I . Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được một số loại phân bón thông thường.
2. Kỹnăng:
- Thực hiện được các thao tác theo qui trình
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết
3. Thái độ:
- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Tranh vẽ quy trình phóng to
- Một số loại phân hoá học: Đạm, lân, kali, vôi.ống nghiệm, đèn cồn, kẹp, bật lửa, than
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, chuẩn bị phiếu học tập trang 19
- Chuẩn bị một số loại phân bón
III.Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 7a 1 .7a 2
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân bón là gì ? Tác dụng của phân bón?
3 . Bài mới :
* Mở bài: Phân bón có vai trò rất lớn đối với ngành trồng trọt, trong đó phân hoá học có tác dụng nhanh nên người ta thường dùng để bón thúc cho cây. Tuy nhiên, khi chúng ta bón nhầm phân thì sẽ có hậu quả rất xấu. Vậy chúng ta phải nhận biết bằng cách nào khi phân bị mất nhãn mác. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em nắm vững vấn đề này.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Liêng Jrang Ha Chú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Ngày Soạn :16/09/2010
Tiết: 11 Ngày dạy:
THỰC HÀNH : NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC
VÀ NHÃN HIỆU THUỐC TRỪ SÂU BỆNH HAI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhận biết và phân biệt được một số loại thuốc( dạng bột, bột thấm nước hay sữa) và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, đọc và phân biệt nhãn thuốc( tên thuốc, độ độc)
3. Thái độ:
- Có thái độ đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm các mẫu thuốc trừ sâu, bệnh ở dạng hạt, bột hoà tan, bột thấm nước hoặc sữa
- Tranh vẽ về các nhãn hiệu thuốc và độ dộc của thuốc
2. Học sinh:
- Sưu tầm nột số nhãn thuốc đã sử dụng ở gia đình và địa phương
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 7a 17a 2..
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV kiểm tra 1 vài em bất kì và cho điểm
3 . Bài mới:
*Mở bài: Ở bài 13, chúng ta đã biết phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp hoá học có hiệu quả nhanh. Nhưng ngược lại các thuốc hoá học trừ sâu có độc tính rất cao và dễ gây ngộ độc. Vậy để phát huy được ưu điểm và hạn chế bớt nhược điểm của thuốc hoá học ta cần nhận biết được các loại thuốc và độc tính của nó để có biện pháp sử dụng thích hợp. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta điều này.
* Phát triển bài:
Ghi bảng
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Yêu cầu
- Nhận biết được 1 số loại thuốc và nhãn thuốc trừ sâu, bệnh
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
Các nhãn thuốc và các dạng thuốc
III. Quy trình thực hành
1. Hướng dẫn
a. Nhận biết một số nhãn hiệu thuốc
* Phân biệt độ độc
- Nhóm 1:” Rất độc”, “nguy hiểm”
- Nhóm 2:” Độc cao”
- Nhóm 3: “cẩn thận”
* Tên thuốc =tên sản phẩm, lượng chất tác dụng, dạng thuốc
b. Quan sát 1 số dạng thuốc
2. HS thực hành
Hỏi: Yêu cầu cần đạt được của bài thực hành này là gì?
Đối với các loại thuốc hoá học có đọc tính cao như vậy khi sử dụng cần phải như thế nào?
GV nhấn mạnh các yêu câu cần đạt được
Hỏi: Yêu cầu cần đạt được của bài thực hành này là gì?
Đối với các loại thuốc hoá học có đọc tính cao như vậy khi sử dụng cần phải như thế nào?
GV nhấn mạnh các yêu câu cần đạt được
Hỏi: Để đạt được yêu cầu trên cần chuẩn bị những gì?
GV chia lớp làm 4 nhóm, và kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo nhóm
Quy trình thực hành gồm những công việc nào?
GV: Để biết được nhãn thuốc đó thuộc loại nào ta phải phân biệt độ độc và tên thuốc
Theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác cho biết thuốc chia làm mấy nhóm độc? Quan sát H T34 SGK phóng to, nêu đặc điểm của từng nhóm?
Tên thuốc bao gồm những gì?
GV giải thích cho HS qua VD về Padan 95 SP
Hãy đọc tên thuốc ở H. 24?
Ngoài tên thuốc, trên nhãn còn ghi gì khác nữa?
Có những dạng thuốc nào? Nêu đặc điểm nhận dạng?
GV: Mỗi HS phải nhận biết 1 nhãn thuốc và 1-2 dạng thuốc
GV theo dõi nhắc nhở HS thực hành theo đúng quy trình và ghi chép cẩn thận nay đủ
HS trả lời
HS: Phải cẩn thận, khoa học, tránh gây ô nhiễm môi trường
HS: Thuốc dạng bột, hạt, sữa, nhũ dầu và các nhãn hiệu thuốc
HS đặt hết tất cả dụng cụ lên bàn cho GV kiểm tra
HS: Nhân biết nhãn hiệu và quan sát 1 số loại thuốc
HS:3 nhóm
- Nhóm 1:” Rất độc”, “nguy hiểm”, đầu lâu xương chéo trong hình thoi màu đen trên nền trắng có vạch đỏ ở dưới cùng
- Nhóm 2:” Độc cao”, chử thập màu đen trong hình thoi, nền màu trắng
- Nhóm 3: “cẩn thận”, hình thoi, có vạch rời, dưới cùng có vạch màu xanh
HS:Thuốc trừ sâu VICARP-95% chất tác dụng, thuốc dạng bột hòa nước
HS: Công dụng, cách sử dụng, thể tích, khối lượng
HS: có 5 dạng thuốc
HS hội ý các bước tiến hành theo bàn trong 5’
HS làm việc cá nhân nhận biết nhãn thuốc và nhận dạng loại thuốc
4. Đánh giá:
- GV thu tất cả bài thực hành cả lớp, sửa sai 1-2 bài và chấm điểm theo thang điểm sau:
Tiêu chẩn cho điểm
Kết quả đúng
7 đ
Đảm bảo an toàn lao động
1 đ
Chuẩn bị
1đ
Ý thức học tập
1đ
- Nhận xét chung: chuẩn bị của HS, Thái độ trong giờ thực hành, kết quả thực hành.
