I. MỤC TIÊU :
HS biết các yêu cầu mối nối của dây dẫn điện
Hiểu các phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện
Nối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện
Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn.
III. CHUẨN BỊ :
° GV: + Nghiên cứu nội dung bài, tài liệu về an toàn điện.
+ Tranh vẽ các quy trình mối nối (SGK), bảng phụ vẽ H.5-5 và H5-7.
+ Mẫu mối nối : nối thẳng hai dây dẫn, nối phân nhánh.
+ Dụng cụ : Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít.
+ Vật liệu : Dây dẫn điện lõi một sợi (0,5m dây có 1,6mm), giấy nhám, băng cách điện
° HS: + SGK, các loại dây dẫn (mỗi nhóm 1m dây có 1,6mm) và PHT đã được biết trước.
° PP: Thực hành theo nhóm, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện - Trường THCS Đông Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :9 Tiết : 9
Ngày soạn : 15/10/2007
Ngày dạy: 25/10/2007
Bài 5: THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN
º º & º º
I. MỤC TIÊU :
F HS biết các yêu cầu mối nối của dây dẫn điện
F Hiểu các phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện
FNối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện
F Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn.
III. CHUẨN BỊ :
° GV: + Nghiên cứu nội dung bài, tài liệu về an toàn điện.
+ Tranh vẽ các quy trình mối nối (SGK), bảng phụ vẽ H.5-5 và H5-7.
+ Mẫu mối nối : nối thẳng hai dây dẫn, nối phân nhánh.
+ Dụng cụ : Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít.
+ Vật liệu : Dây dẫn điện lõi một sợi (0,5m dây có Ỉ1,6mm), giấy nhám, băng cách điện
° HS: + SGK, các loại dây dẫn (mỗi nhóm 1m dây có Ỉ1,6mm) và PHT đã được biết trước.
° PP: Thực hành theo nhóm, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: (8 phút) Oån định , chuẩn bị và tìm hiểu về mối nối dây dẫn điện.
§ GV: Nắm sĩ số HS
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Làm việc theo nhóm để quan sát, phân loại mối nối
§ GV: Hướng dẫn HS nhận xét các mối nối để rút ra kết luận về các yêu cầu kỹ thuật của mối nối
- Các tổ báo cáo : số bạn trong nhóm, dây dẫn, PHT. Báo cáo với lớp trưởng.
- Lớp trưởng báo cáo.
Yêu cầu của mối nối:
Yêu cầu của mối nối: + Dẫn điện tốt: điện trở mối nối nhỏ để đòng điện truyền qua dể dàng. Muốn vậy các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.
+ Có độ bền cơ học cao: phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển.
+ An toàn về điện: Được cách điện tốt, mối nối khống sắt để tránh làm hỏng băng cách điện.
+ Đảm bảo về mặt mỹ thuật: mối nối phải gọn và đẹp.
2. Hoạt động 2: (15 phút) Thực hành nối dây dẫn theo đường thẳng (lõi một sợi)
§ GV: Giới thiệu quy trình nối dây dẫn bằng bảng phụ.
§ HS: Quan sát và tìm hiểu
Bóc vỏ cách điện
Làm
sạch lõi
Nối
dây
kiểm tra
mối nối
Hàn
mối nối
Cách điện mối nối
1. Nối thẳng hai dây dẫn
Lưu ý: Chỉ thực hiện tới công đoạn nối dây, còn công đoạn hàn và cách điện mối mối thực hiện sau (nếu có điều kiện).
GV lưu ý những lỗi hay mắc phải.
a) Nối thẵng hai dây dẫn lõi 1 sợi:
§ GV: + Dùng 0,5m dây đã chuẩn bị
+Thao tác mẫu và hướng dẫn theo quy trình.
§ HS: Quan sát và thực hiện
* Cách thực hiện:
+ Cắt hai đoạn dây, mỗi đoạn 0,2m.
+ Bóc vỏ cách điện: dùng kìm hoặc dao để bóc vỏ cách điện nhưng chú ý tránh tiện vào lõi. Chiều dài của đoạn bóc vỏ tuỳ thuộc vào lõi, sao cho có thể xoắn từ 5 đến 6 vòng để mối nối đủ chắc.
+ Làm sạch lõi: dùng giấy nhám đánh sạch lớp men cho đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt và dẫn điện tốt.
+ Uốn lõi: dùng kìm bẻ vuông góc hai đầu dây và chia đoẹn lõi thành hai phần hợp lý. Phần từ chỗ uốn đến vỏ cách điện đủ chứa khoảng 5-6 vòng
+ Vặn xoắn: móc hai lõi vào nhau tại chỗ uốn gập giữ đúng vị trí, vặn xoắn lần lượt từng đầu dây. Một tay dùng kìm giữ chặt chỗ móc, tay kia dùng kìm khác xoắn dây này lấn lượt từng vòng vào đẩu kia. Sau đó xoắn tiếp bên kia.
