I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò quan trọng của rừng.
- Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 33,34,35 SGK phóng to.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Xem trước bài 22.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. On định lớp: 7A 1 .7A 2 .
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới.
* Phát triển bài:
Hoạt động 1: Vai trò của rừng và trồng rừng.
* Mục đích: Biết được vai trò quan trọng của rừng.
* Tiến trình
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 10 - Liêng Jrang Ha Chú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 Ngày soạn:09/10/2010
Tiết :19 Ngày dạy:
BÀI 17 + 18:THỰC HÀNH: XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM, XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG.
I. MỤC TIÊU BÀI HOC: Qua bài học này học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:
- Biết cách xử lí hạt giống, xác định được sức nảy mầm của hạt giống và giải thích được cơ sở khoa học của xử lý hạt giống bằng nước ấm.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện đúng quy trình và kỷ thuật trong từng bước như lọc rửa, pha nước, ngâm, ủ, xác định tỉ lệ nảy mầm đúng kĩ thuật. Qua đó hình thành tư duy kĩ thuật cho HS.
3. Thái độ:
- Hứng thú say mê học tập, góp sức nhỏ của mình tham gia vào lao động trong gia đình
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- 4 cái nhiệt kế, rổ, chậu, thùng đựng nước lã, phích nước nóng
- Tranh vẽ quy trình xử lý nước ấm, xác định sức nảy mầm của hạt
- Đĩa Petri, khay men hay gỗ, bông thấm
2. Học sinh:
- Chuẩn bị hạt giống(100 hạt lúa hoặc ngô), thử xử lí hạt giôùng theo quy trình SGK/42
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 . Ổn định :7a 17a 2..
2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: GV kiểm tra sự chuẩn bị của 1 vài HS bất kì
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Xử lí hạt giống trước khi gieo trồng vừa có tác dụng kích thích hạt giống nảy mầm nhanh vừa có tác dụng diệt trừ sâu bệnh. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em thực hiện đựơc các thao tác xử lí hạt giống và xác định được tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.
* Phát triển bài:
Hoạt động 1: Quy trình thực hành
1. Hướng dẫn
a. Xử lí hạt giống bằng nước ấm
(SGK)
b. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
(%) Số hạt NM
SNM= X 100%
Tổng số hạt NM
( tính từ 4-5 ngày)
(%) Số hạt NM
TLNM= X 100%
Tổng số hạt NM
( Tính từ 7-14 ngày)
2. HS thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV gọi HS đọc dòng chữ đỏ SGK
- GV nhấn mạnh các yêu cầu cần đạt được
- Để đạt được yêu cầu trên chúng ta cần chuẩn bị những gì?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân
Gv yêu cầu HS quan sát quy trình cho biết:
- Xử lí hạt giống được tiến hành như thế nào?
GV thực hiện mẫu các thao tác xử lí hạt giống
GV yêu cầu HS quan sát quy trình T43 SGK:
- Quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống gồm mấy bước?
- Trình bày nội dung của từng bước?
Tại sao không ngâm hạt trong nước đến khi nảy mầm?( dễ bị úng)
- GV Sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm phải>80% mới đủ tiêu chuẩn
-Sức nảy mầm và tỉ lệ của hạt giống được tính vào thời gian nào và tính bằng công thức nào?
GV:nếu gieo 50 hạt sau 5 ngày chỉ nảy mầm 30 hạt: thì SNM = 25/50x100= 25% => giống chưa đủ đk
GV thường TLNM > SNM. Hạt giôùng tốt thì SNM xấp xỉ TLNM
GV yêu cầu thực hành theo nhóm tuần tự 2 công việc: Xử lí hạt giống và xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm.
GV nhắc nhở HS cẩn thận với đồ dễ vỡ như nhiệt kế và nguy hiểm như nước sôi
- theo dõi, uốn nắn sửa sai cho HS
- HS đọc
- HS: - 4 cái nhiệt kế, rổ, chậu, thùng đựng nước lã, phích nước nóng
- Đĩa Petri, khay men hay gỗ, bông thấm
- Hạt giống
- Loại bỏ hạt lép, lửng
- Rửa sạch các hạtchìm
- Pha nước ở 540C( 3 sôi 2lạnh)
- Ngâm hạt trong nước trong nước 24 h
HS quan sát
HS: gồm 4 bước
- B1: Sử dụng kết quả hạt giống đã xử lí, sau 24 h vớt hạt ra
- B2:Xếp giấy thấm nước hoặc rải lớp cát vào đĩa
- B3: Xếp hạt vào đĩa, không để các hạt dính vào nhau
- B4: Tính tỉ lệ nảy mầm và sức nảy mầm
HS thực hiện thực hành theo nhóm
- Chý ý thực hành các bước theo đúng hướng dẫn của GV
* Tiểu kết: Thực hiện được thao tác xử lí hạt giống bằng nước ấm và xác định được tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
4. Đánh giá:
- Thu phiếu kết quả
- Nhận xét tình hình: chuẩn bị, ý thưcù, kết quả và cho điểm từng nhóm
5. Dặn dò:
- GV dặn HS về tiếp tục xử lí hạt ngô và xác định sức nảy mầm của hạt ngô
- Tìm hiểu trước các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương.
