Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Kỹ thuật điện - Chương trình cả năm

I./ Mục tiêu:

- Biết khái niệm về dòng điện xoay chiều và các giá trị hiệu dụng.

- Hiểu được đồ thị biểu diễn đặc điểm của dòng điện xoay chiều.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy, có ý thức trong nhiệm vụ học tập.

 II./ Chuẩn bị:

- GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.

- HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

 III./ Tiến trình lên lớp.

 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .

 

doc131 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Kỹ thuật điện - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Phần một: Kĩ thuật điện. Tiết 1 - Bài 1: Giới thiệu môn học kĩ thuật điện công nghiệp điện - điện năng. I./ Mục tiêu: Biết cấu trúc, nội dung môn học kĩ thuật điện lớp 9. Biết tình hình phát triển công nghiệp điện - điện năng ở nước ta hiện nay. Có ý thức tiết kiệm điện năng và yêu thích tìm hiểu môn học. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học. HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: Không. 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản - Đọc ND phần I SGK. ? Môn KTĐ nghiên cứu vấn đề gì ? ? ứng dụng của việc nghiên cứu đó vào sản xuất và đời sống như thế nào ? - Lấy VD ? ? Môn KTĐ lớp 9 giới thiệu với các em những nội dung nào ? - GV gt với HS cấu trúc bài học môn KTĐ lớp 9. I./ Giới môn học kĩ thuật điện. */ Môn KTĐ nghiên cứu ứng dụng các hiện tượng, quy luật điện và từ để: Sản xuất ra điện năng, truyền tải điện năng. Chế tạo các vật liệu, máy, thiết bị điện, sử dụng điện phục vụ sản xuất và đời sống. VD: Bàn là, máy lạnh, tivi ... */ Nội dung môn KTĐ lớp 9: Chương I: An toàn điện. Chương II: Vật liệu kĩ thuật điện. Chương III: Thiết bị điện. Chương IV: Mạng điện sinh hoạt. */ Cấu trúc bài môn học KTĐ. Bài lí thuyết. Bài thực hành. Nhà máy điện Nơi tiêu thụ HT tt đn NL TN Máy PĐ Đ.Năng - Đọc nội dung phần 1/II SGK. ? Em cho biết quy trình sản xuất điện năng ? ? Các dạng năng lượng đó là gì? - Đọc nội dung phần 2/II SGK. ? Vì sao phải truyền tải điện năng ? ? HT truyền tải điện năng gồm những thiết bị nào ? - Đọc nội dung phần 3/II SGK. ? Làm thế nào để điện năng phục sx và đs. ? Em biết điện năng có thể biến đổi thành các dạng năng lượng nào ? lấy VD ? ? Em thấy trong cuộc sống điện năng có ưu điểm gì ? - Điện năng là hàng hoá quý hiếm vậy: ? Theo em cần làm gì để tiết kiệm điện năng. - Đọc nội dung phần 6/II SGK và những hiểu biết, em thấy tình hình phát triển Cn điện ở nước ta ntn ? - Lấy VD ? Tham quan thực tế. II./ Công nghiệp điện và điện năng. 1./ Sản xuất điện năng. Quy trình sản xuất điện năng: NLTN gồm: Than đá, dầu mỏ, nước chảy, khí đốt, gió .... 2./ Truyền tải điện năng. Hệ thống truyền tải điện năng gồm: trạm biến áp, dây dẫn điện, cột điện, sứ ..... 3./ Sử dụng điện năng. Người ta chế tạo ra các máy điện để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho sản xuất và đời sống. Điện năng biến đổi thành: nhiệt năng, cơ năng, quang năng..... VD: ..... ? 4./ Tính ưu việt của điện năng. Có thể truyền tải đi xa mà tổn hao năng lượng nhỏ. Góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đs.... 5./ Tiết kiệm điện năng. Giảm thời gian tiêu thụ điện năng vô ích. Lựa chọn các thiết bị, máy điện có P phù hợp. Phát hiện và xử lí kịp thời các sự cố điện. 6./ Tình hình phát CN điện ở nước ta. Xây dựng nhiều nhà máy điện có công xuất lớn để phục vụ cho CNH - HĐH đất nước: Thuỷ điện Yali, Thác Bà, nhiệt điện Phả Lại, Quảng Ninh ... Xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối điện năng có công suất lớn: đường dây 500 kV Hoà Bình - TP HCM..... 