A. PHẦN CHUẨN BỊ.
I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
- Có hứng thú, ham thích tìm từ kỹ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP.
I. Kiểm tra bài cũ.(5)
1.Câu hỏi.
Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?
2. Đáp án:
Trong máy cần phải có truyền chuyển động vì:
Động cơ và bộ phận công tác thường đặt xa nhau.
Tốc độ của các bộ phận thường khác nhau.
Cần truyền động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau.
II. Dạy bài mới.
- (2) Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng: Cơ cấu tay quay - con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 26: Biến đổi chuyển động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11
30
11
27
Ngày soạn: / /2006 Ngày dạy: : / /2006
Tiết 26: Biến đổi chuyển động
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu.
Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động.
Có hứng thú, ham thích tìm từ kỹ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
B. Các hoạt động dạy học trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ.(5’)
1.Câu hỏi.
Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?
2. Đáp án:
Trong máy cần phải có truyền chuyển động vì:
Động cơ và bộ phận công tác thường đặt xa nhau.
Tốc độ của các bộ phận thường khác nhau.
Cần truyền động từ một động cơ đến nhiều bộ phận khác nhau.
II. Dạy bài mới.
(2’) Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng: Cơ cấu tay quay - con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
G
Cho học sinh quan sát hình 30.1 sách giáo khoa và mô hình.
1. Tại sao cần biến đổi chuyển động (10’)
?
Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?
Nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động.
Chuyển động của bàn đạp là chuyển động lắc.
Chuyển động của thanh truyền là chuyển động lên xuống.
Chuyển động của vô lăng là chuyển động quay tròn.
Chuyển động của kim máy là chuyển động lên xuống.
G
Các chuyển động trên đều bắt nguồn từ một chuyển động ban đầu đó là chuyển động bập bênh.
* Kết luận: Vậy trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
2. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động (26’)
G
Cho học sinh quan sát hình 30.2 SGK
?
Hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay - Thanh lắc?
* Cấu tạo: Tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.
?
Khi tay quay quay đều con trượt sẽ chuyển động như thế nào?
- Chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ.
* Nguyên lí làm việc.
Khi tay quay 1 quay quanh trục A đầu B của thành truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
?
Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết?
* ứng dụng: (SGK)
b) Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
G
Cho học sinh quan sát hình 30.4 sách giáo khoa và mô hình cơ cấu tay quay.
?
Cơ cấu tay quay gồm mấy chi tiết?
* Cấu tạo.
Gồm 4 chi tiết: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. Chúng được nối với nhau bởi các khớp quay.
?
Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD sẽ chuyển động như thế nào?
- Thanh CD sẽ lắc đi lắc lại.
* Nguyên lí làm việc.
Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.
?
Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động của tay quay không?
- Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động của tay quay
?
Nêu ứng dụng của cơ cấu này?
* ứng dụng: (SGK)
III. Hướng dẫn học ở nhà.(2’)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị dụng cụ thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_26_bien_doi_chuyen_dong.doc