I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh:
- Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông thường.
- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
- Có ý thức lựa chọn nghề cho tương lai.
II. ĐIỀU KIỆN DẠY – HỌC:
Giáo án,
Một só mẫu dây dẫn điện.một số vật liệu cách điện
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Tổ chức.
Kiểm tra sỹ số:
9A1:
9A2:
9A3:
2.Kiểm tra.
1.hãy nêu nội dung và yêu cầu của nghề ĐDD ?
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Hoạt động dạy – học.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 1-5 - Trương Vĩnh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 giới thiệu nghề điện dân dụng
I. mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.
Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
Có ý thức lựa chọn nghề cho tương lai.
II. Điều kiện dạy – học:
Giáo án, một só tài liệu thông tin về nghề.
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức.
Kiểm tra sỹ số:
9A1:
9A2:
9A3:
2.Kiểm tra.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
GV: yêu câud HS nêu vai trog của bghề điện trong thực tế
HS: từ thực tế cuộc sống nêu lên vai trò của nghề điện
Đọc thông tin SGK.
GV: lấy dẫn trứng minh hoạ cho vai trò đó
HS: Đọc thông tin lấy ví dụ về các đối tượng cho từng nhóm
GV: nhận xét bổ xung
GV: Hướng dẫn HS xắp xếp các nội dung trong SGK vào bảng.
HS: xắp xếp các nội dung vào bảng từ đó nêu lên nội dung lao động của nghề.
GV: hướng dẫn HS đánh dấu vào các ô trong SGK
HS: đọc thông tin SGK nêu rõ yêu cầu đối với người theo nghề này
GV: phân tích rõ từng yêu cầu của nghề đẻ HS thấy rõ và liên hệ trực tiếp với bản thân mình và có hướng lựa chọn cho tương lai
GV: đọc các thông tin có liên quan đến nghề cho HS nghe
- Cung cấp các trường dạy nghề ở tỉnh nhà và các tỉnh lân cận
1.Vai trò , vị trí của NĐDDtrong sản xuất và đời sống
- Hầu hết các hoạt động đều gắn với việc sử dụng điện năng
- Nghề điện có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
2.Đặc điểm và yêu cầu của nghề
2.1.Đối tượng lao động của nghề.
Gồm: thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện, nguồn địên có U<380v , thiết bị đo lường, vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề
2.2.Nội dung lao động của nghề
Gồm: Lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện
2.3.Điều kiện làm việc
chủ yếu làm việc trong nhà
2.4.Yêu cầu của nghề
- Có kiến thức tốt nghiệp THCS
- Có kỹ năng sử dụng các dụng cụ và thiết bị của nghề
- Có lòng yêu nghề, kiên trì và có tính kỷ luật cao
- Không mắc cacds bệnh về tim, mạch, huyết áp..
2.5.Triển vọng của nghề
SGK
2.6.Nơi đào tạo và hoạt động
4.Củng cố:
GV: đọc các thông tin về nghề cho HS
HS: trả lời các câu hỏi SGK
5.Hướng dẫn – dặn dò
Về nhà tìm các thông tin có liên quan đênd nghề
Xem trước bài 2 SGK
-------------------------------&--------------------------------------
Tiết 2 vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
I. mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Biết được một số vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông thường.
Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
Có ý thức lựa chọn nghề cho tương lai.
II. Điều kiện dạy – học:
Giáo án,
Một só mẫu dây dẫn điện.một số vật liệu cách điện
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức.
Kiểm tra sỹ số:
9A1:
9A2:
9A3:
2.Kiểm tra.
1.hãy nêu nội dung và yêu cầu của nghề ĐDD ?