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT, nhấn mạnh phần sx và truyền tải điện năng - tiết kiệm điện năng. ( Thông qua câu hỏi cuối bài ). 5. Dặn dò: Đọc trước phần I, II bài 2 SGK trang 7 - 8. Ngày soạn: 7/9/2004. Tiết 2: Bài 2: Khái niệm về mạch điện I./ Mục tiêu: Biết khái niệm về mạch điện Biết dòng điện một chiều là gì và tính chất của dòng điện một chiều. Rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy, có ý thức trong nhiệm vụ học tập. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học. HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: Không. 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản Cho HS quan sát H. 2 SGK và giới thiệu đó là một mạch điện. ? Mạch điện đó gồm những phần tử nào ? ? Nguồn điện có tác dụng gì trong mạch điện và có những loại nguồn điện nào ? ? Mạch điện một chiều là gì ? ? Mạch điện xoay chiều là gì ? GV đưa ra mạch điện và cho các giá trị: E = 4,5 V; R = 9W. Và giới thiệu dòng điện chạy trong mạch có những đặc điểm gì. GV nêu ra hai đặc điểm I./ Mạch điện. Mạch điện gồm các phần tử: Nguồn điện, dây dẫn điện, phụ tải, công tắc điện, cầu chì .... + Nguồn điện gồm: - Nguồn điện một chiều. - Nguồn điện xoay chiều. Là thiết bị cung cấp điện cho mạch điện. Nguồn điện một chiều phát ra dòng điện một chiều, nguồn điện xoay chiều phát ra dòng điện xoay chiều. Mạch điện có dòng điện một chiều chạy qua gọi là mạch điện một chiều. Mạch điện có dòng điện xoay chiều chạy qua gọi là mạch điện xoay chiều. II./ Dòng điện một chiều. +) Xét mạch điện như hình 3 SGK. Sau khi lắp mạch điện thì nguồn điện sẽ cung cấp dòng điện I chạy qua điện trở R. Dòng điện I có 2 đặc điểm sau: + Cường độ dòng điện ko đổi. I = E/R(A) + Dòng điện chạy qua điện trở luôn theo một chiều không đổi ( Từ A sang B ). ? Vậy dòng điện một chiều là gì ? GV nêu ra cách biểu diễn cường độ I trên đồ thị. ? Dòng điện một chiều có ứng dụng gì trong sản xuất và đời sống. *) KL: Dòng điện một chiều là dòng điện có trị số và chiều không đổi theo thời gian. I 0,5A I = 0,5A t ứng dụng của dòng điện 1 chiều. - Sử dụng trong công nghiệp điện phân, mạ điện, nạp ắc quy, mạch điện tử. NL TN Máy PĐ Đ.Năng 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT thông qua câu hỏi 1,2 cuối bài 5. Dặn dò: Đọc trước phần III bài 2 SGK trang 9-10-11. Ngày soạn: Tiết 3: Bài 2: Khái niệm về mạch điện I./ Mục tiêu: Biết khái niệm về dòng điện xoay chiều và các giá trị hiệu dụng. Hiểu được đồ thị biểu diễn đặc điểm của dòng điện xoay chiều. Rèn luyện kĩ năng quan sát và tư duy, có ý thức trong nhiệm vụ học tập. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học. HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là mạch điện một chiều, mạch điện xoay chiều ? Thế nào là dòng điện một chiều và vẽ đồ thị biểu diễn các đặc điểm của dòng điện một chiều ? 