Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 37-59

I. I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:

- Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người

- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống

- Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống.

II. Chuẩn bị.

- GV: Tranh các nguyên nhân gây ra tai nạn điện, kìm điện, tua vít điện, bút thử điện.

- HS : Đọc trước bài học ở nhà.

III. Lên lớp

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ

? Chức năng của nhà máy điện là gì?Đường dây dẫn điện có chức năng gì?

" Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?Lấy ví dụ thực tế trong gia đình và địa phương em?

3. Bài mới.

GV giới thiệu bài: Từ xa xưa khi chưa có điện, con người đã bị chết do dòng điện sét. Ngày nay, khi con người sản xuất ra điện, dòng điện cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đó? Đó là nội dung của bài học ngày hôm nay: “An toàn điện”.

 

doc60 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 37-59, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Phần III - Kỹ thuật điện Tiết 37 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng. - Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. - Có ý thức giữ gìn và tiết kiệm điện năng. II. Chuẩn bị. - GV: Mẫu vật máy phát điện (Diamô xe đạp, máy phát điện quay tay), H32.1, H32.2 SGK phóng to. - HS: Đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống tại địa phương. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới. HĐ1: Tìm hiểu khái niệm điện năng, sản xuất điện năng. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung GV cho HS đọc thông tin trong SGK (điện năng là gì?) ? Theo em điện năng là gì? - GV đưa ra các dạng năng lượng: Nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử ? Con người đã sử dụng các loại năng lượng cho các hoạt động của mình như thế nào? Cho ví dụ. (gợi ý: Nhà máy thuỷ điện Thác Bà người ta biến năng lượng của nước thành điện năng) - GV bổ xung: Tất cả các năng lượng mà chúng ta đã biết con người đã khai thác và biến đổi thành điện năng để phục vụ cho mình. - GV giới thiệu trong chương trình lớp 8 thì học có nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử. - GV cho HS trực quan H32.1 SGK ? Em hãy tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện? - GV cho HS trực quan H32.2 SGK. ? Em hãy tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của nhà máy thuỷ điện. - GV giới thiệu quy trình sản xuất điện trong nhà máy điện nguyên tử cho HS tiếp thu. ? Như chúng ta thấy ngoài các năng lượng trên con người còn dùng năng lượng nào để sản xuất điện năng? - HS đọc thông tin trong SGK. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS trực quan, tìm hiểu. - HS: Để chế tạo ra điện năng. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trực quan H32.1 - HS tóm tắt quy trình theo sơ đồ. - HS trực quan H32.2 - HS tóm tắt quy trình theo sơ đồ. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời: năng lượng mặt trời, gió, sóng biển I. Điện năng. 1. Điện năng là gì? - Điện năng là năng lượng (công) của dòng điện. 2. Sản xuất điện năng. a. Nhà máy nhiệt điện: - Nhiệt năng của than đốt (đun nóng nước)-> Hơi nước (làm quay) -> Tua bin (làm quay) -> Máy phát điện (Phát) -> Điện năng. b. Nhà máy thuỷ điện - Thủy năng của nước (làm quay) -> Tua bin (làm quay) -> Máy phát điện (Phát) -> Điện năng. c. Nhà máy điện nguyên tử. - Năng lượng phóng xạ của nguyên tử (đun nóng nước)-> Hơi nước (làm quay) -> Tua bin (làm quay) -> Máy phát điện (Phát) -> Điện năng. HĐ2: Tìm hiểu cách truyền tải điện năng. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ? Các nhà máy điện thường được xây dựng ở đâu? ? Điện năng được truyền tải đến nơi sử dụng điện như bằng phương tiện gì? ? Cấu tạo của đường dây truyền tải gồm các phần tử gì? - HS trả lời: nơi có nhiều năng lượng và có đủ điều kiện để sản xuất ra điện năng. - HS: Được truyền tải bằng các đường dây dẫn điện. (cao áp, hạ áp). - HS: Dây dẫn điện, cột điện, sứ cách điện. 3. Truyền tải điện năng. - Để truyền tải điện năng người ta dùng hệ thống đường dây truyền tải điện. + Từ nhà máy đến khu CN: người ta dùng đường dây truyền tải cao áp. + Để đưa điện đến khu dân cư người ta dùng dây truyền tải hạ áp. HĐ3: Tìm hiểu vai trò của điện năng. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV nêu và giải thích hiện nay điện năng có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. (sản xuất và đời sống). ? Em hãy nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong sản xuất và đời sống? - GV nhận xét, giải thích và tổng kết cho HS ghi chép vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tìm ví dụ điền vào chỗ trong SGK. - HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép II. Vai trò của điện năng. - Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị trong sản xuất và đời sống. - Nhờ có điện năng mà quá trình sản xuất được tự động hoá, cuộc sống con người đầy đủ tiện nghi, văn minh hơn. IV. Củng cố - luyện tập. ? Chức năng của nhà máy điện, đường dây dẫn điện là gì? ? Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống? Hãy lấy ví dụ ở gia đình hoặc ở địa phương em. V. Hướng dẫn về nhà. - Tìm hiểu các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện. VI. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: Ngày giảng: Chương Vi - An Toàn điện Tiết 38 An toàn điện I. I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người - Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống - Có ý thức thực hiện an toàn điện trong sản xuất và đời sống. II. Chuẩn bị. - GV: Tranh các nguyên nhân gây ra tai nạn điện, kìm điện, tua vít điện, bút thử điện... - HS : Đọc trước bài học ở nhà. III. Lên lớp 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ ? Chức năng của nhà máy điện là gì?Đường dây dẫn điện có chức năng gì? " Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?Lấy ví dụ thực tế trong gia đình và địa phương em? 3. Bài mới. GV giới thiệu bài: Từ xa xưa khi chưa có điện, con người đã bị chết do dòng điện sét. Ngày nay, khi con người sản xuất ra điện, dòng điện cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đó? Đó là nội dung của bài học ngày hôm nay: “An toàn điện”. HĐ 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung GV cho HS quan sát tranh về các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện ? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? GV kết luận Yêu cầu HS quan sát hình 33.1 điền chữ a, b, c vào chỗ trống cho thích hợp GV gọi 1 -2 HS trả lời và GV nhận xét bổ xung và đưa ra kết luận GV phổ biến nghị đinh 54CP/1999/ NĐ - CP cho HS được biết HS quan sát tranh HS trả lời như SGK HS ghi các kết luận vào vở HS làm bài - HS lắng nghe, tiếp thu I. Vì sao xảy ra tai nạn điện Gồm 3 nguyên nhân: - Do trạm trực tiếp vào vật mang điện - Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. - Do đến gần dây điện bị đứt rơi xuống đất. HĐ 2: Tìm hiểu về một số biện pháp an toàn điện HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Cho HS quan sát H33.4, - GV giải thích từng hình trong hình 33.4 cho HS - GV yêu cầu HS điền chữ a, b, c cho đúng vào chỗ trống. * GV nhận xét đưa ra kết luận Gọi 1 HS đọc phần II. 2 ? Em hãy cho biết nguyên tắc khi sửa chữa điện? GV kết luận ? Có những biện pháp cắt nguồn điện nào? ? Em hãy kể tên một số dụng cụ bảo vệ điện mà em biết? GV dùng vật mẫu gồm kìm điện , bút thử điện, tua vít cho HS quan sát và giải thích tính năng và công dụng của thiết bị HS quan sát và lắng nghe HS làm bài theo hình thức cá nhân HS ghi các kết luận vào vở HS trả lời: Cắt nguồn điện và dùng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép HS có thể trả lời: rút cầu chì, phích điện, cắt cầu dao hay áp tô mát... HS có thể trả lời: ủng cao su, thảm cao su, kìm điện, tua vít điện... - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. II. Một số biện pháp an toàn điện 1. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện. - Cách điện dây dẫn điện - Kiểm tra cách điện của các đồ dùng điện - Thực hiện nối đất các thiết bị có vỏ bằng kim loại. - Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp 2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện - Cắt nguồn điện - Dùng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện IV. Củng cố - luyện tập Gọi 1 - 2 HS đọc ghi nhớ ? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? ? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc nào? V. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập Tr.120 SGK - Chuẩn bị: Mẫu báo cáo thực hành như trang 123. VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 39 Thực hành Dụng cụ bảo vệ an toàn điện I.Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. - Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện. - Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện. II. Chuẩn bị. - GV: Vật liệu mẫu cho các nhóm: Giá cách điện (bàn gỗ), găng tay cao su, kìm điện, tua vít có chuôi bọc cách điện. - HS: Chuẩn bị báo cáo thực hành như mục III SGK. III. Lên lớp 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? ? Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc nào? 3. Bài mới. HĐ1: Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò I. Các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. + Nhận biết vật liệu cách điện: thuỷ tinh, nhựa êbônít, sứ, Mika... +ý nghĩa của số liệu kĩ thuật: cho biết điện áp an toàn khi sử dụng các dụng cụ đó. + Công dụng của các dụng cụ: cách li dòng điện với người sử dụng dụng cụ. - Giáo viên phát dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu học sinh các nhóm làm việc theo yêu cầu sau: + Quan sát hiểu được yêu cầu, nội dung báo cáo thực hành về tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. + Quan sát, thảo luận, bổ sung kiến thức trong nhóm và điền kết quả vào báo cáo thực hành. GV gợi ý cho học sinh trả lời và đi đến kết luận: Học sinh tiến hành thực hành theo yêu cầu của giáo viên. Điền các nội dung sau khi đã đi đến thống nhất vào báo cáo thực hành. Học sinh ghi các kết luận vào vở. HĐ 2 :Tìm hiểu cấu tạo và sử dụng bút thử điện Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò II. Tìm hiểu bút thử điện: - Cấu tạo gồm các bộ phận: + Đầu bút thử điện được gắn liền với thân bút. + Điện trở làm giảm dòng điện. + Đèn báo. + Lò xo: để làm tăng tiếp xúc giữa điện trở và đèn báo và các bộ phận kim loại. + Nắp bút + Kẹp kim loại. - GV cho HS quan sát bút thử điện, yêu cầu HS mô tả cấu tạo cảu bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận - GV đi đến kết luận. * GV hướng dẫn học sinh quy trình tháo bút thử điện, cách để thứ tự từng bộ phận để khi lắp vào khỏi thiếu và nhanh chóng. - GV gọi mỗi nhóm 1 học sinh lên bảng chỉ và nêu tên từng bộ phận của bút thử điện - GV yêu cầu học sinh lắp lại bút thử điện để sử dụng. - GV kiểm tra bút thử điện đã được lắp lại và sử dụng bút thử điện để làm mẫu cách kiểm tra điện, sau đó cho học sinh thực hành theo các yêu cầu sau: + Phân biệt một thiết bị rò điện và thiết bị không rò điện bằng bút thử điện. + Thử chỗ hở của dây các điện + Xác định dây pha của mạch điện * Trong qua trình học sinh thực hành giáo viên giám sát kĩ càng đảm bảo an toàn điện. HS mô tả cấu tạo bút thử điện như SGK. Học sinh ghi cấu tạo của bút thử điện vào vở. Học sinh chú ý quan sát GV thao bút thử điện. Học sinh được chỉ định lên bảng làm theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh thực hành theo yêu cầu của giáo viên IV. Củng cố- luyện tập - GV yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, nộp báo cáo thực hành, vệ sinh lớp học - Đưa ra nhận xét về các bước thực hiện của các nhóm, đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm. ? Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho người sử dụng? V. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị các dụng cụ như phần chuẩn bị bài 35 SGK (theo nhóm) VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 40 Thực hành cứu người bị tai nạn điện I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Biết cách tách nạn tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn. - Sơ cứu nạn nhân kịp thời và đúng phương pháp. - Có ý thức nghiêm túc trong khi học tập. II. Chuẩn bị. - GV: Tranh vẽ người bị điện giật và cách giải thoát. - HS: Sào tre, gậy gỗ khô, ván gỗ, chiếu (mỗi nhóm một bộ). Mẫu báo cáo thực hành như trang 127SGK. III. Lên lóp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? 