Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 31 - Nguyễn Thanh Thuận

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Nhận biết tên, đặc điểm và sử dụng được một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm.

 2. Kỹ năng:

 Biết sử dụng vắc xin bằng các phương pháp: Tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt.

 3. Thái độ:

 Vận dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng vắxin phòng dịch cho gia súc, gia cầm.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 _ Chuẩn bị các loại vắc xin, bơm tiêm, kim tiêm, khay men, thuốc sát trùng, gà con, gà lớn.

 _ Các hình ảnh có liên quan.

 2. Học sinh:

 Xem trước bài 48 và đem bẹ chuối.

phương pháp:

 Trực quan, phân tích, thực hành và thảo luận nhóm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 31 - Nguyễn Thanh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát42 Ngaøy soaïn :17/03/2010 Tuaàn 31 Ngaøy giaûng:31/03/2010 GV:Nguyeãn Thanh Thuaän BÀI 48: Thực hành - NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO GIA CẦM VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VẮC XIN NIU CAT XƠN PHÒNG BỆNH CHO GÀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết tên, đặc điểm và sử dụng được một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm. 2. Kỹ năng: Biết sử dụng vắc xin bằng các phương pháp: Tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt. 3. Thái độ: Vận dụng vào thực tiễn sản xuất của gia đình và địa phương, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng vắxin phòng dịch cho gia súc, gia cầm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: _ Chuẩn bị các loại vắc xin, bơm tiêm, kim tiêm, khay men, thuốc sát trùng, gà con, gà lớn.. _ Các hình ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Xem trước bài 48 và đem bẹ chuối. phương pháp: Trực quan, phân tích, thực hành và thảo luận nhóm. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Kiểm diện sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) _ Em cho biết tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi. _ Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: (2 phút) Các em đã biết tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi. Nhưng không phải vắc xin nào cũng sửdụng được mà phải tùy vào từng loại vật nuôi và tùy chủng loại vắc xin mà có cách sử dụng thích hợp. Hôm nay chúng sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết một số loại vắc xin và cách sử dụng các loại vắc xin đó.Ta vào bài 48. b. Vào bài mới: * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.(7’) Hoaït ñoäng cuûa Thaày Hoaït ñoäng cuûa Troø Kieán thöùc caàn ñaït Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần I SGK trang 125. _ Giáo viên yêu cầu kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. _ Giáo viên đem các chủng loại vắc xin ra giới thiệu cho học sinh . _ Yêu cầu học sinh chia nhóm thực hành và dặn dò học sinh là phải cẩn thận trong khi thực hành. _ Yêu cầu học sinh ghi bài vào tập. _ Học sinh đọc thông tin phần I. _ Học sinh đem dụng cụ mình đã chuẩn bị ra. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh tiến hành chia nhóm. _ Học sinh ghi bài vào tập. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: _ 3 loại vắc xin Niu cát xơn: _ Vắc xin đậu gà đông khô. _ Vắc xin tụ huyết trùng cho gia cầm dạng nhủ hóa và dạng keo phèn. _ Nước cất. _ Bơm tiêm, kim tiêm, panh cặp, khay men. _ Bông thấm nước. _ thuốc sát trùng. _ Khúc thân cây chuối. _ Gà con, gà lớn. * Hoạt động 2: Quy trình thực hành.(8’) _ Yêu cầu học sinh nghiên cứu các cách quan sát trong SGK trang 125. _ Giáo viên hướng dẫn cách nhận biết các một số loại vắc xin qua: + Quan sát chung về loại vắc xin, đối tượng dung, thời gian sử dụng. + Dạng vắc xin: dạng bột hay dạng nước + Liều dùng và cách dùng của loại văc xin đó. _ Yêu cầu 1 học sinh khác là m lại cho các bạn khác xem. _ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to phần các bước mục 2. _ Giáo viên lấy dụng cụ, hướng dẫn cho học sinh từng bộ phận và cách sử dụng các dụng cụ đó như thế nào. _ Giáo viên làm mẫu các bước cho học sinh quan sát và yêu cầu 1 học sinh làm lại lần nữa cho các khác xem. _ Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào tập. _ Học sinh nghiên cứu mục 1. _ Học sinh lắng nghe và chú ý cách làm của giáo viên . _ 1 học sinh làm lại cho các bạn khác xem. _ 1 học sinh đọc to phần 2 các bước thực hiện. _ Học sinh chú ý lắng nghe và quan sát. _ Học sinh quan sát cách làm của giáo viên . _ Học sinh ghi bài vào tập. II. Quy trình thực hành: 1. Nhận biết một số loại vắc xin phòng bệnh cho gia cầm: Quan sát các loại vắc xin theo các bước: a) Quan sát chung: _ Loại vắc xin _ Đối tượng dùng. _ Thời hạn sử dụng. b)Dạng vắc xin: dạng bột, dạng nước, màu sắc của thuốc. c) Liều dùng: tùy loại vắc xin. Cách dùng ( tiêm, nhỏ, phun hay hay chích,..). 