Chú ý: Xoắn dây đủ số vòng, dùng kìm bóp đầu dây cho sát vào lõi của phần bên kia. Nếu dư dây, ta dùng kìm cắt bỏ.
+ Thực hiện đến công đoạn nối dây
§ GV: Quan sát và hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm, tới thừng HS
Chú ý rèn luyện: Thực hiện từng động tác chính xác; những lỗi thường mắc phải của từng công đoạn; thực hiện đúng quy trình; làm việc an toàn khoa học.
3. Hoạt động 3: (15 phút) Nối phân nhánh (lõi một sợi)
2. Nối phân nhánh:
§ GV: Làm mẫu từng thao tác
§ HS: Quan sát và thực hiện
a) Dây lõi đơn:
Chú ý: Số vòng (5vòng), xiết chặt
+ Bóc vỏ cách điện: Bóc vỏ phần dây chính một đoạn chứa khoảng 7-8 vòng dây. Đầu dây nhánh được bóc vỏ tuỳ theo tiết diện sao cho có thể xoắn từ 6-7 vòng để mối nối đủ chắn.
+ Làm sạch lõi: như nối thẳng.
+ Đặt dây nhánh vuông góc với dây chính, uốn gập đầu dây nhánh và luồn vòng theo lõi chính. Sau đó dùng kìm quấn dây nhánh vào dây chính khoảng 5 vòng
+ Xiết chặt.
§ GV: Kiểm tra sản phẩm và chuyển sang hoạt động sau
4. Hoạt động 4: (5 phút) Kiểm tra sản phẩm
§ GV: Hướng dẫn kiểm tra
§ GV: Kiểm tra sản phẩm nhận xét sửa chữa cho HS nhận thấy những thiếu sót trong khi thực hiện mối nối.
§ HS: Kiểm tra chéo theo các tiêu chuẩn sau:
- Làm có đúng quy trình không
- Thời gian hoàn thành là bao nhiêu phút
- Sản phẩm có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật không
§ GV: Đánh giá cho điểm sản phẩm của từng nhóm HS
- Tổng kết, nhận xét quá trình học tập của nhóm và từng HS.
5. Hoạt động 5: (2 phút) Hướng dẫn ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị dây lõi nhiều sợi cho tiết sau (Mỗi nhóm 0,5m dây lõi 7 sợi, mỗi sợi có đường kính 1,2mm)
Tuần :10 Tiết : 10
Ngày soạn : 22/10/2007
Ngày dạy: 1/11/2007
Bài 5: THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (tt)
º º & º º
I. MỤC TIÊU :
F HS biết các yêu cầu mối nối của dây dẫn điện
F Hiểu các phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện
FNối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện
F Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn.
III. CHUẨN BỊ :
° GV: + Nghiên cứu nội dung bài, tài liệu về an toàn điện.
+ Tranh vẽ các quy trình mối nối (SGK), bảng phụ vẽ H.5-6 và H.5-8.
+ Mẫu mối nối : nối thẳng hai dây dẫn, nối phân nhánh.
+ Dụng cụ : Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít.
+ Vật liệu : Dây dẫn điện lõi nhiều sợi (0,5m dâylõi 7 sợi Ỉ1,2 mm), giấy nhám, băng cách điện
° HS: + SGK, các loại dây dẫn (mỗi nhóm dâylõi 7 sợi Ỉ1,2 mm) và PHT đã được biết trước.
° PP: Thực hành theo nhóm, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: (7 phút) Oån định , kiểm tra và chuẩn bị thực hành nối dây
GV: Đặt câu hỏi kiểm tra
(1) Mối nối dây dẫn điện có những yêu cầu gì? Những yêu cầu đó thể hiện trong các bước của quy trình như thế nào? (bằng bảng phụ)
- HS1: Điền vào bàng phụ
Yêu cầu mối nối
Các bước của quy trình nối dây
- Không được cắt vào lõi
- Các mặt tiếp xúc phải sạch
- Mối nối phải chặt
- Mối nối không sắc tránh làm thủng lớp băng cách điện.
- Có độ bến cơ học cao
- Aan toàn điện.
- Bóc vỏ cách điện
- Làm sạch lõi
- Nối dây
- Kiểm tra mối nối
- Hàn mối nối
- Cách điện mối nối.
(2) Khi bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dai cắt vào lõi dây thì đoạn lõi đó có sử dụng đưỡc không? Tại sao?