5. Dặn dò:
- Về nhà tìm đọc thêm các nhãn thuốc khác
- Soạn trước bài: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
6.Rút kinh nghiệm:
..
Tuần: 6 Ngày Soạn :18/09/2010
Tiết: 12 Ngày dạy:
BÀI 8 : THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ
LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG
I . Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được một số loại phân bón thông thường.
2. Kỹnăng:
- Thực hiện được các thao tác theo qui trình
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết
3. Thái độ:
- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Tranh vẽ quy trình phóng to
- Một số loại phân hoá học: Đạm, lân, kali, vôi...ống nghiệm, đèn cồn, kẹp, bật lửa, than
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, chuẩn bị phiếu học tập trang 19
- Chuẩn bị một số loại phân bón
III.Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 7a 1.7a 2
Kiểm tra bài cũ:
- Phân bón là gì ? Tác dụng của phân bón?
3 . Bài mới :
* Mở bài: Phân bón có vai trò rất lớn đối với ngành trồng trọt, trong đó phân hoá học có tác dụng nhanh nên người ta thường dùng để bón thúc cho cây. Tuy nhiên, khi chúng ta bón nhầm phân thì sẽ có hậu quả rất xấu. Vậy chúng ta phải nhận biết bằng cách nào khi phân bị mất nhãn mác. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em nắm vững vấn đề này.
* Phát triển bài:
Ghi bảng
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Yêu cầu bài thực hành
Nhận biết một số loại phân bón hóa học thường dùng trong nông nghiệp
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị
- Các loại phân hoá học
- Ống nghiệm, đèn cồn, than củi, kẹp gắp than, thìa nhỏ, bật lửa, nước sạch
III. Quy trình thực hành
1. Hướng dẫn
Quy trình gồm 3 công đoạn.
* Phân biệt nhóm phân hoà tan và nhóm ít hoăc không hoà tan
(sgk)
* Phân biệt trong nhóm phân hoà tan(gsk)
* phân biệt trong nhóm phân ít hoăc không hoà tan
2. Học sinh tự thực hành
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin 4 dòng đầu sgk
Vậy mục tiêu bài thực hành này là gì?
Dựa vào tính chất nào để phân biệt các loại phân hoá học?
Gv nhắc nhở HS không rây đổ phân ra bàn ghế, áo quần, cần cẩn thận khi sử dụng đèn cồn.
Hỏi: Để đạt được yêu cầu trên chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Gv yêu cầu HS đưa dụng cụ để kiểm tra
GV kiểm tra từng nhóm đã được phân công mang các dụng cụ cần thiết để thực hành.
GV yêu cầu HS quan sát quy trình SGK
Hỏi: Quy trình thực hành được Phân làm mấy công đoạn / đó là công đoạn nào?
Phân biệt nhóm phân hòa tan và , ít hoặc không hòa tan được tiến hành ntn?
GV làm mẫu
Nêu các bước phân biệt trong nhóm phân hoà tan?
Gv làm mẫu
GV gọi 1 HS đọc cách tiến hành sgk
Gv nhắc nhở HS giữ trật tự và thật cẩn thận khi thực hành
HS đọc
- Dựa vào độ hoà tan, màu sắc, mùi vị
- Hs nhắc lại mục tiêu nghi vào vở
HS:-các loại phân bón
-Ống nghiệm, đèn cồn, than củi, kẹp gắp than, thìa nhỏ, bật lửa, nước sạch.
HS đặt dụng cụ lên bàn để GV kiểm tra
HS quan sát
HS: 3 công đoạn
B1 . Lấy 1 lượng phân bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm
+ cho 10 ml nước và dùng kẹp lắc ống nhiệm trong vòng 1- 2’ quan sát phản ứng
HS quan sát: Gồm 2 bước
+ đốt than củi nóng đỏ
+ Lấy một ít phân ắc lên than củi nóng đỏ để xác định mùi
HS quan sát
HS Đọc
Hs ngồi theo nhóm, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên thực hiện các thao tác thực hành theo quy trình
Mẫu phân
Có hòa tan không
Đốt trên than củi có mùi khai không
Màu sắc
Loại phân gì
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Tiêu chẩn cho điểm
Kết quả đúng
4 đ
Đảm bảo an toàn lao động
2 đ
Chuẩn bị
2đ
Ý thức học tập
2đ
4. Đánh giá
GV thu bài thu hoạch của các nhóm
Giáo viên nhận xét về ý thức trong giờ học và kết quả thực hành. Chấm điểm theo parem điểm cho từng nhóm
5 Dặn dò : Tìm hiểu trước bài 9
6.Rút kinh nghiệm:
..
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_6_lieng_jrang_ha_chu.doc