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
GV: đưa ra một số mẫu dây dẫn điện
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh trong SGK , điền các thông tin cần thiết vào SGK
HS qưuan sát mô hình, điền các thông tin vào bảng 2-1 và vào ô trống , nêu cách phân loại dây dẫn điện
GV: tổng hợp đưa ra nội dung đúng
GV: Yêu cầu HS qua sát mô mình và tranh tìm hiểu về cấc tạo và vật liệu chế tạo
HS: thảo luận nhóm nêu đặc điểm chung của dây dẫn có vỏ bọc
Trả lời câu hỏi SGK
GV: cho HS thấy trong phòng học có chỗ sử dụng dây to có chỗ sử dụng dây nhỏ , phân tích cho HS rõ vì sao lại như vậy
HS quan sát các chỉ số ghi ở vỏ dây
GV: giải thích các chỉ số đó, đưa ra 1 số ký hiệu để HS đọc
HS đọc các ký hiệu, nêu những chú ý khỉư dụng điện
GV: tương tự như dây dẫn điện cho HS quan sát mô hình và tranh
HS: thảo luận nêu cấu tạo của dây cáp điện
- So sánh dây cáp điện với dây dẫn điện.
GV: nêu phạm vi sử dụng của từng loại
HS liên hệ ở mạng điện gia đình chỉ những chỗ sử dụng cáp điện
HS: nhắc lại khái niệm cách điện
Nêu những yêu cầu của vật liệu này, phạm vi sử dụng
GV: tổng hơp nêu rõ vai trò của vật liệu cách điện
HS: lấy ví dụ các vật liệu cách điện trong phòng học
- Đánh dấu vào các vật liệu cách điện trong SGK
1. Dây dẫn điện
1.1. Phân loại
- Dựa vào lớp vỏ cách điện dây dẫn điện được chia thành dây dẫn trần và dây dẫn có vỏ bọc
- Dựa vào số lõi có dây dẫn một lõi và dây dẫn nhiều lõi.
- Dựa vào số sợi của lõi có dây dẫn lõi một sợi và dây dẫn lõi nhiều sợi
1.2.Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện.
Gồm 2 phần:
- vỏ cách điện thường làm bằng cao su hay nhựa PVC
- lõi làm bằng đồng hoặc nhôm, lõi có 1 hoặc nhiều sợi có các kích cỡ khác nhau
1.3.Sử dụng dây dẫn điện
- Tuỳ theo thiết kế mà lợa chon dây dẫn điện cho phù hợp.
*Trong quá trình sử dụng cần chú ý:
Thường xuyên kiêmt tra vỏ cách điện
Chú ý các dây dẫn dài dùng phích cắm
2.Dây cáp điện.
2.1. Cấu tạo.
Gồm:
- Lõi thường làm bằng đồng hoặc nhôm
- Vỏ cách điện làm bằng cao su, nhựa PVC
- Vỏ bảo vệ
2.2.Sử dụng
Chủ yếu dùng lắp đường dây hạ áp
3.Vật liệu cách điện
Vật liệu cách điện là những vật liệu không cho dòng điện đi qua
Yêu cầu:
- Độ cách điẹn cao
- Chịu nhiệt tốt
- Chống ẩm tốt
- Độ bền cơ học cao
4. Củng cố:
GV: Cho HS quan sát 1 số vật liệu
HS: Quan sát chỉ từng nhóm vật liệu
- So sánh dây cáp điện và dây dẫn điện
5. Hướng dẫn – dặn dò
- Về nhà tìm các hiểu các dây dẫn dùng trong gia đình
- Học thuộc nội dung của bài
- Xem trước bài 3 SGK
-------------------------------&--------------------------------------
Tiết 3 dụng cụ dùng trong lắp đặt
mạng điện
I. mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Biết được công dụng phân loại của một số đông hồ đo điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
Có ý thức lựa chọn nghề cho tương lai.
II. Điều kiện dạy – học:
Giáo án,
Một só đồng hồ điện.một sốdụng cụ cơ khí, tranh mô hình.
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức.
Kiểm tra sỹ số:
9A1:
9A2:
9A3:
2.Kiểm tra.
1.Hãy nêu cách phân loại và cấu tạo của dây dẫn điện ?