2. Phương pháp sử dụng vắc xin Niu cat xơn phòng bệnh cho gà: _ Bước 1: Nhận biết các bộ phận và tháo, lắp, điều chỉnh bơm tiêm. _ Bước 2: tập tiêm trên thân cây chuối. Tay phải cầm bơm tiêm: bơm tiêm được tì trên ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn, ngón cái ấn xuống thân bơm. Cắm kim tiêm nghiêng với mặt nơi tiêm một góc 300. Tay trái bơm vắc xin sau đó rút kim ra nhanh. Dùng panh cặp bông thấm cồn 700 để sát trùng chỗ tiêm. _ Bước 3: Pha chế vaàhút văc xin đã hòa tan. _ Bước 4: Tập tiêm dưới da phía trong của cánh gà. Nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt cho gà. * Hoạt động 3: Thực hành.(17’) _ Các nhóm tiến hành thực hành, _ quan sát và trả lời và ghi vào bảng mẫu. _ Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài thu hoạch sau giờ thực hành của các nhóm quan sát của nhóm mình. _ Các nhóm tiến hành. _ Các nhóm trả lời vào bảng. _ Học sinh nộp bài thu hoạch. III. Thực hành: TT Tên thuốc Đặc điểm vắc xin (dạng vắc xin, màu sắc) Đối tượng dùng Phòng bệnh Cách dùng: nơi tiêm, chích, nhỏ, liều dùng Thời gian miễn dịch 1 2 3 4 5 6 4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: (3 phút) Yêu cầu học sinh cho biết cách nhận biết và cách sử dụng các loại vắc xin. 5. Nhận xét- dặn dò: (2 phút) _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. _ Dặn dò: về nhà xem lại các bước thực hành và chuẩn bị bài ôn tập. IV/Rút kinh nghiệm Tieát43 Ngaøy soaïn :17/03/2010 Tuaàn 31 Ngaøy giaûng:31/03/2010 GV:Nguyeãn Thanh Thuaän PHẦN 4:THỦY SẢN CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN BÀI 49 . VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : _ Hiểu được vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội. _ Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản. 2. Kỹ năng : Quan sát , phân tích , trao đổi nhóm . 3 . Thái độ : Có ý thức trong việc nuôi thủy sản và coi trọng phát triển ngành nuôi thủy sản. II.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : _ Hình 75 SGK phóng to. _ Bảng con , phiếu học tập 2.Học sinh : Xem trước bài 49. .phương pháp : Quan sát , đàm thoại , thảo luận nhóm (cần hoạt động nhóm mục I) IV.Tiến Trình Lên Lớp : 1.Ổn định tổ chức lớp .(1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ .(5 phút) _ Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để được công nhận là giống vật nuôi. _ Vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài mới : (2 phút) Nuôi thủy sản ở nước ta đang trên đà phát triển, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản, chúng ta hãy vào bài mới. b.Vào bài mới : * Hoạt động 1: Vai trò của nuôi thủy sản Hoaït ñoäng cuûa Thaày Hoaït ñoäng cuûa Troø Kieán thöùc caàn ñaït _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK _ Treo tranh _ Giáo viên hỏi : + Nuôi thuỷ sản là nuôi những con vật gì ? + Nhìn vào hình a , cho biết hình này nói lên điều gì? + Nhà em thường dùng những món ăn nào ngoài những món này? + Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thuỷ sản là gì? + Hình b nói lên điều gì? + Những loại thuỷ sản nào có thể xuất khẩu được? + Vai trò thứ 2 của nuôi thuỷ sản là gì? + Hình c nói lên điều gì? + Người ta thường thả cá vào trong lu để làm gì? + Vai trò thứ 3 của nuôi thuỷ sản là gì? + Bột cá tôm dùng để làm gì? + Bột cá tôm cung cấp chất gì? + Ở địa phương em có nuôi những loài thủy sản nào? + Tại sao người ta không nuôi cá linh ,cá chốt ? _ Giáo viên tiểu kết ghi bảng. Thủy sản là một mắt xích trong mô hình VAC,RVAC Hạn chế sự nhiễm bẩn của môi trường ,là một mắt xích trong chu kì chuyển hóa vật chất và năng lượng hoàn chỉnh trong hệ sinh thái ,ao hồ . _ Học sinh đọc bài và trả lời . _ Học sinh quan sát . _ Học sinh trả lời: à Là nuôi những loài cá nước ngọt, cá