A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong học sinh nắm được quy trình sản xuất giống cây trồng, cách bảo quản hạt giống cây trồng
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng một số kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở gia đình và địa phương
3. Thái độ:
- Có ý thức quý trọng, bảo vệ các gống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, Sơ đồ 3, Tranh hình 15,16,17 SGK.
- HS: Đọc bài 11 SGK,
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 9-11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9:
VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
Soạn ngày: 14/10/2013
Dạy ngày:21/10/2013
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong học sinh hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng để chọn được một giống cây trồng tốt trong điều kiện ở địa phương
3. Thái độ:
- Học tập tích cực và yêu thích môn học.
- Có ý thức quý trọng, bảo vệ các gống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, Tranh hình 11,12,13,14 SGK.
- HS: Đọc SGK,
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Thế nào là bón thúc, bón lót?
- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng.
3. Bài mới: Ông cha ta thường có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” . nhưng ngày nay con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống được đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt và làm như thế nào để có giống tốt? Ta hãy vào bài mới.
HĐ1:Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Vai trò của giống cây trồng:
- Giáo viên treo tranh và hỏi:
- Học sinh quan sát vàtrả lời:
+ Giống cây trồng có vai trò gì trong sản xuất trồng trọt?
à Giống cây trồng có vai trò:
+ Tăng năng suất.
+ Tăng vụ.
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng.
+ Nhìn vào hình 11a hãy cho biết thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì?
à Giống cây trồng là yếu tố quyết định đối với năng suất cây trồng.
+ Hình 11b sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đối với các vụ gieo trồng trong năm?
à Có tác dụng tăng các vụ gieo trồng trong năm.
+ Nhìn hình 11c sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?
à Làm thay đổi cớ cấu cây trồng trong năm.
+ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- Học sinh ghi bài.
Tiểu kết: Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
HĐ2: Giới thiệu tiêu chí của giống tốt:
II. Tiêu chí của giống cây tốt:
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận 5 tiêu chí để chọn ra những giống cây trồng tốt.
- Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
à Đó là tiêu chí : 1,3,4,5.
- Giáo viên hỏi:
+ Tại sao tiêu chí 2 không phải là tiêu chí của giống cây trồng tốt?
- Học sinh trả lời:
à Giống có năng suất cao chưa hẳn là giống tốt mà giống có năng suất cao và ổn định mới là giống tốt.
- Giáo viên giảng giải từng tiêu chí và hỏi:
- Học sinh lắng nghe và trả lời:
+ Tại sao người ta lại chọn tiêu chí là giống chống chịu sâu bệnh?
à Nếu giống không chống chịu được sâu bệnh thì sẽ tốn nhiều công chăm sóc, năng suất và phẩm chất nông sản thấp.
- Tiểu kết, ghi bảng.
- Học sinh ghi bài.
Tiểu kết:
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có chất lượng tốt.
- Có năng suất cao và ổn định.
- Chống chịu được sâu bệnh
. HĐ3:Giới thiệu một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng:
III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 12,13,14 và kết hợp đọc thông tin, thảo luận nhóm về 4 phương pháp đó và trả lời theo câu hỏi:
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
+ Thế nào là phương pháp chọn lọc?
à Từ nguồn giống khởi đầu (1) chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt. Gieo hạt của các cây được chọn (2) và so sánh với giống khởi đầu (1) và giống địa phương (3). Nếu tốt hơn thì cho sản xuất đại trà.
- Giáo viên nhận xét, ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 13 và cho biết:
- Học sinh lắng nghe, ghi bài.
+ Cây dùng làm bố có chứa gì?
+ Cây dùng làm mẹ có chứa gì?
+ Thế nào là phương pháp lai?
à Có chứa hạt phấn.
à Có chứa nhuỵ.
à Lấy phân hoa cuả cây dùng làm bố thụ phân cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.
+ Thế nào là phương pháp gây đột biến?
à Sử dụng tác nhân vật lí (tia) hoặc hoá học để xử lí các bộ phân của cây (hạt, mầm,nụ hoa, hạt phấn) gây ra đột biến. Gieo hạt của các cây đã được xử lí đột biến, chọn những dòng có đột biến có lợi để làm giống.
- Giáo viên giải thích hình và ghi bảng.
- Học sinh lắng nghe, ghi bài.
Tiểu kết:
1- Phương pháp chọn lọc: Chọn cây có hạt tốt, lấy hạt gieo cho vụ sau
2- Phương pháp lai: Lấy phấn hoa cây bố thụ phấn cho nhụy cây mẹ
3- Phương pháp gây đột biến: Biến dị bằng lai, sử lí mầm cây non, tạo ra đột biến
4.Củng cố:
- GV: gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu câu hỏi củng cố bài
- Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?