6.Rút kinh nghiệm:
..
Tuần:10 Ngày soạn:09/10/2010
Tiết :20 Ngày dạy:
PHẦN 2: LÂM NGHIỆP
CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò quan trọng của rừng.
- Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 33,34,35 SGK phóng to.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Xem trước bài 22.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Oån định lớp: 7A 1.7A 2..
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới.
* Phát triển bài:
Hoạt động 1: Vai trò của rừng và trồng rừng.
* Mục đích: Biết được vai trò quan trọng của rừng.
* Tiến trình
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Treo tranh, yêu cầu Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Cho biết vai trò của rừng và trồng rừng?
- Giáo viên sửa, bổ sung.
+ Nếu phá hại rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
+ Có người nói rằng rừng được phát triển hay bị tàn phá cũng không ảnh hưởng gì đến đời sống của những người sống ở thành phố hay vùng đồng bằng xa rừng. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
+ Vậy vai trò của rừng là gì?
- Tiểu kết, ghi bảng.
- Học sinh quan sát và trả lời:
à Vai trò của rừng và trồng rừng là:
+ Hình a: làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.
+ Hình b: chống xói mò, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Hình c: Xuất khẩu.
+ Hình d: Cung cấp nguyên liệu lâmsản cho gia đình.
+ Hình e: Phục vụ nghiên cứu.
+ Hình g: Phục vụ du lịch, giải trí.
- Học sinh lắng nghe.
à Nếu phá rừng bừa bãi gây ra lũ lụt, ô nhiễm môi trường, xói mòn, ảnh hưởng đến kinh tế..
à Sai. Vì ảnh hưởng của rừng đến khu vực toàn cầu, không phải chỉ ở phạm vi hẹp.
à Có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất.
- Học sinh ghi bài.
* Tiểu kết: I. Vai trò của rừng và trồng rừng:
- Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
- Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
- phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
*Mục đích: Nắm được tình hình rừng ở nước tầ đề ra những nhiệm vụ của trồng rừng.
* Tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên treo hình 35 và giải thích sơ đồ và trả lời các câu hỏi:
+ Em thấy diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng và diện tích đồi trọc thay đổi như thế nào từ năm 1943 đến năm 1995?
+ Điều đó đã chứng minh điều gì?
+ Em có biết rừng bị phá hại, diện tích rừng bị suy giảm là do nguyên nhân nào không?
+ Em hãy nêu một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng.
- Giáo viên giảng thêm về diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng, diện tích đồi trọc.
- Tiểu kết, ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:
+Trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì?
+ Trồng rừng sản xuất là như thế nào?
+ Trồng rừng phòng hộ để làm gì?
+ Trồng rừng đặc dụng là như thế nào?
- Giáo viên giải thích thêm:
Rừng là lá phổi của trái đất nhưng từ 1943 - 1995 nước ta đã mất khoảng 6 triệu ha rừng. Do đó Nhà nước có chủ trương trồng rừng thường xuyên, phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.
+ Em cho một số ví dụ về trồng rừng đặc dụng?
+ Ở địa phương em,nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu, vì sao?
- Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
- Học sinh ghi bảng.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
à Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ của rừng giảm nhanh còn diện tích đồi trọc càng tăng.
à Tình hình rừng ở nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng.
à Rừng bị suy giảm là do khai thác bừa bãi, khai thác cạn kiệt, đốt rừng làm nương rẩy và lấy củi, phá rừng khai hoang,mà không trồng rừng thay thế.
à Học sinh cho ví dụ:
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi bài.
- Giáo viên đọc và trả lời:
à Đáp ứng các nhiệm vụ:
+ Trồng rừng sản xuất.
+ Trồng rừng phòng hộ.
+ Trồng rừng đặc dụng.
à Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
à Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển (chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển..)
à Là rừng để nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
- Học sinh lắng nghe.
à Ví dụ: vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên,.
à Tuỳ theo địa phương mà các em trả lời:
_ Học sinh ghi bài.
* Tiểu kết: II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
1. Tình hình rừng ở nước ta: Rừng nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
2. Nhiệm vụ của trồng rừng: Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
- Trồng rừng sản xuất.
- Trồng rừng phòng hộ.
- Trồng rừng đặc dụng.
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết ghi nhớ cuối bài
4. Củng cố:
- Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào?
- Nêu những nhiệm vụ của trồng rừng.
5. Kiểm tra- đánh giá:
Lựa chọn những từ có sẵn điền vào những chổ trống thích hợp:
a. Rừng sản xuất:
b. Rừng phòng hộ:
c. Rừng đặc trưng:
Tên các vai trò: cung cấp lâm sản, phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học, thải oxi lấy khí cacbonic, điều hòa dòng nước, chắn gió, chắn cát di chuyển.
Đáp án:
a. Rừng sản xuất: cung cấp lâm sản.
b. Rừng phòng hộ: chắn gió, chắn cát di chuyển, thải oxi, lấy khí cacbonic, điều hòa dòng nước.
c. Rừng đặc trưng: phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.
6. Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 23.
7.Rút kinh nghiệm:
..
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_10_lieng_jrang_ha_chu.doc