2. So sánh , phân biệt dây dẫn điện và dây cáp điện ?
3.Hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS kể tên các loại đồng hồ mà em biết
HS : kể tên các loại đồng hồ điện
GV: tổng hợp đưa ra nội dung đúng
GV: Yêu cầu HS điền vào bảng 3-1
HS: thảo luận nhóm điền vào bảng từ đó nêu công dụng của đồng hồ điện
Trả lời câu hỏi SGK
GV: Tổng hợp nêu rõ công dụng
HS quan sát các loại đồng hồ
GV: giải thích các chỉ số ghi trên mặt đồng hồ
HS Điền các đại lượng đo tương ứng vào bảng 3-2
GV: Hường dẫn HS quan sát mô hình và tranh ký hiệu của đồng hồ
HS: Quan sát tranh
GV: hướng dẫn nơi thường ghi các ký hiệu
- giải thích các chỉ số ghi trên mặt đồng hồ
HS liên hệ ở gia đình Thường sử dụng các dụng cụ nào khi sửa chữa và lắp đặt
- Từ đó điền các thông tin còn thiếu vào bảng 3-4 chỉ rõ công dụng tên gọi của các dụng cụ cơ khí
GV: Tổng hợp cho HS ghi vào vở
HS: lấy ví dụ về phạm vi sử dụng các dụng cụ này
1. Đồng hồ đo điện
1.1. Công dụng của đồng hồ đo điện
Giúp ta biết được tình trạng làm việc của thiết bị điện.
Phán đoán đượccác nguyên nhân hư hỏng, sự cố làm việc không bình thường của đồ dùng điện và thiết bị điện
1.2.Phân loại đồng hồ điện.
theo đại lượng đo
Đồng hồ điện
Đại lượng đo
Am pe kế
Cường độ dòng điện
Vôn kế
Điện áp
Oát kế
Công suất
Ôm kế
Điện trở
Công tơ
Điện năng tiêu thụ
ĐH vạn năng
nhiều đại lượng
1.3.Một số ký hiệu của đồng hồ đo điện
SGK – 14
bảng 3-3
2.Dụng cụ cơ khí.
- Thước- đo chiều dài dẫn
- Thước cặp - đo đường kình dây dẫn
- Tô vít – tháo, lắp các cchi tiết đầu có xẻ dãnh
- Búa - đóng đinh
- Cưa sắt – cắt ống nhựa và kim loại
- Các loại kìm điện
- Khoan
4. Củng cố:
GV: Cho HS quan sát 1 số loại đồng hồ điện
HS: Quan sát chỉ tên các đồng hồ
- Điền các thông tin vào bảng 3 – 5 SGK
GV: gọi HS lên bảng trả lời
5. Hướng dẫn – dặn dò
- Về nhà tìm các hiểu các đồng hồ điện trong gia đình
- Học thuộc nội dung của bài
- Mỗi nhóm chuẩn bị 01 bóng đèn sợi đốt (220v -60W), dây dẫn lõi nhiều sợi, tua vít, kìm điện
- Xem trước bài 4 SGK
-------------------------------&--------------------------------------
Tiết 4 Thực hành:
Sư dụng đồng hồ điện
I. mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Biết được công dụng cách sử dụng công điện .
đọc được các ký hiệu ghi trên đồng công tơ điện
Đọc được các chỉ sôd ghi trên công tơ,, tính được điệnnăng tiêu thụ của phụ tải.
Rèn tính kỷ luật, an toàn trong lao động
II. Điều kiện dạy – học:
Giáo án,
Công tơ điện một số dụng cụ cơ khí, tranh mô hình.
Nguồn điện 220v – 50Hz
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức.
Kiểm tra sỹ số:
9A1:
9A2:
9A3:
2.Kiểm tra.
1. Kể tên các loại đồng hồ điện và đại lượng đo tương ứng?
Kiêm tra sự chuẩn bị của HS
3. Hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
GV: Nêu công dụng của các loại đồng hồ điện, nói sự cần thiết phải có các loại đồng hồ này, đồng thời sự nguy hiểm khi sử dụng không đúng cách .Vì vậy cần timg hiểu kỹ trước khi sử dụng
Nêu tên bài học, thông báo mục tiêu của bài.
Hoạt động 2: Nội dung của bài
GV: thông báo nội dung của bài học
Các nhóm tìm hiểu công tơ điện .
Đọc và giải thích các ký hiệu ghi trên mặt công tơ.
Nối mạch điện theo sơ đồ hình 4-2 điền tên các phần tử trong sơ đồ vào bảng.
Các chân nào của công tơ nối với nguồn điện, phụ tải.
Kiểm tra an toàn của mạch điện.
HS:Quan sát GV hướng dẫn
GV: giao đồng hồ cho các nhóm .
