai trò của giống cây trồng đối với thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. Tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt hiện nay. Nêu được đặc điểm cơ bản về 1 số phương pháp tạo giống hiện nay. Giáo dục: - Có ý thức bảo vệ giống cây trồng quí hiếm của địa phương. CHUẨN BỊ. GV: Đọc tài liệu tham khảo và SGV, SGK HS: Đọc SGK ĐỒ DÙNG. - Hình 11, 12, 13, 14/SGK phóng to. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: ( 6’) ( Câu hỏi 1, 2, 3/SGK/22) Bài mới: (1’) Kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ta đã phản ánh trong câu ca dao “ nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống”. Ngày nay con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động và sử dụng phân bón thì giống lại đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt? Vậy làm thế nào để có giống tốt? Thời gian Những kiến thức cơ bản Phương pháp dạy - học Hoạt động của Thầy H. động của Trò 6’ 3’ 20’ I. Vai trò của giống cây trồng - Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. - Tăng vụ trên 1 năm. - Thay đổi cơ câu cây trồng. II. Tiêu chí của giống cây trồng. - Sinh trưởng trong điều kiện khí hậu, đất đai, trình độ canh tác của địa phương. - Có chất lượng tốt, có năng suất cao, ổn định, chống chịu được sâu bệnh. III. Phương pháp chọn giống cây trồng. 1. Phương pháp chọn lọc. - Là chọn những cây có đặc tính tốt thu lấy hạt đem gieo hạt của cây được chọn và so sánh với giống khởi đầu. Nếu được thì nhân giống đại trà. 2. Phương pháp lai - Lấy phấn hoa của cây làm bố thụ phấn cho nhuỵ cây làm mẹ, lấy hạt ở cây mẹ gieo trồng nếu tốt thì chọn lọc làm giống. 3. Phương pháp gây đột biến. - Là sử dụng tác nhân vật lí để xử lí các bộ phận của cây gây ra đột biến. - Dùng bộ phận của cây gây đột biến và chọn những đột biến tốt làm giống. 4. Phương pháp nuôi cấy mô - là lấy mô(tế bào) sống nuôi cấy trong môi trường thanh trùng đem cấy mới hình thành từ mô hay tế bào, sau đó chọn lọc giống mới. - Hs: quan sát H11/SGK - Thay giống cũ bằng giống mới có tác dụng gì? - Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đối với các vụ gieo trồng trong năm? - Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng? - Vậy cây trồng có vai trò gì đối với sản xuất trồng trọt? - Tiêu chí đánh giá 1 giống cây tốt ntn? Gv: lưu ý học sinh loại bớt 1 tiêu chí trong SGK. - Quan sát H12, 13, 14 : cho biết có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? - Phương pháp chọn lọc phải làm như thế nào? - Phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? - Phương pháp lai là phải làm ntn? - Em có thể tự lai được không? - Ưu nhược của phương pháp? - Aùp dụng cho những loại cây trồng nào? - Phương pháp nuôi cấy mô được làm như thế nào? - Phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? - Theo em có thể áp dụng rộng rãi trên thực tế không? Vì sao? - Hs: quan sát H11 và trả lời. - Thay giống cũ bằng giống mới giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. - Thay đổi cơ cấu cây trồng. - 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng. - Phương pháp chọn tạo không kiểm tra được đời bố mẹ. - Tiết kiệm được thời gian. - Hs: nghiên cứu SGK và tự trình bày các phương pháp lai, chọn lọc, gây đột biến, nuôi cấy mô. Củng cố: (7’) Học sinh đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối SGK. Trình bày 1 số phương pháp chọn lọc, nuôi cấy mô, lai Dặn dò: (2’) - Học bài và chuẩn bị tốt bài 11.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_8_10_nguyen_van_hanh.doc
Giáo án liên quan