I - Mục tiêu:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
II - Chuẩn bị:
- Hình vẽ phóng to hình 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4
- Một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện
- Một số vật liệu cách điện của mạng điện
III - Tổ chức hoạt động dạy học:
a) - Ổn định lớp
b) - Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống?
Nêu điều kiện và yêu cầu của nghề điện dân dụng. Qua đó cho biết triển vọng của nghề
c) - Giới thiệu bài mới:
Thông thường các nhà máy điện thường xa nơi tiêu dùng. Vì thế điện năng phải được truyền tải đi xa, nhưng để truyền tải được điện năng từ nơi này đến nơi khác thì ta phải cần đến các vật liệu điện, nhưng vật liệu điện là gì? Gồm có những loại nào? Ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 2: Giới thiệu nghề điện dân dụng (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 2
Bài 2: VẬT LIỆU ĐIỆN
DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1)
I - Mục tiêu:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
II - Chuẩn bị:
- Hình vẽ phóng to hình 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4
- Một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện
- Một số vật liệu cách điện của mạng điện
III - Tổ chức hoạt động dạy học:
a) - Ổn định lớp
b) - Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống?
Nêu điều kiện và yêu cầu của nghề điện dân dụng. Qua đó cho biết triển vọng của nghề
c) - Giới thiệu bài mới:
Thông thường các nhà máy điện thường xa nơi tiêu dùng. Vì thế điện năng phải được truyền tải đi xa, nhưng để truyền tải được điện năng từ nơi này đến nơi khác thì ta phải cần đến các vật liệu điện, nhưng vật liệu điện là gì? Gồm có những loại nào? Ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung
a) - Hoạt động 1:
Phân loại dây dẫn điện
Ở lớp 8 các em đã được học về các vật liệu kĩ thuật điện
Vật liệu kĩ thuật điện được chia làm mấy nhóm
3 nhóm: Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện và vật liệu dẫn từ
Thế nào là vật liệu dẫn điện
Là vật liệu mà dòng điện có thể truyền qua được
Nhưng dây dẫn điện được phân loại như thế nào thì các em hãy quan sát lên bảng
Treo hình vẽ 2.1 GSK
Hãy nêu sự giống nhau giữa các dây dẫn ở hình a, b, c và d
Đều có vỏ cách điện và lõi dẫn điện
I - Dây dẫn điện
1 - Phân loại:
Có nhiều cách phân loại:
- Dựa vào lớp vỏ cách điện, thì dây dẫn có vỏ cách điện, thì dây dẫn được chia thành dây dẫn trần và dây dẫn có võ cách điện
- Dựa vào số lõi và số sợi thì có dây một lõi và dây nhiều lõi, dây có lõi 1 sợi và dây lõi nhiều sợi
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung
Hãy nêu sự khác nhau giữa các dây dẫn ở các hình đó
Hình a : thì lõi chỉ có 1 sợi, còn hình b, c, d thì lõi có nhiều sợi
Cho hs làm vào bảng phân loại dây dẫn điện và điền từ thích hợp vào chỗ trống
Làm việc theo nhóm để làm bảng và điền từ
Cho hs nhận xét ý kiến lẫn nhau
Nhận xét và điều chỉnh
Cho hs phân biệt khái niệm về "lõi" và "sợi"
Nếu dựa vào lớp vỏ cách điện thì dây dẫn được phân loại như thế nào
Dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện
Nếu dựa vào số lõi và sợi thì dây dẫn được phân loại như thế nào
Lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi, dây 1 lõi, dây nhiều lõi
Mạng điện trong nhà thường sữ dụng laọi dây dẫn nào
Cho hs chốt lại về phân loại và ghi bài
b) - Hoạt động 2
Tìm hiểu cầu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện
Đưa ra mô hình về dây dẫn điện
Hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện có vỏ cách điện
Gồm có lõi dẫn điện và vỏ cách điện
Lõi dây dẫn thường làm bằng chất liệu gì
Đồng hoặc nhôm
Vỏ cách điện của dây dẫn thường được làm bằng chất liệu gì
Nhựa hoặc cao su
Giới thiệu có một số loại dây dẫn lớp vỏ được chia làm 2 phần: cách điện, và lớp vỏ bảo vệ cơ học
Đưa ra mô hình dây dẫn loại đó để minh hoạ, và dựa vào đó gv giới thiệu công dụng của lớp vỏ này
Tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn thường có màu sắc khác nhau
Cho hs chốt lại và ghi bài
* Chú ý:
- Đối với mạng điện trong nhà thì thường sử dụng dây có vỏ cách điện
2 - Cấu tạo dây dẫn điệnđược bọc cách điện
Gồm 2 phần:
Lõi dẫn điện và vỏ cách điện
+ Lõi dẫn điện thường được làm bằng đồng hoặc nhôm
+ Vỏ cách điện thường được làm bằng cao su hoặc nhựa
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung
c) - Hoạt động 3
Tìm hiểu về sử dụng dây điện
Đối với mạng điện trong nhà, dây dẫn điện có được tuỳ ý sử dụng hay không
Phải sử dụng đúng kích cở
Hãy giải thích vì sao
Nếu nhỏ quá sẽ chảy nhựa, lớn quá thì tốn kém, cồng kềnh
Trên dây dẫn thường có kí hiệu gì
M(nxF)
M(nxF) có ý nghĩa gì
Trong quá trình sử dụng ta cần chú ý gì
Dựa vào SGK trả lời
Cho hs chốt lại và ghi bài vào vở
3 - Sử dụng dây dẫn điện
- Đối với mạng điện trong nhà, việc lựa chọn dây dẫn điện không được tuỳ ý mà phải được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định
+ Kí hiệu: M(nxF)
Trong đó: M - là lõi đồng
n - số lõi dây
F - là tiết diện
c) - Hoạt động 3
Củng cố và dặn dò
? Dây dẩn điện được phân loại theo những tiêu chuẩn nào
? Nêu cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện
? Khi sử dụng dây dẫn cần lưu ý những điều gì
- Về nhà học bài, xem trước phần II và III
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_bai_2_gioi_thieu_nghe_dien_dan_dung.doc