GV: Đánh giá giờ học
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước bài 11 SGK sản xuất và bảo quan giống cây trồng.Tiết 10:
Bài 11
SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
Soạn ngày:21/10/2013
Dạy ngày:28/10/2013
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong học sinh nắm được quy trình sản xuất giống cây trồng, cách bảo quản hạt giống cây trồng
2. Kỹ năng:
- Biết áp dụng một số kiến thức đã học vào thực tế sản xuất ở gia đình và địa phương
3. Thái độ:
- Có ý thức quý trọng, bảo vệ các gống cây trồng quý hiếm trong sản xuất ở địa phương.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, Sơ đồ 3, Tranh hình 15,16,17 SGK.
- HS: Đọc bài 11 SGK,
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?
- Giống làm tăng năng xuất, chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoạc sinh
I. Sản xuất giống cây:
+ Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?
à Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống, cây con phục vụ gieo trồng.
1. Sản xuất giống cây bằng hạt
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 3 và cho biết:
- Học sinh quan sát và trả lời:
+ Tại sao phải phục tráng giống?
à Trong quá trình gieo trồng do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều đặc tính tốt của giống dần mất đi. Do đó cần phải phục tráng những đặc tính tốt của giống.
+ Quy trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? Nội dung công việc của từng năm là gì?
à Có 4 năm:
Giáo viên giảng giải cho học sinh thế nào là giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng.
+ Năm thứ 1: gieo hạt đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.
+ Giống nguyên chủng là giống có chất lượng cao được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng.
+ Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
+ Giống siêu nguyên chủng có số lượng ít nhưng chất lượng cao.
+ Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng
- Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
+ Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
Tiểu kết: Hạt giống đã phục tráng đem gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng rồi nhân lên thành giống nguyên chủng. Sau đó đem giống nguyên chủng ra sản xuất đại trà.
Hoạt động 2: Giới thiệu quy trình sản xuất giống bằng nhân giống vô tính
2. Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính:
Yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát hình 15,16,17 và thảo luận câu hỏi:
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
+ Hãy cho biết đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt.
- Yêu cầu phải nêu được:
+ Giâm cành: từ cây mẹ cắt một đoạn đem giâm sau một thời gian cây ra rể.
+ Chiết cành; bốc 1 khoanh vỏ trên cành, bó đất lại. Sau một thời gian ra rể thì cắt rời khỏi cây mẹ và đem trồng.
+ Ghép mắt: là lấy mắt cuả cây này ghép vào cây khác.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và hỏi:
- Học sinh trả lời:
+ Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lại?
à Để giảm bớt cường độ thoát hơi nước giữ cho hom giống không bị héo.
+ Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilông bó kín bầu đất lại?
à Để giữ ẩm cho đất bó bầu và hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh.
- Thế nào là nuôi cấy mô?
- Nuôi cấy mô: Tách lấy mô (hoặc tế bào) nuôi cấy trong môi trường đặc biệt sau một thời gian phát triển thành cây con
- Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- Học sinh ghi bài.
Tiểu kết: Có 4 cách sản xuất giống cây trồng băng phương pháp nhân giống vô tính là: giâm cành, chiết cành, ghép mắt và nuôi cây mô
Hoạt động 3: Giới thiệu điều kiện và phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng:
- Yêu cầu học sinh đọc mục II và hỏi:
II. Bảo quản hạt giống cây trồng.
+ Tại sao phải bảo quản hạt giống cây trồng?
à Nếu như không bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nẩy mầm.
+ Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô?
à Để hạn chế sự hô hấp của hạt.
+ Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch, không lẫn tạp chất?
à Nếu lẫn tạp chất thì chất lượng giống sẽ kém và các loại côn trùng sẽ dễ xâm nhập hơn.
+ Hạt giống thường có thể bảo quản ở đâu?
à Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh.
Tiểu kết: Có hạt giống tốt phải biết cách bảo quản tốt thì mới duy trì được chất lượng của hạt. Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh.
4.Củng cố:
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk
- Nêu câu hỏi củng cố bài học
- Có thể nhân giống bằng những cách nào?
- Làm thế nào để có giống hạt tốt, hạt giống có chất lượng.
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc và xem trước bài 12 SGK.