Phổ biến an toàn điện.
Phân chia vị trí cho các nhóm
Hoạt động 3: Thực hành
HS: thực hành theo nội dung do GV hướng dẫn.
Các nhóm thực hành ghi nội dung vào báo cáo.
GV: quan sát các nhóm HS thực hành.
Chú ý an toàn cho HS
Nhắc nhở HS không tự do nối nguồn điẹn khi chưa được sự đồng ý của GV
Kiểm tra kỹ các nhóm thấy đảm bảo an toand nối điện cho hoạt động cho công tơ hoạt động, các nhóm chú ý quan sát hoạt động của công tơ, ghi chỉ số trược và sau khi hoạt động 15 phút.
Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá
HS: ngừng thực hành thu dọn dụng cụ và vật liệu
Tự nhận xét đánh giá kết quả của nhóm mình.
Tình điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
GV: Thu báo cáo của các nhóm
- Nhận xét đánh giá gìơ thực hành
Nêu rõ những nội dung thực hiện tôt và những nội dung thực hiện chưa được.
Nhắc nhở các nhóm về nội dung bài giao
4. Hướng dẫn – dặn dò.
- Tiếp tục tìmhiểu về công tơ điện.
- Các nhóm tiếp tục chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cho bài thực hành sau.
-
Tiết 5 Thực hành:
Sử dụng đồng hồ điện
I. mục tiêu:
Học xong bài này học sinh:
Biết được công dụng cách sử dụng ampe kế và vôn kế .
đọc được các ký hiệu ghi trên ampe kế và vôn kế
Đo được dòng điện và điện áp của mạch điện.
Rèn tính kỷ luật, an toàn trong lao động
II. Điều kiện dạy – học:
Giáo án,
Ampe kế, vôn kế, tranh mô hình.
Nguồn điện 220v – 50Hz
Dây dẫn điện, tua vít, phụ tải
III. Hoạt động trên lớp:
1.Tổ chức.
Kiểm tra sỹ số:
9A1:
9A2:
9A3:
2.Kiểm tra.
1. Kể tên các loại đồng hồ điện và đại lợng đo tơng ứng?
Kiêm tra sự chuẩn bị của HS
3. Hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
GV: Nêu công dụng của các loại đồng hồ điện, nói sự cần thiết phải có các loại đồng hồ này, đồng thời sự nguy hiểm khi sử dụng không đúng cách .Vì vậy cần timg hiểu kỹ trớc khi sử dụng
Nêu tên bài học, thông báo mục tiêu của bài.
Hoạt động 2: Nội dung của bài
GV: thông báo nội dung của bài học
Các nhóm tìm hiểu về am pe kế và vôn kế .
Đọc và giải thích các ký hiệu ghi trên mặt các đồng hồ này.
Nối mạch điện theo sơ đồ hình điền tên các phần tử trong sơ đồ vào bảng.
. - Kiểm tra an toàn của mạch điện.
HS:Quan sát GV hướng dẫn
GV: giao đồng hồ cho các nhóm .
Phổ biến an toàn điện.
Phân chia vị trí cho các nhóm
Hình 5
Hoạt động 3: Thực hành
HS: thực hành theo nội dung do GV hớng dẫn.
Các nhóm thực hành ghi nội dung vào báo cáo.
GV: quan sát các nhóm HS thực hành.
Chú ý an toàn cho HS
Nhắc nhở HS không tự do nối nguồn điện khi chưa được sự đồng ý của GV
Kiểm tra kỹ các nhóm thấy đảm bảo an toand nối điện cho hoạt động Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá
HS: ngừng thực hành thu dọn dụng cụ và vật liệu
Tự nhận xét đánh giá kết quả của nhóm mình.
Tình điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
GV: Thu báo cáo của các nhóm
- Nhận xét đánh giá gìơ thực hành
Nêu rõ những nội dung thực hiện tôt và những nội dung thực hiện chưa được.
Nhắc nhở các nhóm về nội dung bài giao
4. Hướng dẫn – dặn dò.
- Tiếp tục tìm hiểu vềam pe kế và vôn kế.
- Các nhóm tiếp tục chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cho bài thực hành sau.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_1_5_truong_v.doc