3. Bài mới. Giới thiệu bài: Khi có người bị tai nạn điện, phải nhanh chóng cứu chữa ngay, không lãng phí thời gian vào việc xác định người đó sống hay chết. Sự thành công của việc sơ cứu phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách của người cứu. Đó chính là nội dung của bài thực hành ngày hôm nay: “Cứu chữa người bị tai nạn điện”. HĐ1: Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò 1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Tình huống 1: Rút phích cắm điện (nắp cầu chì) hoặc áp tô mát. Tình huống 2: Đứng trên ván khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân GV cho HS làm quen với 2 tình huống được đề cập trong SGK khi cứu người bị tai nạn điện. Sau đó cho các nhóm thảo luận để chọn cách xử lý đúng nhất. * GV kết hợp cùng với một HS tiến hành làm mẫu tình huống số 1 (HS đóng người bị nạn, GV là người cứu) - GV gọi 1 HS nhóm bất kì lên thực hiện lại. - GV tiến hành cho HS thực hành 2 tình huống đã cho ? Nếu người bị điện giật mà đang ở trên cao để sửa chữa điện ta làm ntn? HS chú ý vào SGK Các nhóm thảo luận tìm ra ý đúng nhất. HS chú ý quan sát HS được chỉ định lên bảng thực hiện. HS thực hành - HS hoạt động nhóm trả lời. (trước khi ngắt điện phải có người đỡ người bị nạn) HĐ2: Thực hành sơ cứu nạn nhân Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò 2. Sơ cứu nạn nhân - GV tiến hành hướng dẫn HS cách thực hiện 2 phương pháp sơ cứu qua tranh vẽ. - GV tiến hành cho HS các nhóm thực hành 2 phương pháp sơ cứu. HS lắng nghe và chú ý quan sát tranh. Các nhóm thực hiện theo các phương pháp sơ cứu đã được hướng dẫn IV. Củng cố - luyện tập - GV yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, nộp báo cáo thực hành, vệ sinh lớp học, đưa ra nhận xét về các bước thực hiện của các nhóm, đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm. V. Hướng dẫn về nhà Đọc trước bài số 36 SGK VI. Rút kinh nghiệm: --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 41 Vật liệu kĩ thuật điện I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:. Nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện. II. Chuẩn bị. - GV: Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện, các mẫu vật về dây điện, các thiết bị điện và đồ dùng điện gia đình, máy biến áp, chuông điện. III. Lên lớp. 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Bài mới. Giới thiệu bài: GV đưa tranh vẽ các đồ dùng điện sau đó giới thiệu: Trong đời sống, các đồ dùng điện gia đình, các thiết bị điện, các dùng cụ bảo vệ an toàn điện... đều làm bằng vật liệu kĩ thuật điện. Vậy vật liệu kĩ thuật điện là gì? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài: “Vật liệu kĩ thuật điện”. HĐ 1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện HĐ của thầy HĐ của của trò Nội dung Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật, GV chỉ rõ các phần tử dẫn điện và khẳng định vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện. GV đặt câu hỏi: ? Đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện là gì? - GV nhận xét và kết luận. - GV cho HS quan sát hình 36.1 SGK và đặt câu hỏi: ? Quan sát hình 36.1 em hãy nêu tên các phần tử dẫn điện - GV chốt lại: Vật liệu dẫn điện thường ở 3 thể rắn (kim loại), lỏng (nước, dung dịch điện phân), khí (hơi thuỷ ngân). HS chú ý lắng nghe, ghi chép HS trả lời theo gợi ý SGK - HS quan sát hình vẽ HS có thể trả lời: + 2 lỗi dây dẫn điện. + 2 lỗ lấy điện. + 2 chốt phích cắm điện. HS chú ý lắng nghe I. Vật liệu dẫn điện. - KN: Vật liệu cho dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện - Đặc tính của vật liệu dẫn điện là dẫn điện tốt vì có điện trở suất nhỏ (khoảng 10-6 đến 10-8 m, càng nhỏ dẫn điện càng tốt. - Công dụng: dùng làm các thiết bị điện và dây dẫn điện HĐ 2: Tìm hiểu vật liệu cách điện HĐ của thầy HĐ của của trò Nội dung - GV đưa tranh vẽ và vật mẫu chỉ rõ các phần tử cách điện để rút ra khái niệm vật liệu cách điện. ?Đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì? GV nhận xét và kết luận. GV đưa ra ví dụ dựa vào hình vẽ 36.1 - Vỏ dây điện dùng để cách li 2 lõi dây dẫn điện với nhau và cách li với bên ngoài. Thân phích cắm điện dùng để cách li 2 chốt của phích cắm điện và cách li với bên ngoài. ? Trong thực tế vật liệu cách điện có mấy thể? HS chú ý lắng nghe, ghi khái niệm vào vở. HS trả lời theo gợi ý SGK HS ghi các kết luận của GV vào vở. HS có thể trả lời: có 3 thể: + Thể khí: không khí, khí trơ... + Thể lỏng: dầu biến thế, dầu cáp điện... + Thể đông đặc (rắn): thuỷ tinh, sứ... II. Vật liệu cách điện - KN: Vật liệu không cho dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu cách điện. - Đặc tính của vật liệu cách điện là cách điện tốt vì có điện trở suất lớn (khoảng 108 đến 1013 m, càng lớn cách điện càng tốt. - Công dụng: Dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử (bộ phận) cách điện của các thiết bị. HĐ 3: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ HĐ của thầy HĐ của của trò Nội dung Cho học sinh quan sát tranh và mẫu vật máy biến áp, chuông điện sau đó đặt câu hỏi: ? Ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây dẫn điện, lõi thép còn có tác dụng gì? - Giáo viên kết luận về đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn từ. - HS quan sát, tiếp thu HS có thể trả lời: nhờ có dòng điện nên lõi thép sinh ra từ trường. Vậy tác dụng của lõi thép là dùng để dẫn từ. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. III. Vật liệu dẫn từ Đặc tính: dẫn từ tốt. Công dụng: + Thép kĩ thuật điện dùng để làm lõi dẫn từ của nam châm điện, máy biến áp... + Anico dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu. + Ferít dùng để làm ăng ten.. + Pecmaloi dùng làm lõi máy biến áp... dùng trong quốc phòng. IV. Củng cố - luyện tập Hường dẫn HS điền vào bảng 36.1 Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ, 3 HS trả lời các câu hỏi cuối bài. V. Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn HS đọc trước và chuẩn bị trước bài 37 SGK VI. Rút kinh nghiệm: . --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 42 Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng điện và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện. - Hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng. - Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật II. Chuẩn bị. - GV: Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình, các nhãn hiệu đồ dùng điện. - HS: Tìm hiểu các số liệu trên các đồ dùng điện ở gia đình. III. Lên lớp. 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện? 3. Bài mới. Giới thiệu bài: Hiện nay cũng như trong tương lai, đồ dùng điện đã và đang trở thành thiết bị không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Để hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng điện và chức năng, số liệu kĩ thuật của mỗi nhóm đồ dùng điện, chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài: “Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện”. HĐ 1: Phân loại đồ dùng điện gia đình HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV cho HS quan sát tranh vẽ như H 37.1 SGK ? Em hãy nêu tên và công dụng của các đồ dùng trong hình vẽ? - GV kết luận và chọn 3 đồ dùng: nồi cơm điện, đèn điện và động cơ điện. Sau đó đặt câu hỏi ? Năng lượng đầu vào của các đồ dùng điện trên là gì? Năng lượng đầu ra của các đồ dùng điện là gì? - GV nhận xét đưa ra kết luận sau đó hướng dẫn HS hoàn thành bảng 37.1 SGK. HS nêu tên và các công dụng của từng đồ dùng. HS có thể trả lời: Năng lượng đầu vào cho cả 3 thiết bị là điện năng. Năng lượng đầu ra: + Quạt điện: Cơ năng + Nồi cơm điện: nhiệt năng. + Đèn điện: Quang năng. HS lắng nghe, ghi chép sau đó thực hiện điền vào bảng 37.1 I. Phân loại đồ dùng điện gia đình. - Gồm 3 loại: +Đồ dùng loại điện - quang. +Đồ dùng loại điện – cơ. +Đồ dùng loại điện – nhiệt. HĐ 2: Tìm hiểu các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện HĐ của thầy HĐ của trò Ghi bảng GV đưa ra một số nhãn đồ dùng điện để HS quan sát tìm hiểu và đặt các câu hỏi: ? Số liệu KT gồm các đại lượng gì? Số liệu KT do ai quy định? - GV nhận xét là kết luận. - GV phát cho mỗi nhóm nhãn của vỏ hộp bóng đèn và yêu cầu các nhóm giải thích ? Các số liệu KT có ý nghĩa như thế nào khi mua và sử dụng đồ dùng điện? - GV nhận xét, bổ xung: Các số liệu KT giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng theo yêu cầu KT ? Nhà em sử dụng nguồn điện có điện áp là 220V, em cần mua một bóng đèn cho bàn học, trong 3 bóng 220V – 40W, 110V – 40W, 220V – 300W, em chọn mua bóng nào? Tại sao? GV kết luận và đưa ra các điểm cần chú ý khi sử dụng đồ dùng điện. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. HS thảo luận đưa ra câu trả lời. - HS lắng nghe, ghi chép. Các nhóm thảo luận và đưa ra đáp án: + 220V: điện áp định mức là 220V. + 100W: công suất định mức là 100W. + 5A: Dòng điện định mức là 5 Ampe. HS thảo luận đưa ra câu trả lời - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. HS thảo luận và có thể trả lời: Em chọn mua bóng 220V – 40W tại vì nó có điện áp phù hợp với lưới điện và công suất phù hợp với yêu cầu của đèn học. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. II. Các số liệu kĩ thuật * Số liệu kĩ thuật do nhà sản xuất quy định để sử dụng đồ điện được tốt. 1. Các đại lượng điện định mức. + Điện áp định mức U - đơn vị V + Dòng điện định mức I - đơn vị A. + Công suất định mức P - đơn vị W. 2. ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật Các số liệu KT giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng theo yêu cầu KT - Các chú ý khi sử dụng đồ dùng điện: + Điện áp nguồn phải bằng điện áp định mức của đồ dùng điện. + Không dùng quá công suất và dòng điện định mức. IV. Củng cố - luyện tập - GV: Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ. ? Trong các đồ dùng điện trong gia đình chúng ta thường có những nhóm loại đồ dùng nào? ? Các đại lượng định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì? ý nghĩa của chúng? V. Hướng dẫn về nhà - Tìm hiểu bóng đèn chiếu sáng mà gia đình các em đang sử dụng, đọc trước học Bài38/SGK ở nhà. VI. Rút kinh nghiệm: --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 43 Đồ dùng loại điện – quang Đèn sợi đốt I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt. - Biết được các đặc điểm của đèn sợi đốt. - Có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện II. Chuẩn bị. - GV:Tranh vẽ về đèn điện sợi đốt, đèn sợi đốt đuôi xoáy và đuôi ngạnh còn tốt và đã hỏng. - HS: Tìm hiểu trước bài học và bóng đèn chiếu sáng gia đình đang sử dụng. III. Lên lớp. 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trong các đồ dùng điện trong gia đình chúng ta thường có những nhóm loại đồ dùng nào? ? Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì? ý nghĩa của chúng? 3. Bài mới. Giới thiệu bài: Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sáu mươi năm sau (1939), đèn huỳnh quang suất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy, những nhược điểm đó là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Đồ dùng loại điện quang - đèn sợi đốt”. HĐ 1: Tìm hiểu cách phân loại đèn điện HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung GV yêu cầu HS quan sát H 38.1 SGK và hỏi: ? Năng lượng đầu vào và đầu ra của các loại đèn điện là gì? GV nhận xét câu trả lời của học sinh. ? Qua tranh vẽ em hãy kể tên các loại đèn điện mà em biết? GV nhận xét và đi đến kết luận. - HS: Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi thành quang năng HS suy nghĩ trả lời. HS lắng nghe và ghi các kết luận vào vở I. Phân loại đèn điện - Có 3 loại đèn điện chính: + Đèn sợi đốt. + Đèn huỳnh quang. + Đèn phóng điện. HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung GV đưa tranh vẽ và mẫu vật bóng đèn điện sợi đốt hỏi: ?Cấu tạo của đèn sợi đốt có mấy bộ phận chính. - GV nhận xét và kết luận. ? Em hãy mô tả cấu tạo của sợi đốt? - GV nhận xét và cho HS ghi. ? Vì sao sợi đốt làm bằng Vônfram? GV khẳng định: Sợi đốt là phần tử quan trọng của đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. ? Em hãy mô tả cấu tạo của bóng thuỷ tinh? GV nhận xét và cho HS ghi. GV mở rộng: Có nhiều loại bóng (bóng trong, bóng mờ) và kích thước bóng tương thích với công suất của bóng. ? Em hãy nêu cấu tạo của đuôi đèn? - GV nhận xét và cho HS ghi. GV cho HS đọc mục 2 sau đó đặt câu hỏi: ?Em hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện? GV hướng dẫn HS và cho nghiên cứu tại SGK HS quan sát vật mẫu và tranh vẽ để trả lời. - HS dựa vào hình vẽ và vật mẫu để trả lời. - HS: Sợi đốt là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng Vônfram. - HS: Vì chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao HS trả lời như SGK HS trả lời như SGK HS trả lời dựa vào nội dung trong mục 2 II. Đèn sợi đốt 1. Cấu tạo. - Gồm có 3 bộ phận chính: Bóng thuỷ tinh, sợi đốt, đuôi. + Sợi đốt: là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng Vônfram. + Bóng thuỷ tinh: được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt, phía trong hút hết không khí và bơm khí trơ làm tăng tuổi thọ bóng + Đuôi đèn: làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thuỷ tinh. Trên đuôi có 2 cực tiếp xúc, có 2 kiểu đuôi: đuôi ngạnh và đuôi xoáy 2. Nguyên lý làm việc (SGK) HĐ 3: Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kĩ thuật và sử dụng đèn s

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_37_59.doc