I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức:
- Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt
- Khái niệm về đất trồng, thành phần của đất trồng, một số tính chất chính của đất trồng.
- Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, tác dụng của phân bón trong trồng trọt, cách sử dụng các loại phân bón.
- Vai trò của giống và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc chuẩn bị bài và học bài ở nhà.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường đất.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1
7A2
7A3
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để ôn các kiến thức đã học ở các bài trước chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 9: Ôn tập - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: 13/10/2013
Tiết: 9 Ngày dạy: 15/10/2013
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức:
- Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt
- Khái niệm về đất trồng, thành phần của đất trồng, một số tính chất chính của đất trồng.
- Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, tác dụng của phân bón trong trồng trọt, cách sử dụng các loại phân bón.
- Vai trò của giống và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc chuẩn bị bài và học bài ở nhà.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường:
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường đất.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi.
2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại nội dung các bài đã học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1
7A2
7A3
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Để ôn các kiến thức đã học ở các bài trước chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
b. Các hoạt động chính:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức cần nhớ
- GV: Cho biết dựa vào độ pH chia đất làm mấy loại?
-GV: Nêu vai trò của đất trồng và thành phần của đất trồng?
- GV: Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?
- GV: Có mấy nhóm phân bón? Cho ví dụ?
- GV: Nêu căn cứ vào thời kỳ có mấy cách bón phân? Cho biết cách bón phân từng loại?
- GV: Nêu các hình thức bón phân?
- GV: Có mấy biện pháp chọn tạo giống cây trồng?
- GV: Thế nào là độ phì nhiêu của đất?
- GV: Nêu tác dụng của phân bón?
- GV: Nêu các biện pháp cải tạo đất
- HS: Căn cứ vào độ PH chia đất làm 3 loại:
+ Đất chua pH <6,5
+ Đất kiềm pH >7,5
+ Đất trung tính pH = 6,6 -7,5.
- HS: Đất trồng cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng giúp cho cây đứng vững.
- Thành phần đất trồng: phần rắn, phần lỏng, phần khí.
- HS: Vai trò của trồng trọt là cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Nhiệm vụ của trồng trọt: đảm bảo lương thực thực phẩn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- HS: có 3 nhóm phân bón: phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hóa học.
- HS: Căn cứ vào thời kì bón có bón lót và bón thúc.
- HS: Bón rãi, bón theo hàng, bón theo hốc, phun trên lá.
- HS: Có 4 phương pháp: chọn lọc, lai, nuôi cấy mô, gây đột biến.
- HS: Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cây trồng, đảm bảo cây trồng có năng suất cao.
- HS: Phân bón có tác dụng: tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cây trồng có năng suất cao và chất lượng tốt.
- HS: Trả lời
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
- GV: Theo em, ngoài độ phì nhiêu của đất để cây trồng có năng suất cao cần có thêm điều kiện nào?
- GV: Em hãy chú ý khi bón phân cần chú ý đến vấn đề gì?
- GV: Ở địa phương em đã áp dụng những biện pháp cải tạo đất nào?
- GV: Em hãy kể một số loại phân bón thường dùng?
- HS: Phải có thêm điều kiện giống tốt, chăm sóc, thời tiết thuận lợi.
- HS: Chú ý đến liều lượng, chủng loại của các loại phân.
- HS: Tự liên hệ.
- HS: Phân đạm, lân, kali, NPK, phân heo, phân chuồng, phân xanh.
3. Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét thái độ, sự chuẩn bị bài của cá nhân và lớp.
- Yêu cầu các em về nhà học bài theo nội dung đã ôn tập.
- Dặn các em tiết sau sẽ kiểm tra 1 tiết.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_9_on_tap_nguyen_thi_thu.doc