Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 29-36 - Trương Vĩnh An

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này học sinh:

- Lắp được mạch điện đúng yêu cầu kỹ thuật

- Rèn tác phong làm việc kiên trì, cẩn thận và an toàn.

II. ĐIỀU KIỆN DẠY – HỌC:

- Giáo án,Tranh quy trình.

- Bảng điện , công tắc, cầu chì, ổ điện, dây dẫn điện, bóng đèn 220v -40w, đui đèn

- kìm điệm, dao con, kìm tuốt dây,băng cách điện, tua vít

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1.Tổ chức.

Kiểm tra sỹ số:

9A1:

9A2:

9A3:

 9A4:

2.Kiểm tra.

 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 29-36 - Trương Vĩnh An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Thực hành: lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn I. mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Vạch dấu được các thiết bị trên bảnh điện. Khoan lỗ các vị trí đánh dấu trên bảng điện đúng yêu cầu Rèn tác phong làm việc kiên trì, cẩn thận và an toàn. II. Điều kiện dạy – học: Giáo án,Tranh quy trình lắp bảng điện. bảng điện , công tắc 3 cực, cầu chì, kìm điện, dao con, kìm tuốt dây, khoan điện III. Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức. Kiểm tra sỹ số: 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 2.Kiểm tra. 1 - Nêu quy trình lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn? Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Hoạt động dạy – học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài học GV: nội dung và mục tiêu của bài học Hoạt động 2: Nội dung của bài GV: nêu quy trình thực hành lắp mạch bảng điện Nói rõ nội dung thực hiện trong giờ học này đó là: vạch dấu và khoan lỗ Từ sơ đồ lắp đặt tìm hiểu xem có bao nhiêu thiết bị, cách bố trí các thiết bị trên bảng điện. HS: nêu nội dung của bước 1 và 2, Yêu cầu của từng bước GV: từ nội dung từng bước vừa thông báo vừa làm mẫu từng nội dung, hướng dẫn HS cách chọn vị trí chuẩn, cách xắp xếp các thiết bị, cách đánh dấu vị trí khoan lỗ bắt vít và đi dây Làm mẫu cả 2 bước trên bảng điện cho HS quan sát HS: quan sát GV làm mẫu Hoạt động 3: Thực hành HS: thực hành theo nội dung do GV hướng dẫn. Các nhóm thực hành theo nội dung do GV hướng dẫn. GV: quan sát các nhóm HS thực hành uốn nắn những trường hợp thực hành chưa hợp lý. Chú ý an toàn cho HS Kiểm tra kỹ các nhóm khi sử dụng khoan điện Khoan lỗ: khoan thủng và rộng với lỗ đi dây, khoan mồi lỗ bắt vít Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá HS: ngừng thực hành thu dọn dụng cụ và vật liệu Tự nhận xét đánh giá kết quả của nhóm mình. Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau GV: Thu sản phẩm của các nhóm - Nhận xét đánh giá gìơ thực hành Nêu rõ những nội dung thực hiện tôt và những nội dung thực hiện chưa được. Nhắc nhở các nhóm về nội dung bài giao 4. Hướng dẫn – dặn dò. - Các nhóm tiếp tục chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cho bài thực hành sau như hôm nay. --------------------------&------------------------ Tiết 30 Thực hành: lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn I. mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Lắp được mạch điện đúng yêu cầu kỹ thuật Rèn tác phong làm việc kiên trì, cẩn thận và an toàn. II. Điều kiện dạy – học: Giáo án,Tranh quy trình. Bảng điện , công tắc, cầu chì, ổ điện, dây dẫn điện, bóng đèn 220v -40w, đui đèn kìm điệm, dao con, kìm tuốt dây,băng cách điện, tua vít III. Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức. Kiểm tra sỹ số: 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 2.Kiểm tra. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Hoạt động dạy – học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài học GV Nêu quy trình thực hành và những nội dung đẫ làm ở bài trước thông báo những nội dung cần làm ở bài này Treo sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mach điện - Mục tiêu cần đạt được trong bài này Hoạt động 2: Nội dung của bài GV: thông báo nội dung của bài học thực hiện các bước còn lại của quy trình Nối dây dẫn vào thiết bị theo sơ đồ nguyên lý Lắp đặt thiết bị điện vào bảng điện theo vị trí đánh dấu Vừa giới thiệu quy trình vừa làm mẫu chậm cho HS quan sát Phổ biến an toàn điện. Phân chia vị trí cho các nhóm Hoạt động 3: Thực hành HS: thực hành theo nội dung do GV hướng dẫn. Các nhóm thực hành theo nội dung do GV hướng dẫn. GV: quan sát các nhóm HS thực hành uốn nắn những trường hợp thực hành sử dụng các dụng cụ chưa hợp lý. Chú ý Kiểm tra kỹ các nhóm sử dụng các dụng cụ cách đặt dây dẫn khi nối vào công tắc và các thiết bị Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá HS: ngừng thực hành thu dọn dụng cụ và vật liệu Tự nhận xét đánh giá kết quả của nhóm mình. Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau GV: Thu sản phẩm của các nhóm - Nhận xét đánh giá gìơ thực hành Nêu rõ những nội dung thực hiện tôt và những nội dung thực hiện chưa được. Nhắc nhở các nhóm về nội dung bài giao 4. Hướng dẫn – dặn dò. - Về nhà tiếp tục luyện lắp đặt các sơ đồ điện . - Quan sát xem gia đình mình lắp đặt dây dẫn thế nào --------------------------&------------------------ Tiết 31 lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà I. mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong mạng điện trong nhà. Có ý thức sử dụng các hệ thống dây dẫn phù hợp II. Điều kiện dạy – học: Giáo án, Một só mẫu dây dẫn điện.một số vật liệu cách điện, ống luần dây III. Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức. Kiểm tra sỹ số: 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 2.Kiểm tra. 1.Lồng trong khi giảng bài 3.Hoạt động dạy – học. Hoạt động của thầy - trò Nội dung GV:Nêu trong thực tế có 2 kiểu lắp đặt dây dẫn HS: thảo luận nhóm nêu các kiểu lắp đặt dây kiểu nổi. - các vật liệu thường dùng trong lắp đặt kiểu nổi GV: cho HS quan sát một số loại ống luần dây HS quan sát nêu vật liệu chế tạo ống, hình dáng, kích thước GV: Hướng dẫn HS quan sát các phụ kiện kèm theo, cách sử dụng các phụ kiện này Cho HS biết xu hướng hiện nay sử dụng loại ống nào HS ; Liên hệ thực tế nêu ưu nhược điểm của kiểu lắp đặt GV: Phân tích từng ưu nhược điểm của lắp kiểu nổi. - Liên hệ thựctế các ưu, nhược điểm để HS khi sử dụng đảm bảo an toàn. HS: Đọc thông tin SGK về yêu cầu kỹ thuật GV: Phân tích sâu về từng yêu cầu HS liên hệ ở mạng điện lớp học chỉ những chỗ sử dụng đúng và chưa đúng các yêu cầu kỹ thuật GV: Nêu cách lắp đặt dây kiểu ngầm HS: So sánh phân biệt 2 kiểu lắp đặt Từ đó nêu ưu nhược điểm của kiểu lắp đặt này GV: Nêu rõ các ưu điểm và nhược điểm của kiểu lắp này phân tích sâu hơn về độ an toàn của dây dẫn lắp ngầm và lắp nổi HS: Nêu xu thế bây giờ thường dùng kiểu lắp nào?vì sao? _ Từ đó nêu các yêu cầu để đáp ứng được độ an toàn và xu thế của thời đại GV: Tổng hợp nêu một số yêu cầu khi lắp đạt kiểu ngầm. Phân tích cho HS hiểu sâu cần phải tuân thủ các yêu cầu, lấy một số ví dụ thường gặp phải khi lắp đặt không tuân thủ những nguyên tắc về an toàn 1Mạng điện lắp kiểu nổi Là kiểu lắp đặt dây dẩn được đặt nổi trên các vật cách điện dọc theo tường, trần, cột nhà............ 1.1. Vật liệu cách điện - Thường dùng pu ly sứ - Hiện nay thường dùng các ống luần dây - ống luần dây làm bằng nhựa PVC có thể là dạng tiết diện tròn hoặc hình chữ nhật có nắp đậy - ngoài ra còn các phụ kiện kèm theo 1.2.Ưu, nhược điểm - Đảm bảo mỹ thuật. - Tránh được tác động sấu của môi trường đến dây dẫn. -.Dễ lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa * Không an toàn khi sử dụng. * Cần phụ kiện kèm theo 1.3.Một số yêu cầu kỹ thuật SGK - 49 2.Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm. Mạng điện được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của kết cấu xây dựng như: tường nhà, trần xàn bê tông......... *Ưu điểm: - Đảm bảo vẻ đẹp mỹ thuật. - Tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn *Nhược điểm; - Khó lắp đặt. - Khó sửa chữa khi hỏng hóc *Một số yêu cầu: Dây dẫn phải đảm bảo an toàn cách điện. Dây dẫn khi nối phải có hộp nối dây Khi lắp dây dẫn phải theo đúng quy định 4. Củng cố: GV: Cho HS quan sát 1 số tranh về 2 kiểu lắp đặt vừa học HS: Quan sát chỉ từng kiểu - So sánh ưu nhược điểm của 2 kiểu lắp trên - Đọc phần ghi nhớ SGK - 50 5. Hướng dẫn – dặn dò - Về nhà tìm các hiểu các lắp đặt dây dẫn trong gia đình - Quan sát xem có tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi lắp đặt chưa - Xem trước bài 12 SGK -------------------------------&-------------------------------------- Tiết 32 kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà I. mục tiêu: Học xong bài này học sinh: Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà. Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện của mạng điện trong nhà. Có ý thức sử dụng các đồ dùng thiết bị đảm bảo an toàn. II. Điều kiện dạy – học: Giáo án, Một só mẫu dây dẫn điện đảm bảo và không đảm bảo an toàn - một số đồ dùng và thiết bị điện III. Hoạt động trên lớp: 1.Tổ chức. Kiểm tra sỹ số: 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 2.Kiểm tra. 1.hãy nêu những yêu cầu của lắp đặt dây dẫn kiểu nổi? 2. So sánh ưu nhược điểm của lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và kiểu ngầm? 3.Hoạt động dạy – học. Đặt vấn đề Để mạng trong nhà sử dụng được an toàn và có hiệu quả cao, trong quá trình sử dụng phải được kiểm tra định kỳ thường xuyên, để kịp thời thay thế sửa chữa, phát hiện những sai hỏng, phòng ngừa những sự cố đáng tiếc sẩy ra. *Chú ý: trước khi kiểm tra phải cắt điện Hoạt động của thầy - trò Nội dung GV: đa ra một số mẫu dây dẫn điện - Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh trong SGK , HS nêu những hư hỏng của dây dẫn, cách lắp đặt dây dẫn GV: Nêu cách kiểm tra và thay thế GV: Yêu cầu HS qua sát mô mình HS: thảo luận nhóm nêu đặc điểm chung Trả lời câu hỏi SGK GV: cho HS quan sát trong phòng học kiểm tra vị trí đóng cắt của công tắc trong phòng học HS quan sát trong phòng học đồng thời quan sát một số mô hình chỉ ra những thiết bị đồ dùng không đảm bảo yêu cầu GV: Hướng dẫn cách kiểm tra và cách khắc phục những chi tiết không đảm bảo yêu cầu. GV: tổng hơp nêu rõ vai trò của vật liệu cách điện HS: lấy ví dụ các vật liệu cách điện trong phòng học - Đánh dấu vào các vật liệu cách điện trong SGK 1. Kiểm tra dây dẫn điện Cần kiểm tra: Tiêu chẩn của dây dẫn. Độ cách điện. Cách đấu nối 2.Kiểm tra cách điện của mạng điện Gồm : Các ống luồn dây. Vỏ cách điện các thiết bị đồ dùng điện. 3.Kiểm tra các thiết bị điện 3.1 Kiểm tra công tắc , cầu dao. Gồm: Kiểm tra vỏ có bị vỡ, sứt. các mối nối có chắc chắn không. Thiết bị có lắp đặt chặt không. Vị trí đóng cắt 3.2. Kiểm tra cầu chì Gồm: Vị trí lắp đắt có đúng dây pha không. Kiểm tra vỏ và nắp đậy. Kiểm tra tiết dịên dây chảy. Kiểm tra số liệu định mức. 3.3.Kiểm tra ổ điện – phích điện, Gồm: Kiểm tra vỏ cách điện. Các đầu nối dây. Vị trí đặt ổ điện 4.Kiểm tra đồ dùng điện. Gồm: Vỏ cách điện. Dây dẫn lấy điện. Kiểm tra cách điện ra vỏ 4. Củng cố: GV: Cho HS quan sát 1 số thiết bị đồ dùng không đạt yêu cầu và tốt HS: Quan sát chỉ từng đồ dùng thiết bị không đảm bảo yêu cầu 5. Hướng dẫn – dặn dò - Về nhà tìm các hiểu kiểm tra mạng điện trong gia đình - Ôn lại tất cả những thao động tác thực hành đã học -------------------------------&-------------------------------------- Tiêt 33 kiểm tra thực hành I.Mục tiêu. Học xong bài này học sinh : Tự đánh giá được kỹ năng, nhận thức thực hành của mình. Làm quen với thi và kiểm tra. Rèn tính tự giác, trung thực, sáng tạo trong làm bài II. Điều kiện dạy học: Đề bài, đáp án. Vở bài tập, bút,bộ đèn ống huỳnh quang, bảng điện lắp sẵn thiết bị, dấy dẫn lõi 1 sợi, kìm điện, kìm tuốt dây, dao con III. Hoạt động trên lớp 1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A1 : 9A2 : 9A3 : 9A4 : 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Hoạt động dạy học: Đề bài: A .Lý thuyết( 2 điểm) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện( mạch đèn ống huỳnh quang) ? B Thực hành: ( 8 điểm ) HS: bốc thăn câu hỏi trả lời 1 trong các câu hỏi sau: Nối dây mach điện bảng điện khi các thiết bị đẫ đấu sẵn? Nối dây bộ đèn ống huỳnh quang ? Nối thẳng dây dẫn bọc đơn lõi 1 sợi? Nối phân nhánh dây dẫn bọc đơn lõi 1 sợi ? Đáu mach điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn? Đáu mach điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn? Đáu mach điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn? Hướng