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản GV đưa ra ví dụ mạch điện cần xét ( hình 5). ? Dòng điện chạy qua điện trở là dòng điện gì ? có đặc điểm như thế nào ? ? Qua đồ thị các em thấy dòng điện được biến đổi như thế nào trong các chu trình. - GV giải thích sơ đồ 1 lần sau đó gọi một hs lên nêu lại ? Khoảng thời của môt chu trình được gọi là gì ? ? Một giây thực hiện được bao nhiêu chu trình ? đ KN tần số - Dòng điện có trị số biến đổi III./ Dòng điện xoay chiều. +) Xét mạch điện gồm máy phát điện xoay chiều và một điện trở R (h.5). Dòng điện chạy qua điện trở R là dòng điện xoay chiều có 2 đặc điểm sau: + Trị số (cường độ) dòng điện thay đổi theo thời gian. + Chiều dòng điện thay đổi theo thời gian. Các đặc điểm trên được trình bày trên đồ thị hình 5a, và được giải thích như sau: dòng điện biến đổi một cách tuần hoàn theo chu trình. Chu trình 1: trong khoảng t = 0 - 0,02s. Chu trình 2: trong khoảng t = 0,02 - 0,04s. Khoảng thời của môt chu trình gọi là một chu kỳ của dòng điện kí hiệu là T. VD trên T = 0,02 giây. Số chu trình trong 1 giây gọi là tần số của dòng điện KH là f. f = 1 giây / T (giây). = 50Hz. Khái niệm trị số hiệu dụng. từ 0 đến giá trị cực đại Im. ? Vậy lấy giá trị nào khi tính toán tác dụng nhiệt và cơ học của dòng điện ? Trị số hiệu dụng được tính như sau: I = U = Trong đó Im, Um là các giá trị cực đại của dòng điện và điện áp. 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT thông qua câu hỏi 3 cuối bài 5. Dặn dò: Đọc trước bài 3 SGK trang 11. Ngày soạn: 15/9/. Chương I: An toàn điện. Tiết 4: - Bài 3: tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người. I./ Mục tiêu: Hiểu được tai nạn điện xảy ra do các nguyên nhân nào. Biết được các giá trị hiệu điện thế an toàn. Có ý thức về an toàn điện. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học, tranh vẽ an toàn điện HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: ?1: Vẽ đồ thị biểu diễn dòng điện xoay chiều và giải thích đồ thị đó. 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản Đọc nd phần I sgk /11: ? Dòng điện qua cơ thê người sẽ tác động đến cơ quan nào và gây ra những tác hại gì ? Quan sát hình1.1 ? Những yếu tố nào ảnh hường đến mức độ nguy của điện giật đối với cơ thể người ? ? Điện trở thân người là gì ? ? Giá trị điện trở thân người như thế nào ? I./ Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người. Điện giật. Khi có dòng điện qua cơ thể người, nó sẽ tác động đến hệ thần kinh và cơ bắp gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn, làm co rút cơ bắp gây cảm giác đau nhức. Hiện tượng đó gọi là điện giật. Mức độ nguy hiểm của điện giật. * Phụ thuộc vào các yếu tố sau: Cường độ dòng điện qua cơ thể người. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người. Thời gian dòng điện qua cơ thể. II./ Hiệu điện thế an toàn. Điện trở thân người. Điện trở thân người không cố định mà thay đổi trong phạm vi rất rộng từ hàng trăm ôm đến hàng vạn ôm. Nó phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, trạng thái của da, và diện tích tiếp xúc với vật mạng điện. Đọc ND phần 2 SGK/13: ? Cơ sở nào quy định HĐT an toàn của người ? ? HĐT an toàn phụ thuộc những yếu tố nào ? 2. Hiệu điện thế an toàn. Cơ sở quy định hiệu điện thế an toàn là dựa trên việc tính toán cường độ dòng điện không gây nguy hiểm cho người ở điều kiện bình thường. Chú ý hiệu điện thế an toàn cần lưu ý tới môi trường làm việc: Nơi khô, nhiệt độ bình thường: HĐT an toàn từ 40V trở xuống. Nơi nóng ẩm, nhiều bụi: HĐT an toàn từ 20V trở xuống. 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT ( Thông qua câu hỏi cuối bài ). 5. Dặn dò: Đọc trước bài 4 SGK trang 15. Ngày soạn: 19/9/. Tiết 5: - Bài 4: Tai nạn về điện ( Tiết 1 ). I./ Mục tiêu: Biết được các nguyên nhân gây ra tai nạn về điện. Biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo vệ khi làm việc: găng tay, ủng, yếm, tua vít .... Có ý thức về an toàn điện. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học Tranh vẽ các dụng cụ bảo vệ an toàn điện HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: ?1: Điện giật là gì ? Mức độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào những yếu tố nào. ?2: Tại sao điện trở ở mỗi người lại khác nhau ? 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản ? Tai nạn về điện xảy ra trong các trường hợp nào ? ? Chạm tay trực tiếp vào nguồn điện trong các trường hợp nào ? ? Khi nào xảy ra hiện tượng phóng điện ? ?Mức độ nguy hiểm của tai nạn này như thế nào ? ? Có những dụng cụ và thiết nào để bảo vệ an toàn điện ? Hãy quan sát hình 1.2. ? Hãy kể tên và cho biết vật liệu chế tạo các vật lót cách điện đó. Quan sát hình 1.3. ? Cấu tạo dụng cụ điện có gì khác với dụng cụ cơ khí. ? Thiết bị nào dùng để kiểm tra tại đó có điện hay ko (với điện áp dưới 1000V)? cách sử dụng thiết bị đó như thế nào ? GV cho hs thực hiện thử. ? Điện áp trên 1000V có thiết bị nào để kiểm tra ? cấu tạo và cách sử dụng như thế nào ? I./ Nguyên nhân của các tại nạn điện. 1./ Tai nạn do trạm trực tiếp vào vật mang điện. Khi sửa chữa đường dây, thiết bị, máy điện mà chưa cắt điện hoặc đã cắt mà không treo biển báo. Chạm tay vào các thiết bị bị rò điện ra vỏ. Chạm vào dây dẫn hoặc các bộ phận mang điện. 2./ Tai nạn do phóng điện. Khi đóng cắt các dòng điện có cường độ lớn. Trèo lên cột điện cao áp ngoắc lấy điện hoặc dùng cây chọc dây điện cao áp. II./ Dụng cụ và thiết bị bảo vệ. 1./ Các vật lót cách điện. (Hình 1.2) Găng tay, giầy, giá gỗ khô, thảm cao su .... Các vật lót thường làm bằng cao su đặc biệt. 2./ Dụng cụ lao động: ( hình 1.3 ) Kìm, tuavít, cờ lê ... có chuôi cách điện bằng cao su (nhựa, chất dẻo) có gờ cao đảm bảo yêu cầu kĩ thuật về cách điện và an toàn cho người lao động 3./ Dụng cụ kiểm tra: Bút thử điện: dùng để kiểm tra điện áp dưới 1000V. Cách sử dụng: SGK/16. Gậy chỉ điện áp: dùng để kiểm tra điện áp trên 1000V. Có nguyên lí giống bút thử điện, song cán dài vài mét và cách điện tốt. 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT ( Thông qua câu hỏi cuối bài ). 5. Dặn dò: Đọc trước phần III/bài 4 SGK trang 16. Ngày soạn: 22/9/. Tiết 6: - Bài 4: Tai nạn về điện ( Tiết 2 ). I./ Mục tiêu: Biết được cách thực hiện các phương pháp bảo vệ khi điện rò ra vỏ. Hiểu được tác dụng bảo vệ của các phương pháp đó. Có ý thức tuân thủ các biện pháp an toàn về điện. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: ?1: Những tai nạn điện nào thường xảy ra và cho biết nguyên nhân gay ra các tai nạn đó . 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản ? Khi một thiết bị điện bị rò điện ra vỏ, chúng ta có cách nào để khi người chạm vào không xảy ra tai nạn ? GV giới thiệu các phương pháp thường dùng. Cho học sinh quan sát hình 1.5 SGK/17 và đọc phần a GV gọi 1 học sinh nêu cách thực hiện và GV vẽ 1.5 SGK trang 17 lên bảng, hs vẽ vào vở. Sau đó GV giải thích cách thực hiện để hs hiểu được cách thực hiện phương pháp này. ? Tại sao khi làm như vậy lại đảm bảo an toàn khi ta chạm tay vào thiết bị đó. GV yêu câu hs đọc nọi dung phần b SGK. GV giới thiệu điều kiện để thực hiện phương pháp này. Phương pháp GV thực hiện tương tự như phần trên. III./ Phương pháp bảo vệ. 1./ Tiếp đất. Cách thực hiện. Dùng một dây dẫn tốt một đầu bắt chặt với vỏ kim loại đầu kia hàn với cọc tiếp đất. Cọc tiếp đất là ống thép dài 2,5 - 3m chôn sâu cách mặt đất khoảng 0,5 - 07m, có điện trở rất nhỏ: Rtđ < 4W. (Hình 1.5 