(3)Tại sao phải dùng giấy nhám để làm sạch lõi mà không dúng dao đề cạo sạch lõi dây điện?
HS2: Không sử dụng được vì mối nối dễ bị đứt khi phải chịu lực kéo, cắt và rung chuyển.
- Vì dao dễ cắt vào lõi, ảnh hưởng đến chất lượng mối nối, ảnh hưởng không ít tới sự vận hành của mạng điện, dễ xảy ra sự cố làm đứt mạch hoặc phát sinh tia lửa điệnlàm chập mạch gây hoả hoạn.
GV: Gọi HS khác nhận xét
+ Đánh giá việc học bài ở nhà và cho điểm HS.
GV:Chia tổ và phân công như tiết 10
HS: Nhận xét câu trả lời của bạn.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
2. Hoạt động 2: (14 phút) Thực hành nối dây dẫn theo đường thẳng (dây lõi nhiều sợi)
1. Nối thẳng hai dây dẫn
Nối thẳng hai dây dẫn lõi nhiều sợi:
Lưu ý: Chỉ thực hiện tới công đoạn nối dây, còn công đoạn hàn và cách điện mối mối thực hiện sau (nếu có điều kiện).
GV lưu ý những lỗi hay mắc phải.
§ GV: Thao tác mẫu và hướng dẫn theo quy trình (dây lõi nhiều sợi)
§ HS: Quan sát và thực hiện
+ Thực hiện đến công đoạn nối dây
* Cách thực hiện:
+ Cắt hai đoạn, mỗi đoạn 0,25m
+ Bóc vỏ cách điện: Đối với loại dây mềm , khi bóc vỏ cách điện cần hết sức cẩn thận để không làm đứt sợi dây nào. Độ dài của đoạn bóc vỏ tuỳ theo tiết diện lõi sao cho có thể xoắn được từ 5-6 vòng.
+ Làm sạch lõi: Tách các sợi của lõi ra để có thể làm sạch được từng sợi.
+ Vặn xoắn: Xòe đều hai đoạn lõi thành hình nan quạt, lồng cài răng lược các sợi vào nhau. Sau đó lần lượt quấn và miết đều những sợi dây này vào lõi của dây kia. Các vòng dây quấn phải đều, liền khít vì nếu nới lỏng và không đều thì rất khó sửa chữa.
§ GV: Quan sát và hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm, tới từng HS
Chú ý rèn luyện: Thực hiện từng động tác chính xác; những lỗi thường mắc phải của từng công đoạn; thực hiện đúng quy trình; làm việc an toàn khoa học.
3. Hoạt động 3: (16 phút) Nối phân nhánh (lõi nhiều sợi)
2. Nối phân nhánh:
§ GV: Làm mẫu từng thao tác
§ HS: Quan sát và thực hiện
Dây lõi nhiều sợi:
* Cách thực hiện:
+ Bóc vỏ cách điện: Bóc vỏ phần dây chính một đoạn đủ 7-8 vòng của dây nhánh. Đầu dây nhánh được bóc vỏ tuỳ theo tiết diện lõi sao cho có thể xoắn được từ 5-6 vòng
+ Làm sạch lõi: như nối thẳng
+ Vặn xoắn: Tách lõi phân nhánh thành hai phần. Đặt lõi phân nhánh vào khoảng giữa đoạn lõi dây chính và vặn xoắn lần lượt từng nữa lõi phân nhánh về hai phía của lõi chính.
Chú ý: Số vòng (5-6 vòng), xiết chặt, khít.
4. Hoạt động 4: (5 phút) Kiểm tra sản phẩm
§ GV: Hướng dẫn kiểm tra
§ GV: Kiểm tra sản phẩm nhận xét sửa chữa cho HS nhận thấy những thiếu sót trong khi thực hiện mối nối.
§ HS: Kiểm tra chéo theo các tiêu chuẩn sau:
- Làm có đúng quy trình không
- Thời gian hoàn thành là bao nhiêu phút
- Sản phẩm có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật không
§ GV: Đánh giá cho điểm sản phẩm của từng nhóm HS
- Tổng kết, nhận xét quá trình học tập của nhóm và từng HS.
5. Hoạt động 5: (3 phút) Hướng dẫn ở nhà
- Nhớ lại từng loại mối nối
- Thực hành ở nhà cho nắm được chắc hơn cách nối các loại mối nối.
- Chuẩn bị 0,2m dây lõi một sợi, 0,2 m dây lõi nhiều sợi cho tiết sau
- Kiểm tra thực hành: Mỗi HS nộp 2 loại mối nối: nối thẳng và nối phân nhánh bằng dây lõi một sợi như ở tiết 9.