Tiết 11:
SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG – PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
Soạn ngày: 28/10/2013
Dạy ngày: 05/11/2013
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Sau khi học xong học sinh biết được tác hại của sâu bệnh hiểu được khái niệm về côn trùng bệnh cây. Biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hoại. Nắm được các nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
2.Kỹ năng:
- Phát hiện côn trùng và bệnh về cây. Bước đầu biết một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại. Biết áp dụng một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại vào thực tế ở gia đình và địa phương
3.Thái độ:
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
- GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, Tranh hình 18,19,21,22,23 SGK.
- HS: Đọc bài 12, 13 SGK,
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào?
- Năm thứ nhất: Gieo hạt
- Năm thứ hai: Hạt của mỗi cây gieo thành dòng
- Năm thứ ba: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
3. Bài mới: GV: Giới thiệu bài học
HĐ1: Tìm hiểu tác hại của sâu bệnh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc phần I SGK và trả lời các câu hỏi:
I. Tác hại của sâu bệnh.
- Học sinh đọc và trả lời:
+ Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng?
à Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm thậm chí không cho thu hoạch.
+ Em hãy nêu một vài ví dụ về ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến năng suất và chất lượng nông sản mà em biết hay thấy ở địa phương.
- Học sinh cho ví dụ:
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên giảng thêm:
- Học sinh lắng nghe
Tiểu kết: Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
HĐ2: Khái niệm về côn trùng và bệnh cây
II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây
1. Khái niệm về côn trùng
GV: Hãy kể tên một số loại côn trùng mà em biết?
VD: Châu chấu, chuồn chuồn, gián, kiến, bọ xít
GV: Em hiểu thế nào là côn trùng?
Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 cánh, đầu có 1 đôi râu.
GV: Kể tên những loại côn trùng có lợi và những loại côn trùng có hại cho cây trồng?
HS trả lời
GV: Trong vòng đời của côn trùng trải qua giai đoạn sinh trưởng phát triển nào?
Côn trùng có 2 kiểu biến thái:
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
GV: Giảng giải thêm cho HS phân biệt được sự khác nau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
Côn trùng có vai trò gì đối với môi trường sống?
ND tích hợp bảo vệ môi trường: Tạo nên sự cần bằng sinh thái, côn trùng là thức ăn của các loại động vật khác, những côn trùng có ích có vai trò lớn đối với sự phát triển của cây trồng
2.Khái niệm về bệnh của cây.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 20 và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là bệnh cây?
- Bệnh của cây là trạng thái không bình thường dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.
3.Một số dấu hiệu khi cây trồng bị hại.
GV: ở những cây bị sâu, sâu bệnh phá hại ta thường gặp những dấu hiệu gì?
GV: Khái quát rút ra kết luận
HS quan sát hình sgk và trả lời:
+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả gãy cành..
+ Màu sắc: Trên lá, quả, có đốm đen, nâu vàng.
Tiểu kết: trong vòng đời của côn trùng trải qua nhiều giai đoạn biến thái khác nhau. Bệnh cây là trạng thía không bình thường của cây do vi sinh vật gây hại hoặc điều kiện sống không thuận lợi gây nên.
HĐ3: Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ
III. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại
GV: Cho học sinh đọc các thông tin sgk
GV: Lợi ích áp dụng “ Nguyên tắc phòng là chính”
HS trao đổi thảo luận
Tiểu kết: phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: Phòng là chính, trừ sớm, kíp thời, nhanh chóng và triệt để. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
HĐ: Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ
IV. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
Quan sát SGK kể tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
Nêu ưu nhược điểm của từng biện pháp, chú trọng đến vấn đề bỏ vệ môi trường tự nhiện và môi trường sinh thái
1. Biện pháp canh tác ....
2. Biện pháp thủ công
3. Biện pháp hóa học
4. Biện pháp sinh học
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật
ND tích hợp bảo vệ môi trường: Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của từng biện pháp, chỉ ra được biện pháp cần ưu tiên trong phòng, trừ sâu, bệnh. Đối với các biện pháp hóa học, cần biết cách khắc phục những hậu quả có hại cho môi trường. Từ những điều trên, hình thành ý thức tự giác bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.
Tiểu kết: Tùy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở
4. Củng cố: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk.
- Nêu câu hỏi củng cố bài học.
+ Sâu bệnh có tác hại như thế nào đối với cây trồng?
+ Côn trùng là loại sinh vật có lợi hay hại đối với cây trồng?
+ Cây bị bệnh có biểu hiện ntn?
+ Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại là gì?
+ Có những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào?
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 14 SGK cách phòng trị sâu bệnh hại
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_9_11.docx