Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 3 - Liêu Thanh Tùng

I: MỤC TIÊU:

 Qua tiết học này, GV làm cho HS:

 1. Kiến thức: -Biết được một số loại phân bón.

 -Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm.

 3. Thái độ: : Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón.

II. CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh về tác dụng của phân bón trong SGK. Bảng phụ, phiếu học tập.

 -HS: Chuẩn bị phần dặn dị.

III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, thảo luận.

IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: (1) KTSS

 2.Kiểm tra(5/): - Vì sao phải cải tạo đất trồng?

 - Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?

 3 Giới thiệu bài: (1)Ngay từ xa xưa ông cha ta đã nói “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu tục này phần nào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 3 - Liêu Thanh Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết: 5 NS: 13/8 ND: 21/8/12 Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT I: MỤC TIÊU: Qua tiết học này, GV làm cho HS: 1. Kiến thức: -Biết được một số loại phân bĩn. -Tác dụng của phân bón trong trồng trọt 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: : Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ như thân, cành, lá và cây hoang dại để làm phân bón. II. CHUẨN BỊ: -GV: Tranh về tác dụng của phân bón trong SGK. Bảng phụ, phiếu học tập. -HS: Chuẩn bị phần dặn dị. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, thảo luận. IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) KTSS 2.Kiểm tra(5/): - Vì sao phải cải tạo đất trồng? - Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất? 3 Giới thiệu bài: (1’)Ngay từ xa xưa ông cha ta đã nói “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu tục này phần nào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Ho¹t ®éng1(19’):Phân bón là gì? -Yêu cầu học sinh đọc mục I và trả lời các câu hỏi: + Phân bón là gì? + Vì sao người ta bón phân cho cây? + Các chất dinh dưỡng chính trong cây là những chất nào? + Giáo viên giải thích thêm ngoài các chất trên , còn có nhóm các nguyên tốt vi lượng như: Cu, Fe, Zn, + Người ta chia phân bón ra làm mấy nhóm chính? + Phân hữu cơ gồm những loại nào? + Phân hóa học gồm những loại nào? + Phân vi sinh gồm những loại nào? -Yêu cầu học sinh chia nhóm và thảo luận để hoàn thành bảng. -Giáo viên nhận xét. -Tiểu kết, ghi bảng. -Học sinh đọc mục I và trả lời: à Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. à Vì phân bón có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. à Đó là đạm, lân, kali. -Học sinh lắng nghe. à Phân bón chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. à Gồm: phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn và khô dầu. à Gồm: phân lân, phân đạm, phân kali, phân đa lượng, phân vi lượng. à Gồm: phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đồng, vi sinh vật chuyển hóa lân. -Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. -Yêu cầu nêu được: + Phân hữu cơ: a, b, e, g, k, l, m. + Phân hóa học: c, d, h, n. + Phân vi sinh: l -Học sinh lắng nghe. -Học sinh ghi bài. I: Phân bón là gì? Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm phân bón là phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh. * Hoạt động 2(14’): Tác dụng của phân bón. -Yêu cầu học sinh quan sát hình 6 SGK và trả lời câu hỏi: + Phân bón có ảnh hưởng thế nào đến đất, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản? - Giáo viên nhận xét. -Giáo viên giải thích thêm thông qua hình 6 : Nhờ phân bón mà có nhiều chất dinh dưỡng hơn nên cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và chất lượng nông sản cũng cao hơn. + Vậy bón phân cho đất càng nhiều càng tốt phải không? Vì sao? -Tiểu kết, ghi bảng. -Học sinh quan sát hình và trả lời: à Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản. -Học sinh lắng nghe. à Không, vì khi bón phân quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân nhất là phân hóa học thì năng suất cây trồng không những không tăng mà có khi còn giảm. -Học sinh ghi bài. II. Tác dụng của phân bón: Phân bón làm tăng độ phì nhiều của đất, tăng năng suất cây trồng và tăng chất lượng nông sản. Hoạt động 3: Củng cố: (4/) Học sinh đọc phần ghi nhớ và mục em có thể chưa biết. -Thế nào là phân bón? Có mấy nhóm chính? Kể ra. -Phân bón có tác dụng như thế nào? Hoạt động 4: Dặn dò: (1/) -Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. -Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 8. Tuần: 3 - Tiết: 6 NS: 13/8 ND: 23-24/8/12 Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG I: MỤC TIÊU: Qua tiết học này, GV làm cho HS: 1. Kiến thức: -Biết được các cáh bĩn phân. -Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.Hoạt động nhóm 3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón. II. CHUẨN BỊ: -GV:Tranh vẽ cách phân bón như trong SGK. Phiếu học tập, bảng phụ. -HS: Chuẩn bị phần dặn dị. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, diễn giảng, thảo luận. IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) KTSS 2. Kiểm tra: - Không kiểm tra 3 Giới thiệu bài: (2’)Ngay từ xa xưa ông cha ta đã nói “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu tục này phầnnào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 1(14’): Cách bón phân. -Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và hỏi: + Căn cứ vào thời điểm bón phân người ta chia ra mấy cách bón phân? + Thế nào là bón lót? Bón lót nhằm mục đích gì? + Thế nào là bón thúc? + Căn cứ vào hình thức bón phân người ta chia ra mấy cách bón phân? Là những cách nào? -Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành các hình trên bảng. -Yêu cầu nêu lên các ưu, nhược điểm của từng cách bón phân. -Giáo viên nhận xét và ghi bảng. -Học sinh đọc và trả lời: à Người ta chia làm 2 cách bón: bón lót và bón thúc. à Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới bén rễ. à Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. à Chia thành các cách bón: bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc hoặc phun trên lá. -Học sinh chia nhóm, thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. * Theo hàng ( hình 7) + Ưu: 1;9 + Nhược: 3 * Theo hốc ( hình 8) + Ưu: 1 và 9 + Nhược: 3 * Bón vãi: ( hình9) + Ưu: 6 và 9. + Nhược : 4 * Phun trên lá: ( hình 10) + Ưu: 1,2,5. + Nhược: 8. -Học sinh lắng nghe và ghi bài. I. Cách bón phân: -Phân bón có thể được bón trước khi gieo trồng (bón lót) hoặc trong thời gian sinh trưởng của cây (bón thúc). - Có nhiều cách bón: Có thể bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc hoặc phun trên .lá. * Hoạt động 2(12’): Cách sử dụng các loại phân bón thông thường. -Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. -Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng. -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung. -Yêu cầu nêu được: + Phân hữu cơ: bón lót. + Phân N,P,K : bón thúc + Phân lân: bón lót, bón thúc. -Học sinh lắng nghe. à Cần chú ý đến đặc điểm của từng loại phân mà có cách sử dụng phù hợp. -Học sinh ghi bài. II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường: Khi sử dụng phân bón phải chú ý tới các đặc điểm của từng nhóm. -Phân hữu cơ: bón lót. -Phân vô cơ: bón thúc. -Phân lân:bón lót hoặc bón thúc Loại phân bón Cách sử dụng Phân hữu cơ Phân N,P,K Phân lân -Giáo viên nhận xét. + Vậy cho biết khi sử dụng phân bón cần chú ý đến điều gì? -Tiểu kết, ghi bảng. * Hoạt động 3(9’): Bảo quản các loại phân bón thông thường. -Yêu cầu học sinh đọc mục III và trả lời các câu hỏi: + Đối với phân hóa học ta phải bảo quản như thế nào? + Vì sao không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau? + Đối với phân chuồng ta phải bảo quản như thế nào? + Tại sao lại dùng bùn ao để trét kín đóng phân ủ? _ Giáo viên giảng thêm: Qua đó ta thấy rằng tùy vào từng loại phân mà có cách bảo quản cho thích hợp. -Tiểu kết, ghi bảng. -Học sinh đọc và trả lời: à Đối với phân hóa học có các biện pháp sau: + Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bọc kín bằng bao nilông. + Để ở nơi khô ráo, thoáng mát. + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. à Vì sẽ xảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân. à Có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đóng, dùng bùn ao trét kín bên ngoài. à Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải phân hoạt động, hạn chế đạm bay đi và giữ vệ sinh môi trường. -Học sinh lắng nghe. -Học sinh ghi bài. III.Bảo quản các loại phân bón thông thường: Khi chưa sử dụng để đảm bảo chất lượng phân bón cần phải có biện pháp bảo quản chu đáo như: + Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bọc kín bằng bao nilông. + Để ở nơi khô ráo, thoáng mát. + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. Hoạt động 4: Củng cố: (6/) Học sinh đọc phần ghi nhớ. -Có mấy cách bón phân? Thế nào là bón lót, bón thúc? -Hãy cho biết các cách sử dụng phân bón thông thường. -Người ta bảo quản các loại phân bón thông thường bằng cách nào? Hoạt động 5:Dặn dò: (1/) -Về học bài và trả lời câu hỏi sgk -Xem bài 10 Ký duyệt của tổ Ngày: Thạch Thị Thu Hà

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_3_lieu_thanh_tung.doc