Tuần :11 Tiết : 11
Ngày soạn : 29/10/2007
Ngày dạy: 8/11/2007
Bài 5: THỰC HÀNH NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (tt)
º º & º º
I. MỤC TIÊU :
F HS biết các yêu cầu mối nối của dây dẫn điện
F Hiểu các phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện
FNối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện
F Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn.
II. CHUẨN BỊ :
° GV: + Nghiên cứu nội dung bài, tài liệu về an toàn điện.
+ Tranh vẽ các quy trình mối nối (SGK), bảng phụ vẽ 1 sơ đồ mạch điện.
+ Mẫu mối nối : nối thẳng hai dây dẫn, nối phân nhánh.
+ Dụng cụ : Kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít.
+ Vật liệu : Dây dẫn điện lõi một sợi (0,2m dây lõi Ỉ1,6mm), lõi nhiều sợi (0,2m dây lõi 7sợi), giấy nhám, băng cách điện
+ Thiết bị : phích cắm điện, công tắc điện, hộp nối dây.
+ Bảng phụ ghi phần hướng dẫn ở nhà.
° HS: + SGK, các loại dây dẫn và PHT đã được biết trước.
° PP: Thực hành theo nhóm, vấn đáp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1:( 5 phút) Oån định , chuẩn bị nối dây dẫn điện dùng phụ kiện
§ GV: Nắm sĩ số HS
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Làm việc theo nhóm để quan sát, phân loại mối nối
- Các tổ báo cáo : số bạn trong nhóm, dây dẫn, PHT. Báo cáo với lớp trưởng.
- Lớp trưởng báo cáo.
2. Hoạt động 2: (15 phút) Thực hành nối dây dẫn dùng phụ kiện
3. Nối dây dùng phụ kiện
§ GV: Trong quá trình sửa chữa và lắp đặt mạch điện rất hay cần nối dây dùng phụ kiện
§ GV: Chuẩn bị cho HS công tắc ổ cắm
§ GV: Làm mẫu và hướng dẫn từng thao tác cho HS.
§ HS: Nghiên cứu SGK, quan sát. và thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
§ GV: Kiểm tra sản phẩm và lưu ý HS: Khi uốn vòng không nên để phần dây đồng trần nằm ra ngoài thiết bị, hkông đảm bảo an toàn khi sử dụng; tiến hành nối dây khi dây dẫn không có điện.
3. Hoạt động 3: (15 phút) Hàn và cách điện mối nối.
4. Hàn và cách điện mối nối:
§ GV: Cho HS chọn mối nối
Đặt vấn đề: Tại sao phải hàn mối nối? (tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không rỉ). Có nhiều ppháp hàn, ở đây chúng ta chỉ đề cập tới cách hàn trực tiếp những dây điện có đường kính nhỏ
§ HS: Mỗi nhóm nhỏ chọn một mối nối để thực hành.
§ HS: Nghiên cứu các bước tiến hành (SGK).
a) Hàn mối nối:
§ GV: Theo dõi và giúp đỡ HS, chú ý aan toàn về điện.
§ HS: Thực hành theo nhóm
b) Cách điện mối nối:
§ GV:
§ HS: Tiến hành cách điện
- Một HS đọc hướng dẫn cách điện theo SGK
- Cả lớp cùng nghiên cứu, nêu thắc mắc.
4. Hoạt động4: (6 phút) Tổng kết bài học
§ GV: Hướng dẫn kiểm tra
§ HS: Kiểm tra chéo theo các tiêu chuẩn sau:
- Làm có đúng quy trình không
- Thời gian hoàn thành là bao nhiêu phút
- Sản phẩm có đạt tiêu chuẩn kỹ
§ GV: Đánh giá cho điểm sản phẩm của từng HS
- Tổng kết, nhận xét quá trình học tập của nhóm và từng HS.
thuật không
§ HS: Nộp sản phẩm thực hành đã làm ở nhà ( SP có tên và lớp)
5. Hoạt động 5: (4 phút) Hướng dẫn ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Nghiên cứu trước “Bài 6”: chuẩn bị PHT:
Phiếu 1:
Vẽ dây nguồn
(2 hàng)
Xác định vị trí để bảng điện và bóng đèn
(4 hàng)
Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện
(4 hàng)
Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ
(5 hàng)
Phiếu 2:
Các công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Vạch dấu
(4hàng)
Khoan lỗ bảng điện
(3hàng)
Đi dây mạch điện
(4hàng)
Lắp thiết bị điện vào bảng điện
(4hàng)
Kiểm tra
(5 hàng)
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_bai_5_thuc_hanh_noi_day_dan_dien_tru.doc