dẫn chấm Lý thuyết ( 2 điểm) Vẽ sơ đồ đúng , các ký hiệu đúng, đẹp cân đối, thể hiện được vị trí của các thiết bị B . Thực hành:( 8 điểm) Thực hiện đúng yêu cầu 4 điểm Đảm bảo thời gian 1 điểm Sử dụng các dụng cụ hợp lý 1 điểm Thực hiện đúng quy trình 1.5 điểm có tính sáng tạo, thông minh 0.5 điểm 4. Củng cố GV: nhận xét giờ kiểm tra Thông báo điểm cho HS Nhắc nhở những nội dung cần khắc phục tiếp theo 5. Hướng dẫn – Dăn dò - Về nhà tiếp tục luyện tập về các nội dung đã học - Xem lại toàn bộ nội dung đã học -------------------------------&-------------------------------------- Tiêt 34 ôn tập : I.Mục tiêu. Học xong bài này học sinh : Củng cố lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học. Khắc sâu trọng tâm của phần và rèn luyện một số kỹ năng. Rèn tính tự giác, trung thực, sáng tạo trong làm bài II. Điều kiện dạy học: - Giáo án, SGK, Một số sơ đồ điện Một số bảng điện lắp sẵn thiết bị III. Hoạt động trên lớp 1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A1 : 9A2 : 9A3 : 9A4 : 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Hoạt động dạy học Hoạt động 1 Nhắc lại kiến thức đã học 1.Lý thuyết: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà. Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện. Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà. Kiểm tra an toàn của mạng điện trong nhà. 2. Thực hành: Sơ đồ mạch điện bảng điện. - Sơ đồ mạch điện đèn ống huỳnh quang Sơ đồ mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn Sơ đồ mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn Sơ đồ mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn Nối dây dẫn điện. Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức HS thực hành lại một số nội dung đã học , đấu nối các mạch điện GV quan sát uốn nắn những nội dung thực hiện chưa đúng 4. Củng cố: Khắc sâu những kiến thức trọng tâm. Nêu những nội dung Hs còn chưa thực hiện tốt. Sửa chữa một số điểm cơ bản cho HS 5. Hướng dẫn – dặn dò - Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung đã học . - Chuẩn bị giấy, bút, kiến thức giờ sau kiểm tra học kỳ -------------------------------&-------------------------------------- Tiêt 35 kiểm tra cuối năm học I.Mục tiêu. Học xong bài này học sinh : Tự đánh giá được kỹ năng, nhận thức thực hành của mình. Làm quen với thi và kiểm tra. Rèn tính tự giác, trung thực, sáng tạo trong làm bài II. Điều kiện dạy học: Đề bài, đáp án. III. Hoạt động trên lớp 1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 9A1 : 9A2 : 9A3 : 9A4 : 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3.Hoạt động dạy học Đề bài Câu 1: (1.5 điểm ) Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống (......) trong các câu sau để được câu trả lời đúng Dựa vào lớp vỏ cách điện , dây dẫn điện được chia thành dây trần và dây................................ Dựa vào số lõi có dây dẫn một lõi, dây dẫn................................lõi Dựa vào số sợi trong một lõi có dây dẫn lõi một sợi và dây dẫn lõi ............................... Câu 2:( 1,0 điểm) Hãy đánh dấu(X) vào cột “lắp nổi”, “lắp ngầm” để khẳng định câu thể hiện đăch điểm của kiểu lắp đặt điện Đặc điểm Lắp nổi Lắp ngầm 1. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà 2.Lắp dây dẫn thường trước khi đổ bê tông 3.Dây dẫn đặt trực tiếp trên rãnh, trần nhà 4.Dây dẫn được luồn trong các ống nhựa cách điện Câu 3: (2.5 điểm) Hãy xắp xếp các bước cho đúng thứ tự quy trình lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang Vạch dấu Nối dây bộ đèn Khoan lỗ Nối dây mạch điện Lắp thiết bị điện của bảng điện kiểm tra Thứ tự đúng là: 1............................... .....; 2................................................... ;3.......................................... 4..................................... ;5................................................... ;6........................................ câu 4(3.0 điểm) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn Câu 5: 2.0 điểm) Dây dẫn điện trong nhà thường nối với nhau bằng cách nào? Yêu cầu của các mối nối ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_29_36_truong.doc