SGK/17.) Tác dụng bảo vệ Giả sử thiết bị có điện khi đó dòng điện từ vỏ sẽ truyền xuống đất qua dây tiếp đất. Nếu người chạm vào vỏ thì điện trở của người lớn hơn rất nhiều so với điện trở của cọc tiếp đất nên dòng điện đi qua người rất nhỏ không gây nguy hiểm. 2./ Nối trung hoà Đây là phương pháp đơn giản nhưng chỉ áp dụng khi mạng điện có dây trung tính nối đất trực tiếp. Cách thực hiện. Dùng một dây dẫn tốt có đường kính lớn hơn 0,7 lần đường kính dây pha để nối vỏ thiết bị với dây trung tính của mạng điện. Hình1.6 SGK Tác dụng bảo vệ. Khi có điện rò ra vỏ, dong điện sẽ đi từ dây pha qua cầu chì đến vỏ máy theo dây trung hoà tạo thành 1 mạch kín có điện trở rất nhỏ, dòng điện tăng đột ngột rất lớn, làm cháy nổ cầu chì cắt mạch điện vào máy. 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT ( Thông qua câu hỏi cuối bài ). 5. Dặn dò: Chuẩn bị cho bài thực hành . Ngày soạn: 25/9/. Tiết 7: - Bài 5: Thực hành: cứu người bị tai nạn về điện I./ Mục tiêu: Biết được phương pháp giải thoát nạn nhân khỏi nguồn điện. Thực hiện được một số phương pháp sơ cứu đơn giản đối với nạn nhân bị tai nạn điện. Có ý thức trách nhiệm, tinh thần dũng cảm .... II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học + Tranh vẽ một vài tình huống người bị điện giật, các phương pháp hô hấp nhân tạo. HS: Một số dụng cụ để cứu người bị điện giật ( sào, ván, vải khô ...) III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: Không 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản Điện giật xảy ra rất nhanh và nguy hiểm vậy đòi hỏi người cứu phải như thế nào ? HS đọc nội dung phần I SGK/19. ? Người thường bị điện giật trong những tình huống như thế nào ? ? Đối với tình huống 1 người cứu cần làm những công việc gì ? ? Trong tình huống 2 thi người cứu cần chú ý gì khác với tình huống 1 ? Đối với tình huống dây điện bị đứt đè lên người, người cứu cần làm những công việc gì để giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện nhanh nhất ? ? Phương pháp nào để sơ cứu cho nạn nhân ? ? Khi chỉ có một người cứu thì ta làm như thế nào ? Hs đọc ND phần 1/20 SGK và quan sát hình1.9 Sau khi đọc xong GV hướng dẫn hs cách thực hiện ở từng bước và từng động tác. - Đối với phương pháp 2 và 3 áp dụng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu tương tự như ở phần trên I./ Giải thoát nạn nhận khỏi dòng điện. Việc cứu người bị điện giật đòi hỏi sự mau lẹ và thận trọng của người cứu. */ Một vài tình huống người bị điện giật. Tình huống 1: Đứng dưới đất, tay chạm một vật có điện, người cứu cần làm một trong các công việc sau: Tìm cách ngắt điện. Tìm cách kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Tình huống 2: Người bị điện giật ở trên cao. Biện pháp tương tự như trên (phần a). Cần có người đón nạn nhân để khỏi bị rơi xuống đất. Tình huống 3: Dây điện bị đứt đè lên người, nạn nhân bất tỉnh. Người cứu cần làm một trong các công việc sau: Dùng gậy khô để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân. Dùng vật lót kéo nạn nhân khỏi nguồn điện. II./ Làm hô hấp nhân tạo. 1./ Phương pháp 1: ( áp dụng khi chỉ có một người cứu). Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên, tách miệng nạn nhân mở ra. Người cứu quỳ hai bên đùi nạn nhân, đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn thực hiện hai động tác sau: + Động tác 1: Đẩy hơi ra. + Động tác 2: Hút khí vào. 2./ Phương pháp 2: ( áp dụng khi chỉ có hai người cứu). Hình 1.10 SGK/22. 