nước lợ, nước mặn, ba ba, ếch, tôm, cua và một số loài thủy sản khác. à Các đĩa đựng tôm , cá và các sản phẩm thủy sản khác làm thức ăn . à Học sinh kể ra . à Cung cấp thực phẩm cho con người. à Xuất khẩu thủy sản . à Như: cá ba sa, tôm đông lạnh à Xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài. à Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ làm sạch môi trường nước. à Ăn lăng quăng, làm sạch nước trong lu. à Làm sạch môi trường nước. à Làm thức ăn cho gia súc gia cầm. à Chất đạm (50% prôtêin) à Học sinh kể ra. à Vì thu nhập thấp và dễ mắc bệnh. _ Học sinh ghi bài. .Vai trò của nuôi thuỷ sản . Có 4 vai trò : _ Cung cấp thực phẩm cho con người. _ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu. _ Làm sạch môi trường nước. _ Cung cấp thức ăn chongành chăn nuôi . * Hoạt động 2 :Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta . _ Yêu cầu học sinh đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi: + Muốn nuôi thủy sản cần có những điều kiện gì? + Tại sao phải khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống nuôi? + Cần chọn giống nuôi như thế nào? + Tại sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi nuôi thủy sản? + Muốn chăn nuôi thủy sản có hiệu quả ta cần phải làm gì? _ Giáo viên hỏi: + Hiện nay người ta nuôi loài thủy sản nào nhiều nhất? + Vậy nhiệm vụ thứ nhất của nuôi thủy sản là gì? _ Giáo viên tiểu kết ghi bảng. _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II. 2 SGK và trả lời câu hỏi . + Cho biết vai trò quan trọng của thủy sản đối với con người? + Thủy sản tươi là thế nào? + Thủy sản khi cung cấp cho tiêu thụ phải như thế nào? + Cung cấp thực phẩm tươi sạch nhằm mục đích gì? + Nhiệm vụ thứ 2 của nuôi thủy sản là gì? _ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức. _ Yêu cầu học sinh đọc mục II.3 SGK và cho biết: + Để phát triển toàn diện ngành nuôi thủy sản cần phải làm gì? _ Giáo viên bổ sung. Đó là nhiệm vụ thứ 3. _ Giáo viên yêu cầu học sinh lặp lại 3 nhiệm vụ của nuôi thủy sản. _ Giáo viên nhận xét, tiểu kết ghi bảng. à Các điều kiện: + Diện tích mặt nước. + Giống nuôi. à Tạo ra nhiều sản phẩm thuỷ sản. à Chọn giống có giá trị xuất khẩu cao à Phần lớn nước ta là đồng bằng và có khí hậu thích hợp. Nước ta lại có nhiều sông, ngòi, ao hồ và giáp với biển à Bằng cách: _ Tăng diện tích nuôi thuỷ sản _ Thuần hoá các giống mới năng suất cao. à Như : cá da trơn, tôm sú, ba ba, cá sấu à Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi . _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh đọc và trả lời: à Cung cấp 40 – 50% lượng thực phẩm cho xã hội. à Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế biến ngay để làm thực phẩm à Cần cung cấp thực phẩm tươi, sạch không nhiễm bệnh, không nhiễm độc . à Nhằm đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh cộng đồng à Cung cấp thực phẩm tươi sạch. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh đọc và trả lời: à Cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh _ Học sinh lắng nghe. à Nuôi thủy sản có 3 nhiệm vụ: + Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi . + Cung cấp thực phẩm tươi sạch . + Ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi thủy sản. _ Học sinh ghi bài . II.Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta: Có 3 nhiệm vụ chính _ Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi _ Cung cấp thực phẩm tươi sạch . _ Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản . 4.Củng cố: (3 phút) Tóm tắt lại nội dung chính của bài 5.Kiểm tra , đánh giá : (5 phút) Hoàn thiện 2 sơ đồ . a.Sơ đồ 1: Vai trò của nuôi thủy sản (4) (3) (2) (1) b.Sơ đồ 2 : Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản (3) (2) (1) Đáp án: Sơ đồ 1: (1): Cung cấp thực phẩm (2): Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu (3): Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi (4): Làm sạch môi trường nước Sơ đồ 2: (1): Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống nuôi. (2): Cung cấp thực phẩm tươi sạch (3): Ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nuôi thủy sản 6.Nhận xét , dặn dò : (2 phút) _ Nhận xét thái độ học tập của học sinh _ Dặn dò : học bài , trả lời câu hỏi cuối bài , xem trước bài 50.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_31_nguyen_thanh_thuan.doc