3./ Phương pháp hà hơi thổi ngạt. Phương pháp này có hiệu quả cứu sống khá cao, và tiến hành như hình vẽ1.11 SGK/22 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT ( Gọi 1 vài hs nhắc lại cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật ). 5. Dặn dò: Ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết. ( Ôn toàn bộ nội dung kiến thức từ bài 1 đến hết bài 4) Ngày soạn: 29/9/. Chương II: Vật liệu kĩ thuật điện. Tiết 9: - Bài 6: vật liệu kĩ thuật điện. I./ Mục tiêu: Biết được khái niệm về vật liệu kĩ thuật điện. Biết được một số vật liệu kĩ thuật điện thường gặp và ứng dụng của nó. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học + Một số mẫu vật liệu kĩ thuật điện HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: Không 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản ? Để chế tạo ra được một máy điện hay một thiết bị điện nào đó người ta cần dùng những loại vật liệu nào ? VD: Cái quạt bàn. ? Vật liệu dẫn điện là vật liệu có đặc điểm gì ? ? Những vật liệu nào có khả năng dẫn điện. ? Vật liệu nào dẫn điện tốt nhất ? ? Vật liệu nào thường dùng làm dây dẫn điện ? Vật liệu đó có đặc điểm gì ? Dây tóc bóng đèn, dây may so làm bằng vật liệu gì ? ? Ngoài ra các vật liệu khác được dùng làm gì ? ? Vật liệu cách điện có đặc điểm gì ? ? Vật liệu cách điện có tác dụng gì ? Đọc nội dung phần III/24-25 SGK. ? Kể tên những bộ phận làm bằng vật liệu cách điện mà em biết trong các đồ dùng điện. Chúng làm bằng vật liệu gì ? - GV đánh giá và bổ sung thêm - Đọc nội dung phần IV/25 SGK. ? Lõi máy biến áp làm bằng vật liệu gì ? ? GV giới thiệu các hợp kim khác có tác dụng dẫn từ. I./ Khái niệm về vật liệu kĩ thuật điện. Những vật liệu dùng để chế tạo máy điện và thiết bị điện gọi là vật liệu kĩ thuật điện. Gồm: Vật liệu dẫn điện. Vật liệu cách điện. Vật liệu dẫn từ. Vật liệu bán dẫn. II./ Vật liệu dẫn điện: Vật liệu dẫn điện là vật liệu có điện trở suất nhỏ ( cỡ 10-6 -10-8 Wm ) như kim loại, hợp kim, than chì, dung dịch điện phân, hơi thuỷ ngân trong đó có: Dẫn điện tốt nhất là vàng và bạc Đồng, nhôm và các hợp kim của chúng dẫn điện tốt độ bền cao chịu được tác dung của môi trường nên được dùng làm dây dẫn điện. Các hợp kim đặc biệt như Pherôniken, nicrôm khó nóng chảy nên được làm dây đốt nóng. Ngoài ra than thỏi làm điện cực, chổi than; thuỷ ngân dùng trong các zơne nhiệt; hơi thuỷ ngân trong đèn cao áp. III./ Vật liệu cách điện. Vật liệu cách điện có điện trở suất rất lớn ( cỡ 108-1013Wm) Do vậy chúng không cho dòng điện chạy qua. Dùng để cách li những phần tử mang điện với nhau và với những phần tử không mang điện. Các vật liệu cách điện thường gặp: Không khí cách điện giữa vật mang điện với người sử dụng. Dầu biến thế, dầu tụ điện, dầu cáp cách điện giữa lõi biến thế, lõi tụ điện, ruột cáp bọc với chúng. Nhựa êbônít làm vỏ công tắc, đui đèn, vỏ máy ... Nhựa đường chất cách điện trong các máy biến áp cao áp. Mica cách điện trong đèn điện tử, bàn là ... Giấy cách điện dùng trong MBA, động cơ ... IV./ Vật liệu dẫn từ. Những vật liệu dẫn từ thường dùng: Thép kĩ thuật điện làm lõi MBA, máy phát điện, động cơ điện. Pherit dùng làm ăng ten, MBA trung tần... Hợp kim Pecmalôi làm lõi MBA, động cơ chất lượng cao. Hợp kim anicô làm nam châm vĩnh cửu. 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT ( Thông qua câu hỏi cuối bài ). 5. Dặn dò: Đọc trước bài 7/ 25 SGK. Ngày soạn: 2/10/. Tiết 10: - Bài 7: dây dẫn điện. I./ Mục tiêu: Biết được cấu tạo và công dụng của một số loại dây dẫn điện. Phân loại được các loại dây dẫn thông thường. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học + Một số mẫu dây dẫn điện HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: ? 1: Thế nào là vật liệu dẫn điện ? Kể tên và cho biết ứng dụng của vật liệu dẫn điện thường gặp. 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản ? Theo em dây dẫn điện gồm những loại nào ? GV KL và cho hs quan sát một số loại dân dẫn điện thường gặp. ? Qua quan sát em thấy dây dẫn điện có cấu tạo như thế nào ? ? Dây dẫn có thể phân loại dựa vào những đặc điểm gì ? ? Dây trần và dây bọc được dùng để lắp đặt ở đâu ? Quan sát lõi của dây dẫn em có nhận xét gì ? ? Khi nào dùng dây bọc đôi khi nào dùng dây bọc đơn. Gv cho học sinh quan sát dây cáp điện. ? Qua quan sát em thấy dây cáp điện có cấu tạo như thế nào ? ? Khi nào dùng dây cáp điện ? ? Dây cáp điều khiển dùng để làm gì ? Cho hs quan sát dây điện từ. ? Em có nhận xét gì về kích thước, vật liệu làm lõi của dây điện từ. ? Lớp vỏ cách điện của dây điện từ được làm bằng vật liệu gì ? ? Dây điện từ dùng để làm gì ? Dây dẫn điện gồm: dây dẫn; dây cáp; dây điện từ. I./ Dây dẫn 1./ Cấu tạo của dây dẫn: Gồm 2 bộ phận chính: Phần lõi dẫn điện ( Cu; Al ) Phần vỏ cách điện ( nhựa ) 2./ Phân loại Dựa theo lớp vỏ cách điện: Dây trần: là dây dẫn chỉ có lõi không có vỏ bọc. Dùng để dẫn điện ngoài trời. Dây bọc: là dây có vỏ cách điện, dùng để dẫn điện trong SH và SX. Dựa vào số lõi và số sợi của lõi. Dây 1 lõi và dây nhiều lõi + Dây 1 lõi nhiều sợi + Dây một lõi một sợi: Dây bọc đơn Dây có 2 lõi gọi là dây bọc đôi. * Công dụng: Dây bọc đơn 1 sợi dùng làm dây chính. Dây bọc đơn nhiều sợi dùng để phân phối điện đến các thiết bị điện như: quạt; tivi ... II./ Dây cáp . Gồm: - Dây cáp điện lực - Dây cáp điều khiển. * Cấu tạo: Có 2 hay nhiều lõi được bện chắc chắn và được cách điện với nhau trong vỏ bọc chung chịu được điện áp cao, lực kéo lớn. * Công dụng: Dùng để lắp đặt hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Cáp điều khiển dùng để lắp đường điện ngầm cho các đường hầm, toà nhà cao tầng với điện áp nhỏ hơn 1000V. III./ Dây điện từ. Có kích thước nhỏ, lõi làm bằng đồng, lớp vỏ cách điện là sơn êmay. Dùng để quấn động cơ, máy phát điện, máy biến áp ... 4. Củng cố bài học: - Hệ thống lại NDKT ( Thông qua câu hỏi cuối bài ). 5. Dặn dò: Đọc trước bài 8/27 SGK. Ngày soạn: 5/10/. Tiết 11: - Bài 8: chọn và nối dây dẫn điện. I./ Mục tiêu: Hiểu được tại sao phải lựa chọn dây dẫn và biết chọn dây dây đạt yêu cầu kĩ thuật. Biết được các phương pháp nối dây dẫn. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế. II./ Chuẩn bị: GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học. + Một số mẫu mối nối dây dẫn điện. + Tranh về các cách nối dây dẫn điện. HS: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS có P HS koP 9A 9B 9C 9D 9E 9G 9H 2./ Kiểm tra bài cũ: ?1: Hãy nêu cấu tạo, phân loại và công dụng của dây dẫn điện. 3./ Giảng bài mới. Hướng dẫn của GV Nội dung kiến thức cơ bản ? Vì sao lắp đặt điện phải lựa chọn dây dẫn ? ? Lựa chọn dây dẫn phải dựa vào những đặc điểm nào ? ? Vỏ cách điện được chọn như thế nào ? ? Chọn tiết diện dây dẫn phải phù hợp với điều kiện gì ? ? Dựa vào đâu để chọn tiết diện dây dẫn ? ? Trước khi nối dây dẫn cần lựa chú ý gì để đảm bảo an toàn ? - Quan sát hình 2.4 SGK: ? Có những phương pháp nào để nối dây dẫn điện ? ? Mối nối p

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_ky_thuat_dien_chuong_trinh_ca_n.doc
Giáo án liên quan